Nghệ sĩ Việt Nam

‘P1 Palette – Không Gian Cho Palette Mới’: thông điệp rõ ràng, chỉ đợi xem tranh 06. 10. 14 - 8:51 am

Thông tin từ BTC

.

.

P1 PALETTE – KHÔNG GIAN CHO PALLETE MỚI
Khai mạc: 18h thứ Tư, ngày 8 tháng 10 năm 2014
Địa điểm: tại Cuci Fine Art, 22a Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cuci Fine Art rất hân hạnh giới thiệu triển lãm ‘P1 Palette – Không Gian Cho Palette Mới’ do nghệ sĩ Nguyễn Hồng Phương khởi xướng. Triển lãm lấy ý tưởng từ chiếc palette, bảng pha màu truyền thống của các họa sĩ và nó được đưa ra với thách thức trải nghiệm mới với vật dụng thân quen trong nghề nghiệp sáng tác của mình nhưng cũng là thứ dễ dàng rơi vào quên lãng khi không cần nữa.  Các họa sĩ tham gia gồm có Phạm Hà Duy Khánh, Nguyễn Ngọc Thanh, Trần Giáp, Nguyễn Hồng Phương, Phạm Hoài Anh, Trần Văn Phong, Phạm Trà My, Nguyễn Đức Hùng, Ngô Thành Bắc, Trần Dân, Triệu Tuấn Long.

Phạm Hà Duy Khánh, “Tranh hay là rác”, sơn dầu và gỗ trên toan, 100 x 100 cm

Vậy làm thế nào để chuyển hóa một vật thứ phụ hỗ trợ thân quen và gần như là vô hình trong công cuộc sáng tác của mình thành một tác phẩm với những trăn trở, hăm hở, tham vọng và cũng đầy chất thẩm mỹ. Một số họa sĩ trẻ với tinh thần bỡ ngỡ như Phạm Hà Duy Khánh cho rằng cuộc sống của mình chất chứa nhiều thứ lộn xộn trong con đường định hướng của anh và palette là thứ thầm lặng chia sẽ và chứng kiến quá trình cũng như phát triển đó, với anh bảng màu thỉnh thoảng như ánh sáng đẹp hiếm hoi khiến anh nhận ra tình yêu của mình với hội họa và trân tọng nó.

Còn với Nguyễn Ngọc Thanh thì hành trình nghệ thuật của anh như là nhân duyên và nó cho anh thêm cơ hội giải bày những u uẩn trong cuộc sống.

Trần Giáp lại dùng những palette nhỏ to xếp chồng lên nhau tao nên biểu thị hình Sin nói về chuyển động lên xuống thăng trầm trong cuộc đời của mỗi nghệ sĩ.

Nguyễn Ngọc Thanh, “Nhân duyên”, acrylic và giấy bồi trên toan, 90 x 90 cm

Nhưng Trần Văn phong lại thể hiện bảng màu như là sự đối chọi trong tâm hồn của người nghệ sĩ, sự thay đổi phát triển của bảng màu lại là quá trình đấu tranh để đạt tới thành công.

Với Phạm Trà My là tác phẩm sắp đặt sử dụng nhiều ống giấy với kích cỡ khác nhau, với cô palette màu không đơn giản là nguyên liệu để vẽ mà còn là những câu chuyện về quá khứ, hiện tại và là cảm xúc trải nghiệm của chính cô. Nguyễn Đức Hùng lại kết hợp chất liệu palet gỗ và những mảng màu trong pallet màu để tạo nên tác phẩm của mình.

Ngô Thành Bắc có những suy nghĩ già dặn hơn so với những người trẻ, anh tiếc muối cho một thời đã qua, thời tranh giá vẽ được tôn vinh và thời mà cả họa sĩ lẫn khách thưởng lãm đều đắm đuối về nó cũng như tiếc muối về những tinh hoa văn hóa một thời đã qua… anh biến những thanh gỗ palet thành bức cuốn thư hình ảnh tượng trưng cho những điều vững chắc của gia giáo một thời giờ cũng mất dần giá trị và bị bỏ quên.

Trần Dân coi bảng màu là sự trăn trở của mình với cuộc sống xã hội, với mưu sinh để tiếp tục sống và làm nghệ thuật. Anh luôn phải đấu tranh để giữ cái tâm sáng của mình với nghiệp mà anh chọn.

Nguyễn Đức Hùng, “Số Hiệu MH….!”, bút kim trên gỗ và giấy, 56 x 72 cm

 

Ngô Thành Bắc, “Decor 1”, gỗ palet, 45 x 120 x 10 cm

 

Trần Dân, “Sâu màu”, sắp đặt

Ngược lại với những họa sĩ trẻ nhiều bỡ ngỡ thì là những họa sĩ đã chiêm nghiệm nhiều trên con đường sáng tác của mình như họa sĩ Nguyễn Hồng Phương lấy những palette cũ còn sót lại đem đóng khung rồi xếp chúng lên như sự trân trọng quá trình đã qua của mình. Những mảnh ghép đó tạo nên con người anh, cuộc đời anh.

Phạm HoàI Anh mang đến sự hoài nghi về tồn tại của con người trong thế giới này anh hoài nghi về các quan niệm cuộc sống và nghệ thuật.

Nguyễn Xuân Hoàng, vẫn lối ẩn dụ đầy chất thơ và triết lí. Anh không muốn dùng bảng pha màu với nghĩa hẹp của nó, anh đi rất xa với ý nghĩa của chiếc thớt về sự giết chóc, chịu đựng, về sự bị lãng quên… và anh muốn để cho khán giả tự liên tưởng và cảm nhận.

Nguyễn Xuân Hoàng, “Khắc nhập”, chất liệu thớt, nhiều kích thước

Triển lãm đem lại sự thách thức trong đối thoại và giao lưu giữa các họa sĩ hay là sự trải nghiệm của mỗi cá nhân.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả