|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìTriển lãm linh vật Việt “xịn”: sư tử và nghê trong điêu khắc cổ Việt Nam 05. 11. 14 - 12:20 amThông tin từ BTC. HÌNH TƯỢNG SƯ TỬ VÀ NGHÊ TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM BTC – Bước sang đầu thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa hiện nay mang lại cho chúng ta nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức trong việc bảo tồn di sản văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc và các giá trị thẩm mỹ truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự xuất hiện của những vật phẩm, linh vật như sử tử đá ngoại lai tại một số công sở, di tích hoặc trong không gian văn hóa người Việt đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan ngại và bức xúc của dư luận trong thời gian qua. Từ góc nhìn văn hóa truyền thống mang tính biểu tượng, không gian tín ngưỡng cổ truyền đã định hình qua nhiều thế kỷ đang bị sự lai căng, pha tạp làm biến dạng. Có lẽ nguyên nhân phần nhiều từ khoảng trống trong giáo dục, nhận thức về di sản nghệ thuật và đặc biệt là thiếu cơ hội để công chúng được tiếp cận, khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là kho tư liệu quý báu những sưu tập hiện vật nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Trong đó một số lượng hiện vật không nhỏ về hình tượng sư tử và nghê chứa đựng những giá trị thẩm mỹ cao về tạo hình với sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện. Tuy nhiên, gần như chưa có một triển lãm chuyên đề riêng nào giới thiệu về hình tượng hai linh vật đặc biệt này. Để góp phần giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc, hướng tới kỷ niệm ngày truyền thống Di sản văn hóa Việt Nam ( 23. 11, 2014), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Nam Định trân trọng giới thiệu triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam“. Với tổng số khoảng gần 60 hiện vật, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng; và một số tư liệu, tài liệu khoa học phụ của các đơn vị và đồng nghiệp có liên quan như hình ảnh, phim video, các bản vẽ đạc họa, tường giải trên…, hình ảnh của sư tử và nghê lần đầu tiên ra mắt công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước tại một cuộc triển lãm chuyên đề. Đặc biệt là trong thời gian diễn ra triển lãm, Bảo tàng xây dựng chương trình giáo dục tương tác với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật thú vị dành cho học sinh phổ thông nhằm phát huy hơn nữa giá trị di sản nghệ thuật dân tộc. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa nhằm định hướng thẩm mỹ cho trẻ em trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng để giáo dục toàn diện về trí-đức-thể-mỹ. Từ đó giúp các em nâng cao sự hiểu biết và biết trân trọng và tự hào với kho tàng di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. * Về linh vật Việt: - Triển lãm linh vật Việt “xịn”: sư tử và nghê trong điêu khắc cổ Việt Nam - Cửu và Long và một bầy linh vật - Nhân nói chuyện Nghê, khoe luôn hình “Chuẩn Nghê” Ý kiến - Thảo luận
1:10
Saturday,8.11.2014
Đăng bởi:
acmin
1:10
Saturday,8.11.2014
Đăng bởi:
acmin
Hoan hô trường Yết Kiêu nhà mình có thầy Trần Hậu Yên Thế, những bài về con sư tử và con nghê thầy viết làm em sáng tỏ rất nhiều điều, em rất vui khi biết thầy tham gia tổ chức triển lãm này. Hy vọng em được học thầy Thế.
6:58
Thursday,6.11.2014
Đăng bởi:
admin
@ Anh Phạm Quốc Trung: Soi đã nhận được đính chính và đã sửa vào bài rồi ạ. Cảm ơn anh một lần nữa.
...xem tiếp
6:58
Thursday,6.11.2014
Đăng bởi:
admin
@ Anh Phạm Quốc Trung: Soi đã nhận được đính chính và đã sửa vào bài rồi ạ. Cảm ơn anh một lần nữa.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp