Bàn luận

Xem “Kho báu…” của Damien Hirst: không có duyên, nhưng khiến nảy sinh vài thắc mắc 30. 04. 17 - 7:20 pm

Di

Em tình cờ có đi qua triển lãm “Kho báu từ con tàu đắm…”, nên muốn xin phép kể lại mấy ý, mặc dù em không biết gì về nghệ thuật đương đại và cũng không biết mấy về nghệ thuật. Trước khi đi qua triển lãm này, em cũng có biết về Hirst sơ sơ nhưng không rõ lắm, chủ yếu qua tài liệu chứ chưa bao giờ coi tác phẩm của ông trực tiếp.

Đầu tiên em đi ngang qua và trông thấy tấm biển và bức tượng. Bức tượng nhìn chả giống gì được đào từ dưới biển lên, nên nó gây ra thắc mắc, làm người ta tò mò muốn chui vào xem kho báu bên trong ra sao. Ở bên trong không có chỗ nào ghi là cuộc triển lãm này là thật hay giả, giải thích dụng ý hay gì gì. Nên người đến xem nếu không đọc trước những bài phê bình và không biết gì mấy (như em), ban đầu có khi vẫn nghĩ đây là một triển lãm thật, về một con tàu đắm thật. Chị Lan có hỏi là, nếu đi xem về thì có cái gì khác với một cuộc vớt đồ từ con tàu đắm thật? Em thấy cái khác chủ yếu là cảm giác giả giả ngay khi bước vào, chuyển rất nhanh sang nghi hoặc rồi thành ra buồn cười vì biết mình bị “lừa”.

Tại triển lãm “Treasures from the Wreck of the Unbelievable”

Sau khi biết mình bị “lừa” thì em nghĩ không biết những người khác đi xem thấy thế nào, có ai tin là thật không, mất bao lâu thì mọi người biết nó là giả, tác giả làm đống này ý muốn nói gì. Em nghĩ tổng thể mauvais gout cũng chỉ là một gợi ý (tương tự như cái nhãn Made in China in trên một món đồ) để người xem đi tới mấy câu hỏi này và ý niệm hay tương tác của triển lãm chính là cái cảm giác và mấy câu hỏi này. Giống như khi nào thì nhận ra hoàng đế đang cởi truồng vậy.

Câu hỏi tiếp theo là ý niệm và tương tác đó có hay không? Thì riêng cá nhân em cảm thấy không hay. Em nghĩ nếu hay thì người xem chỉ chạm tới cái cảm giác giả giả, hoài nghi và mấy suy nghĩ đó khi đi đến gần cuối triển lãm, và phải có cả một món đồ hay một khu để “chốt” lại suy nghĩ đó, theo kiểu ban đầu tin, đi một nửa bắt đầu gợn, đi 2/3 thấy sai sai, đến đúng chỗ đó thì ngẫm nghĩ và bật ra. Triển lãm này của Hirst giống như một câu chuyện cười bị phô và nhạt, bước vào đã cười rồi đi đến cuối cùng thì không còn gì đọng lại hay gợi suy nghĩ xa hơn ngoài câu hỏi tiền đâu mà đổ vào đây. Cái cười phô lẫn với sự nhiều tiền, làm cho em cảm thấy như là, tôi giàu, tôi nhiều thế lực nên tôi có quyền. Bản thân em nghĩ có khi tác giả muốn đi xa hơn, muốn cười những người không biết gì (như em), muốn nói cái giả được hậu thuẫn lớn thì cũng như cái thật, nhưng mà vì cái cảm giác giả đó nó bao trùm quá nên đâm ra gợi thêm được suy nghĩ gì nữa.

Một tác phẩm của Damien Hirst có trong triển lãm

Những cái hints mà Hirst để lại em cũng thấy không có duyên, kiểu duyên để mà tới cuối cùng nhận ra bị lừa thì người xem có thể quay lại từ đầu vừa xem vừa suy nghĩ coi hints ở đâu, sao mình không nhận ra ban nãy, v.v. Điều này làm em thấy tác giả cũng chả dụng công gì, ý em là chí ít muốn lừa người khác (để cười người khác) thì cũng phải dụng công một tí.

Sau khi đi về em có tìm một số thông tin về triển lãm, thì có biết là sau khi triển lãm ở Venice xong tác giả sẽ triển lãm tiếp ở Mỹ. Sau khi triển lãm ở Mỹ thì tất cả sẽ đem đi bán (lẻ hoặc trọn bộ). Em lại nghĩ không biết có khi nào “tác phẩm” thật sự của Hirst vẫn chưa được chưng ra hết, có khi nào ý niệm, tương tác chỉ hoàn tất khi Hirst bán xong hết đồ (và sẽ viết gì đó trong sách). Nên em nghĩ có khi mình nên chờ tới tận lúc bán xong xem thế nào.

Nhưng nói chung mấy cái này đều là suy nghĩ riêng của em thôi ạ. Em có đọc một số bài phê bình đều rất khen. Có lẽ vì suy nghĩ của em vẫn theo kiểu “cấu trúc” nên không hợp với Hirst.

Tại triển lãm “Kho báu từ đống đổ nát của Không Tin Nổi” của Damien Hirst

Có cái này em thắc mắc, mong anh Phó Đức Tùng và mọi người có thể chỉ giúp em. Hirst khi bán những tác phẩm này, có cần phải nói là đây là đồ giả không, có cần phải ghi chú đâu đó cho người mua là các món đồ này là do tôi làm không phải vớt từ dưới biển lên thât không? Hay là tác giả có quyền nói đó là ẩn ý của tôi, là ý niệm mang lại giá trị thật của tác phẩm nên tôi không cần nói ra. Có một điều luật khi làm experiment trong nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu nếu là người thì phải nói cho người ta biết đây là experiment và không được cố tình lừa người ta. Em không biết trong nghệ thuật có điều khoản giống vậy không ạ? Mở rộng ra hơn tí, như bạn Linh nói, nghệ thuật đương đại là phi tâm, có thể chuyển động về mọi hướng, vậy có ranh giới nào cho việc chuyển động mọi hướng đó không?

*

Đây là cmt cho bài “Hirst rởm rít hay Hirst nhất quán và nắm được tinh thần thời đại?“. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Di đã đi xem và về chia sẻ cảm tưởng.

Ý kiến - Thảo luận

6:20 Sunday,14.5.2017 Đăng bởi:  Tri.rom
Bạn may mắn hơn tui :).
Bạn xem trực tiếp và cảm nhận...chỉ tiếc là bạn không mô tả được:
-mùi của những tác phẩm, không khí và ánh sáng của chúng.
-các khối này "create" được sự tò mò nơi bạn....vậy thì ....?

Bạn không thưởng thức chúng bằng nội tâm...bạn nhìn chúng bằng những bài phê bình của "người khác" ( bất kể đó là ai nghen )...bạn nhìn bằng "cái
...xem tiếp
6:20 Sunday,14.5.2017 Đăng bởi:  Tri.rom
Bạn may mắn hơn tui :).
Bạn xem trực tiếp và cảm nhận...chỉ tiếc là bạn không mô tả được:
-mùi của những tác phẩm, không khí và ánh sáng của chúng.
-các khối này "create" được sự tò mò nơi bạn....vậy thì ....?

Bạn không thưởng thức chúng bằng nội tâm...bạn nhìn chúng bằng những bài phê bình của "người khác" ( bất kể đó là ai nghen )...bạn nhìn bằng "cái đầu kiến thức" và "tâm phân biệt"

Tui đã từng ngắm... Và tự giải bày cho bản thân...rút cuộc: tui cảm nhận cái sai của tui... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lại cái trò dí súng vào đầu trẻ con

Pha Lê - hí họa của Nick Galifianakis

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả