|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcTranh chân voi của Alpana Ahuja 18. 09. 14 - 9:50 amM. Nha dịch. Một loạt tranh của một… con voi Ấn vừa được đem bán tại một gallery thượng lưu ở New Delhi để quyên tiền cho việc bảo vệ động vật nhóm có nguy cơ. Nghệ sĩ Alpana Ahuja đã dùng một làn những chuối và các món ngon khác để dụ Phoolkali – một con voi được cứu khỏi những người chủ tàn bạo. Tiếp đó, Alpana dùng những dấu chân voi in màu rực rỡ để làm nên các tác phẩm tuyệt vời. Bằng cách nào? À, cô nói, đầu tiên là phải làm cho con voi vui vẻ, chịu dẫm chân vào màu, rồi dậm lên những tấm canvas khổng lồ. Tiền bán tranh chân voi sẽ được dùng để bảo tồn loài voi, giám đốc của gallery ArtSpice là Babita Gupta cho biết. Tranh đã được treo tại đây và triển lãm sẽ khép lại vào hôm 19. 9. 2014. Giá mỗi bức tranh dao động từ $165 and $400, Gupta không cho biết có bao nhiêu bức cả thảy đã bán được, mặc dầu bà nói người xem vô cùng quan tâm. Triển lãm trên diễn ra cùng lúc với lễ hội Ganesh Chaturthi của người Ấn Độ, dành cho thần đầu voi Ganesha của Hindu. “Cho nên ý tưởng của chúng tôi về mặt văn hóa là: voi là hình ảnh của thần Ganesha. Thế mà con vật đại diện cho thần lại bị bạo hành…,” theo Geeta Seshamani, đồng sáng lập của Wildlife SOS, một tổ chức cùng đứng ra làm triển lãm này. Quỹ Đời sống hoang dã Thế giới ước lượng số voi Ấn còn khoảng 20,000- 25,000 con. Chúng thường phải sống trong điều kiện bệnh hoạn, vì chủ ác, vì bị buôn bán bất hợp pháp. Ý kiến - Thảo luận
1:48
Monday,22.9.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Huy Lộc
1:48
Monday,22.9.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Huy Lộc
ĐÔI ĐIỀU VỚI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC
NGUYỄN HUY Đến hẹn lại lên, mỗi năm một lần các nghệ sỹ tạo hình trong khu vực lại có dịp công bố những tác phẩm mới nhất của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật và đồng nghiệp. Đây cũng là cơ hội để các nghệ sỹ gặp gỡ, giao lưu trao đổi học thuật, kinh nghiệm sáng tác và nâng cao chuyên môn nghề nghiệp. Triển lãm mỹ thuật khu vực từ lâu đã được khẳng định là một sân chơi lớn cho các nghệ sỹ tạo hình chuyên nghiệp trong khu vực. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng, phát hiện những tài năng trẻ và không ít nghệ sỹ trẻ đã bước ra và khẳng định được giá trị của mình trên bình diện nghệ thuật quốc gia và quốc tế. Triển lãm mỹ thuật khu vực như một bữa đại tiệc thịnh soạn với những “món ngon, vật lạ” với những đặc trưng văn hóa vùng miền được các nghệ sỹ khắp các tỉnh thành trong khu vực mang đến cho công chúng yêu nghệ thuật thưởng ngoạn. Ngoài những nghệ sỹ đã thành danh và đã định hình được phong cách sáng tác cho riêng mình thì những nghệ sỹ trẻ lại mang đến triển lãm sự táo bạo, hiện đại, tung tẩy với những ý tưởng mới lạ pha trộn với sự mãnh liệt, quyết đoán. Dám nghĩ, dám làm của những người trẻ. Họ mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách nhìn về những giá trị trong cuộc sống đương đại. Họ đặt vấn đề một cách thẳng thắn, trực diện để phản ánh chân thực những vấn đề nhức nhối thường nhật, tính thời sự và nhân bản là điều ta dễ dàng nhận thấy trong từng tác phẩm. Ngoài ra, một số nghệ sỹ từ lâu tưởng rằng đã “đóng khung” ý tưởng và phong cách tạo hình cũng đã không ngại ngùng thay đổi “cái tôi nghệ thuật” của mình để trình làng những tác phẩm lạ lẫm, tươi mới nhưng đủ sức thuyết phục bất kỳ “khách hàng“ khó tính nào. Trong bối cảnh mỹ thuật Việt Nam có quá nhiều sân chơi với nhiếu cấp độ, nhiều lứa tuổi, đa dạng hình thức với nhiều nguồn tài trợ từ trong nước đến quốc tế. Nhiều nghệ sỹ trẻ và những nghệ sỹ đã thành danh qua nhiều kênh thông tin đã có khá nhiều cơ hội công bố tác phẩm của mình thì việc duy trì triển lãm khu vực một cách hoành tráng và quy mô với nguồn kinh phí ít ỏi của nhà nước thì đã là một sự cố gắng nhất định của Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng không thể không nhận ra được một điều, đó là tại các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực đã xuất hiện sự cũ kỹ, lặp lại chính mình, đa số nghệ sỹ thiếu đi sự cố gắng thay đổi phong cách sáng tác, tư duy, khuynh hướng nghệ thuật mới lạ bởi sự e ngại với chính khả năng sáng tác của mình. Một số nghệ sỹ trẻ mới ra trường thì bị những chiếc bóng quá lớn từ những người thầy, những lớp đàn anh đã thành danh phía trước, điều này đã ảnh hưởng rõ nét trên không ít tác phẩm tại triển lãm. Cuối cùng ta chỉ thấy một phòng tranh đèm đẹp, xem được theo kiểu so bó đũa chọn cột cờ để cùng nhau vỗ tay, tung hô rồi viên mãn với “bản sắc” của chính mình. Có những nghệ sỹ thì ngẫm ngợi rồi “tự sướng“ với những giải thưởng đã đạt được theo kiểu “ăn mày dĩ vãng” để cái lim dim tự đắc làm hành trang mang đến triển lãm rồi tự cho mình cái quyền “phán xét” đồng nghiệp, chê bai hội đồng nghệ thuật và tự cho mình là “duy ngã độc tôn”. Lại có những nghệ sỹ bằng những mối quan hệ cá nhân rồi có dăm ba lần xuất ngoại trở về với triển lãm khu vực mang theo một ánh nhìn “dưa hấu làng ta…”. Lợi dụng sự ít hiểu biết của một số người để phô bày các chứng nhận, giải thưởng có tính địa phương, phong trào như "bằng chứng quốc tế" về tài năng. Qua báo chí, công chúng biết về các "giải thưởng" tên gọi rất lòe loẹt được một số nghệ sĩ trưng ra và không biết đó chỉ là giải thưởng của cuộc thi không chuyên, giải thưởng do một tổ chức phi lợi nhuận nào đó tổ chức, ít có giá trị nghệ thuật. Nghệ sĩ nêu trên không phải trường hợp hiếm có ở Việt Nam đã sử dụng. Vẫn biết các cuộc thi không chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp là cơ hội để người có năng khiếu nghệ thuật thể hiện, cũng là nguồn quan trọng để phát hiện tài năng bổ sung vào đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng không phải cá nhân có tài năng nào cũng có thể vượt qua khoảng cách giữa chuyên nghiệp với không chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Từ phát hiện tài năng đến khi được công nhận là một câu chuyện dài. Lại có người không tìm được nơi nào ở nước ngoài trao bằng khen, giấy xác nhận, ngay lập tức bỏ không tham gia bất kỳ cuộc triển lãm nào tại Việt Nam…Những trường hợp vừa nêu trên không phải là hiếm, ta có thể gặp bất kỳ ở đâu, bất kỳ khu vực nào và không chỉ gói gọn trong một không gian nhỏ hẹp. Cuối cùng là Hội đồng nghệ thuật. Trong các cuộc triển lãm khu vực, Hội đồng nghệ thuật lắm lúc cũng trao giải theo kiểu “mặt trận”, phong trào. Trao giải theo kiểu phân bố vùng miền để tất cả cùng vui vẻ. Việc trao giải của hội đồng nghệ thuật nhiều lúc cũng dấy lên sự bất phục trong suy nghĩ của đông đảo anh em nghệ sỹ tâm huyết và yêu nghề làm tăng thêm sự bất mãn với triển lãm và chán chường với hội đồng nghệ thuật. Điều dễ dàng nhận thấy là hội đồng nghệ thuật thường xuyên cổ vũ, động viên những khuynh hướng sáng tác mới và hiện đại, tránh xa những “lối mòn” trong sáng tác. Tuy nhiên khi hội đồng nghệ thuật trao giải và gắn hoa thì lại là những tác phẩm sáo mòn, cổ kính với những lăng tẩm đền đài thuộc về những năm bốn mươi của thế kỷ trước. Điều này đã làm cho các nghệ sỹ băn khoăn không biết mục tiêu và định hướng của hội đồng nghệ thuật là như thế nào và công chúng yêu nghệ thuật thì mặc định rằng đó là những tác phẩm xuất sắc nhất. Ngẫm cho cùng thì tất cả cũng là sân chơi, bởi cái nghề thì bạc, cái tâm thì sâu mà tài năng thì không phải ai cũng có thể đạt đến sự cảnh giới vô thượng để mà phóng bút là có tác phẩm để đời. Trong vòng xoáy miên man của hơi thở đương đại. Các nghệ sỹ vẫn còn có thể cầm cọ để tạo ra tác phẩm để góp phần làm đẹp cho đời cũng đã là một điều đáng quý và đáng trân trọng. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
NGUYỄN HUY
Đến hẹn lại lên, mỗi năm một lần các nghệ sỹ tạo hình trong khu vực lại có dịp công bố những tác phẩm mới nhất của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật và đồ
...xem tiếp