|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngNobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel 11. 10. 14 - 7:07 amĐặng Thái - Thông tin và hình ảnh trong bài sưu tập từ nhiều nguồn trên mạngMột mùa trao giải Nobel nữa lại đến. Trong khi các nhà khoa học trên khắp thế giới đang theo dõi từng ngày để mong biết ai sẽ là người được xướng tên và nhận giải thưởng danh giá này thì những người không nghiên cứu gì cả như chúng ta chờ xem cái gì? Riêng về phần mình, đam mê nấu nướng và đánh chén thì chỉ đợi thông tin về một bữa tiệc rất nổi tiếng: Nobel Banquet hay là Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel cùng quan khách. Dường như bữa tiệc thịnh soạn này không nổi tiếng lắm ở xứ ta (thì cũng phải thôi, đã có ai đi ăn đâu mà biết) vậy nên xin dành một bài viết cung cấp thông tin cho ai có hứng thú với tiệc tùng Hoàng gia của châu Âu. Bữa tiệc Nobel là một bữa tiệc rất nổi tiếng không chỉ nhờ qui mô khổng lồ, khách mời danh giá đến từ khắp thế giới, mà còn do truyền thống lâu dài lẫn liên tục của nó. Bữa tiệc được tổ chức hàng năm vào ngày 10. 12, cũng là kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel – nhà hóa học/ triệu phú Thụy Điển kiêm người sáng lập (lẫn chi tiền cho) giải thưởng Nobel (hóa ra Tây cũng ăn giỗ giống kiểu nhà mình). Bữa tiệc Nobel tổ chức đều đặn hằng năm trong suốt hơn một thế kỷ qua (1901-2013), riêng chuyện đó đã thấy nể cái tiệc này, có thể nói nó là đại diện tiêu biểu cho lịch sử ẩm thực châu Âu trong hơn một trăm năm. Nhân tiện nhắc thêm: giải Nobel Hòa Bình do Na Uy trao riêng, nên giải đó có bữa tiệc nhỏ hơn diễn ra ở Oslo; còn bữa tiệc mình muốn nói đến ở đây là tiệc dành cho năm giải còn lại, tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển. Lần duy nhất bữa tiệc Nobel Hòa Bình bị hủy bỏ là vào năm 1979, do người nhận giải là mẹ Teresa. Mẹ không đồng ý tổ chức tiệc, mà dành toàn bộ số tiền để tổ chức một bữa Giáng sinh cho 2000 người vô gia cư. Buổi tiệc Nobel tổ chức tại Tòa thị chính Stockholm, có phát truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển cũng như nhiều quốc gia khác, báo chí đưa tin rộng rãi và bữa tiệc cũng được đông đảo công chúng ở khắp các quốc gia quan tâm theo dõi. 1. Khách mời Lần trao giải đầu tiên vào năm 1901, bữa tiệc có 113 khách mời toàn đàn ông. Năm 1934, khi giải thưởng bắt đầu có uy tín, có nhiều người quan tâm hơn thì số khách mời tăng lên 350. Và ngày nay khi giải thưởng là một trong những giải cao quý nhất về khoa học thì tiệc có tổng cộng 1300 khách. Khách chính đương nhiên là những người nhận giải, mỗi người được mời thêm 16 người nữa. Thành phần còn lại là học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, các đoàn ngoại giao, sinh viên xuất sắc đại diện cho các tỉnh thành khắp Thụy Điển, các chính trị gia hàng đầu trên thế giới, các doanh nhân giàu có và đặc biệt là Hoàng gia Thụy Điển luôn luôn có mặt. Quỹ Nobel vẫn duy trì những truyền thống rất khắt khe cho buổi dạ tiệc. Khách mời nam giới bắt buộc phải mặc lễ phục áo đuôi tôm màu đen, thắt nơ trắng. Khách mời nữ phải mặc váy đầm dạ hội dài, trừ khi mặc quốc phục của dân tộc mình. Không ai được phép sử dụng điện thoại di động (trừ trường hợp ngoại lệ, và người bị chỉ trích nhiều là Thủ tướng Thụy Điển Göran Persson. Dù ông có cố giấu nhưng người ta lại cứ gọi liên tục). Ngay cả nhà vua cũng không được rời khỏi bàn ăn khi tiệc chưa kết thúc. Lãnh đạo của các đảng phái chính trị lớn ở Thụy Điển luôn có mặt trừ duy nhất Đảng Sweden Democrats (là đảng cực hữu có tư tưởng phân biệt chủng tộc, chống nhập cư vào Thụy Điển) dù đảng này lớn thứ 3, có 49 ghế trong Quốc hội. Quỹ Nobel tuyên bố chúng tôi là tổ chức tư nhân nên có quyền mời lẫn không mời bất kỳ ai chúng tôi muốn, và đồng ý đến dự nghĩa là phải tuân thủ những quy định của chúng tôi (đúng chuyện ở Tây, thích gì làm nấy). 2. Hậu cần và chuẩn bị Một bữa tiệc sang trọng với 1300 quan khách không phải là bài toán đơn giản với bất kì bếp trưởng nào. Hơn nữa đây lại toàn những món cầu kỳ, đắt tiền và khách mời là nhiều người sang trọng, quan trọng. Toàn bộ đội ngũ phục vụ bao gồm: một quản lý phục vụ bàn, một quản lý hậu cần, một bếp trưởng, 8 quản lý bồi bàn, 210 bồi bàn, 5 người rót rượu, 20 đầu bếp và 20 người rửa bát đĩa. Danh sách đi chợ cũng rất khủng khiếp, ví dụ một lần cần chuẩn bị 2692 phần ức bồ câu, 475 đuôi tôm hùm, 100 cân khoai tây, 70 lít sốt raspberry chua ngọt, 67 cân a-ti-sô Jerusalem, 45 cân cá hồi hun khói và ti tỉ thứ phụ liệu. Việc đi chợ phải chuẩn bị từ ba tháng, và ba ngày trước khi diễn ra buổi tiệc là bắt đầu chuẩn bị sơ chế. Người ta sử dụng 65 bàn, chia chính xác từng vị trí, dùng 470 mét vải trải bàn và 30 người bồi bàn sẽ dọn ra 6730 bát đĩa, 5384 ly cốc cùng 9422 dao, thìa, dĩa. Năm 2011, những người bồi bàn chỉ làm vỡ tổng cộng 7 đĩa trong số 6730 đĩa mà thôi. Chủ đề trang trí luôn mang phong cách Thụy Điển, và khoảng 23000 bông hoa tươi sẽ do thành phố San Remo của Ý đều đặn chở đến gởi tặng, San Remo là nơi Nobel nghỉ dưỡng lúc cuối đời. 3. Thực đơn Không còn nghi ngờ gì nữa, thực đơn là chủ đề được bàn tán nhiều nhất vì nó là tâm điểm của bữa tiệc. Tám tháng trước ngày tổ chức tiệc, tức là vào khoảng tháng Tư hằng năm, các đầu bếp nổi tiếng sẽ nộp thực đơn dự thi của mình để người của quỹ Nobel nếm thử và lựa chọn. Thực đơn luôn được giữ bí mật cho tới tận lúc khai mạc. Khi mới bắt đầu tổ chức vào năm 1901, thực đơn gồm sáu món nhưng ngày nay người ta chú trọng đến chất lượng và hình thức nhiều hơn nên rút lại còn ba món thôi. thuy nhiên làm rất công phu. Luật bất thành văn là bếp trưởng phải là người Thụy Điển, còn các món ăn thì nấu theo phong cách Pháp (thực đơn chỉ có tiếng Pháp đến tận 2004) nhưng có thể kết hợp với ẩm thực Thụy Điển. Đồng thời các món ăn cũng phải mang đẳng cấp quốc tế và tránh thịt thú rừng do vào hôm sau, đích thân nhà vua sẽ đi săn rồi mời những người nhận giải một bữa nữa. Trong nhiều thập niên đầu, món khai vị luôn là consommés hoặc là súp “Tortue Claire”, nhưng sau này món ăn đã đa dạng hơn nhiều và mang phong vị Scandinavia.
Giải Nobel chọn Chef Fredrik Eriksson trong 10 năm liên tiếp trở lại đây. Ông đưa vào thực đơn nhiều món hải sản Bắc Âu như cá hồi Bắc Cực, tôm càng Na Uy và trứng cá Bắc Băng Dương… đồng thời chú ý đến hình thức và sự tinh tế nhiều hơn. Nếu ai ở Tây mà muốn biết mùi vị món Thụy Điển nó ra sao (mà rẻ tiền) thì trung tâm IKEA nào cũng có bán món Thụy điển. Dĩ nhiên là không có mấy món ở trên đâu mà chỉ có kiểu knäckebröd (bánh mì giòn) mà thôi. Ông bếp trưởng cũng rất kỹ, quan tâm xem xét từ lượng bột bám trên bánh mì (có thể rơi vãi lên váy đầm của các quý bà hay không), đến chuyện món ăn có đủ chất Bắc Âu chưa, và hơn hết là giữ cho mấy nghìn cái đĩa ăn dọn ra cùng lúc nhưng nước sốt vẫn nóng, rau trang trí vẫn tươi và giữ nguyên màu sắc rực rỡ. Ông cũng cho chuẩn bị khoảng 60 suất dư ra đề phòng lúc bồi bàn bị trượt chân. Trong phạm vi bài này ta dừng lại ở thực đơn gần đây nhất từ năm ngoái 2013. Nguyên văn thực đơn như sau: Guinea hen mosaic, carrot variation with Gotland truffle, Turbot cupola stuffed with Norwegian lobster, Chocolate silhouette with nougat and sea buckthorn explosion Mosaic: theo mình hiểu là món cuốn (thường là dùng spinach- cải chân vịt – luộc chín tới trong nước dùng để cuốn) Miếng to nhất là cá bơn làm thành một tấm mỏng phủ lên miếng tôm hùm. Nougat: kẹo đường, từ mềm như kẹo kéo đến cứng như kẹo lạc, làm từ lòng trắng trứng đánh đến…mỏi tay, nhân lạc, phiên bản gốc của kẹo kéo xứ mình. Ở đĩa trên có hai loại nougat, một là hai miếng vuông màu nâu (brown nougat) cứng, giòn không có lòng trắng trứng, hai là phần màu trắng mềm có lẫn các loại hạt trong hai thanh cuốn tròn (white nougat). Vì là Chocolate cuốn bên ngoài, nougat làm nhân nên gọi là chocolate explosion. Rượu uống cũng là một vấn đề, sẽ phải có khoảng 15 loại rượu bao gồm 8 loại champagne và 7 loại dessert. Trong bài này mình mới viết khái quát, nếu nhận được sự ủng hộ từ các anh chị em thì sẽ viết sâu hơn về từng giai đoạn trong cả thế kỷ XX. * Cùng một tác giả: - Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel - “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn - Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc? - Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn! - 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc - “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười - Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ - Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người - Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam - Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía - Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji - Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người - Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava - Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết… - Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc - Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt - Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa - Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung - Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá - Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun - Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo - Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo - Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh - Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng - Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic - Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu - Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng - Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu - Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà - Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp - Quốc bảo thường để cất đi - Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ - Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn - Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối - Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển - Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối - Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!” - “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ Ý kiến - Thảo luận
18:08
Tuesday,27.9.2016
Đăng bởi:
AL
18:08
Tuesday,27.9.2016
Đăng bởi:
AL
Rất mong có bài tiếp theo
14:51
Tuesday,3.11.2015
Đăng bởi:
Minh
Bổ ích, mong có những loạt bài tiếp theo
...xem tiếp
14:51
Tuesday,3.11.2015
Đăng bởi:
Minh
Bổ ích, mong có những loạt bài tiếp theo
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp