Nghệ sĩ Việt Nam

Trước khi đi xem Nguyễn Đoan Ninh… 22. 10. 14 - 12:02 pm

Soi

Hà Nội đang có nhiều triển lãm. Đến Manzi để xem các nghệ sĩ nhóm New Form làm triển lãm kỳ II; ghé Nguyen Art xem Phạm Tuấn Tú bày những bức tranh kỳ ảo và tăm tối của Nhập Nhằng; sang l’Espace để xem sắp đặt “Truyền tải thông tin bằng sức ngựa” của Triệu Tuấn Long, về Work Room Four để xem triển lãm Nghệ thuật Đa dạng Hà Nội với rất nhiều tác phẩm…

Xong một vòng đương đại, bạn có thể về 45 Tràng Tiền và xem những tranh giấy dó vẽ kỹ càng chăm chút của Nguyễn Đoan Ninh.

Sinh năm 1975, là con nhà gốm (anh là con trai nghệ sĩ gốm Nguyễn Trọng Đoan), họa sĩ Nguyễn Đoan Ninh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, sống hiền lành và kín đáo đến mức Soi nhờ người tìm hiểu về anh để viết bài mà “báo cáo” gửi về có mỗi một dòng: “Anh ấy chỉ vẽ và vẽ”.

Viết về những thứ “ang ác” thì rất dễ, viết về cái hiền thì thật khó… Mà nhân vật của Nguyễn Đoan Ninh thật hiền, câu chuyện trong tranh cũng hiền, hình như chẳng ai vẽ được cái gì méo mó, cái gì ác độc trên một chất liệu rất hiền là giấy dó?

Mời các bạn xem một ít tranh của Nguyễn Đoan Ninh tại triển lãm Hà Nội với thời gian, và đọc thêm một bài về anh, ở đây.

“Học trò”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Ca nương”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Mẹ Việt Nam”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Cô gái quan họ”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Nghề làm đèn”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Chị em”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Nuy ngồi”, giấy dó, 40 x 30 cm

 

“Váy đứng”, giấy dó, 40 x 30 cm

 

“Thiền”, giấy dó, 60 x 45 cm

 

“Nhân sinh”, giấy dó, 80 x 70 cm

 

“Mẹ”, giấy dó, 80 x 70 cm

*

Tin mới nhất từ Linh Cao

Thông báo thêm là triển lãm “Hà Nội với thời gian” ở 45 Tràng Tiền đã vừa hết xong Soi ạ. Các bức tranh đã trả về với các nhà sưu tập, và bộ tranh giấy dó Đoan Ninh thì bày tiếp ở tầng 2, gallery 42, cùng phố Tràng Tiền.

Anh Ninh có thời kỳ vẽ siêu thực với nhiều mô-típ truyền thống. Vẽ giấy dó tưởng như chỉ là thể nghiệm mà lại trở thành mạch làm việc kéo dài liên tục. Khi tay bút dụng mực đã nhuần nhuyễn, anh chắt lọc lại các nhân vật của nghệ thuật và văn học trung đại Việt Nam, như chú học trò để tóc trái đào, cô ca nương, người nghệ nhân làm đèn, bà già, cô gái quan họ… để làm lát cắt êm đềm cho bức tranh giản lược ở mức kiệm lời nhất.

Nhưng nhìn kỹ về cách tạo không gian cho một hoặc hai dáng người duy nhất, ta nhận ra thấp thoáng có ít mảng miếng khắc gỗ như phố xá, làng mạc, những điêu khắc đình chùa, những trò chơi dân dã…, để từ đó thấy niềm say mê và tình yêu vốn văn hóa cổ truyền mà anh Ninh đã thấm nhuần từ nghệ sỹ gốm Trọng Đoan và những người thầy mà cha anh đã gửi gắm.

Rất mong chờ triển lãm cá nhân của anh trong mùa Tết này.

Ý kiến - Thảo luận

7:43 Thursday,23.10.2014 Đăng bởi:  lùn

Tranh hoàn toàn vẽ theo lối diễn tả kiểu phương tây, cố vẽ cho nó giống, cố tả cho nó ra, nếu vẽ vậy nhìn không ổn chút nào, vì các tỷ lệ của hình hơi bị rời rạc, chi tiết thì lủng củng nhất là phần bàn chân và bàn tay, không tốt chút nào.kết cấu của tác phẩm cũng không có gì độc đáo.
ưu điểm của của nghệ sỹ.có suy tư có cảm xúc.
(:) có ch
...xem tiếp

7:43 Thursday,23.10.2014 Đăng bởi:  lùn

Tranh hoàn toàn vẽ theo lối diễn tả kiểu phương tây, cố vẽ cho nó giống, cố tả cho nó ra, nếu vẽ vậy nhìn không ổn chút nào, vì các tỷ lệ của hình hơi bị rời rạc, chi tiết thì lủng củng nhất là phần bàn chân và bàn tay, không tốt chút nào.kết cấu của tác phẩm cũng không có gì độc đáo.
ưu điểm của của nghệ sỹ.có suy tư có cảm xúc.
(:) có chút gì đó hơi hoài niệm,vấn vương...)

 
14:01 Wednesday,22.10.2014 Đăng bởi:  admin
Linh Cao ơi, Soi đưa cmt của Linh vào bài luôn rồi nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
...xem tiếp
14:01 Wednesday,22.10.2014 Đăng bởi:  admin
Linh Cao ơi, Soi đưa cmt của Linh vào bài luôn rồi nhé. Cảm ơn bạn nhiều. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả