![]() |
|||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếNhân nói chuyện Nghê, khoe luôn hình “Chuẩn Nghê” 06. 08. 15 - 7:58 amGhi chép hình ảnh của Phạm Huy ThôngBữa nay thấy các bạn trên trang Soi bàn luận với nhau về con Nghê. Tôi xin góp luôn một chút hình ảnh ghi chép được trong triển lãm về “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam”. Triển lãm này do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cuối năm 2014. Đây là những hiện vật mà theo ý kiến của các nhà nghiên cứu hợp tác với bên Cục cho là thuần Việt. Tôi thích gọi các triển lãm này là “Chuẩn Nghê” cho dễ nhớ, dù rằng các hiện vật ở đây chả liên quan gì đến độ “chuẩn men” của mấy ca sĩ lờ nhờ giới tính đương thời. Các hiện vật trong triển lãm nghe đồn sẽ là tiêu chuẩn để so sánh cho đợt cao điểm loại trừ các linh vật ngoại lai hiện hay được mua sắm về bầy trong các công trình xây dựng mới (hoặc công trình trùng tu mà như ngỡ ngàng mới). Các hiện vật mới sắm thêm, nếu không theo chuẩn trên sẽ bị dỡ bỏ và “cất vào chỗ kín” (nguyên văn báo chính thống nói thế). Triển lãm trưng bày khoảng 60 hiện vật, tương đối nhiều so với diện tích phòng trưng bày chuyên đề của Bảo tàng. Tuy nhiên cách sắp xếp của triển lãm vẫn tương đối hợp lý, có cả các hình minh họa cho hiện vật. Tôi không biết nhiều về cổ vật, những ghi chú dưới các hình chụp là do tôi ghi chép lại từ triển lãm, có chút lời bình thêm, nếu có gì sai hoặc nhầm râu ông này cắm cằm bà kia thì tôi xin các bạn hãy giúp nhắc nhở. Xin cám ơn.
![]() Lư hương thế kỷ XIX – gốm – H:31,3cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Hai hiện vật hai bên là con Nghê thế kỷ XIX – gỗ – H: 25cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam
![]() Vì công năng đặc thù của hiện vật là chậu cây nên con nghê lại được thêm một đặc tính nữa là có khả chuyên chở người. Công năng này có vẻ hơi xa rời nguồn gốc của con nghê vốn ban đầu là con chó giữ nhà.
![]() Hỏa lò hình nghê – Thế kỷ XIX – đất nung – H: 31cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hỏa lò này có phần thủng để đút củi bên sườn và phần thủng để gác nồi, ấm ở trên lưng. Ngoài ra có một phần thủng khác để khói có thể bay ra từ miệng của con nghê, giống như con nghê đang chủ động nhả khói.
![]() Nghê mẹ nghê con – Thế kỷ XVII-XVIII – gỗ – H: 35cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhìn gần sẽ thấy có 4 con nghê đang bám theo mẹ. Một con dưới cằm, một con trên sườn lưng, một con trên đùi và một con nấp sau chân sau. Ngoài ra còn có 2 nhân vật người phía đầu nghê mẹ trong đó người có dáng nam dường như đang cho Nghê mẹ uống nước (hoặc rượu) còn người phía sau dường như đang ôm em bé
![]() Hộ pháp – Chùa Nhân Trai, TP. Hải Phòng – Cuối thế kỷ XVI – đá – H: 64cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Hai vị hộ pháp này đều đang cưỡi trên mỗi vị một con nghê. ![]() Giữa: Lư Hương – Thế kỷ XVII-XVIII – Gốm – H: 34cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
![]() Trái: Lư hương – Thế kỷ XV-XVI – Gốm – H: 31,5cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
![]() Cặp Nghê – Đền Độc Bộ, Nam Định – Thế kỷ XVI-XVII – Gỗ – H: 57cm – Sưu tập Bảo tàng Nam Định. Có bạn nào biết vì sao con nghê bên phải thì có 2 lỗ đục mà con nghê bên trái lại không có?
![]() Sư tử chầu ngọc – Chùa Phật Tích, Bắc Ninh – Thế kỷ XI – Đá – H:30cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
![]() Cặp Nghê – Đình Lâu Thượng, Phú Thọ – Thế kỷ XVIII – Gỗ – H:71,5cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
![]() Cặp Nghê – Đình Lâu Thượng, Phú Thọ – Thế kỷ XVIII – Gỗ – H:68,5cm – Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Lưu ý: Nếu không tính hiện vật Nghê Mẹ Nghê Con (vì không có hiện vật Nghê bố để đối chứng) thì cặp nghê ở Đình Lâu Thượng là cặp nghê duy nhất trong triển lãm tôi phát hiện thấy có giới tính. Tức là một con bên phải (theo cách bày của triển lãm) thì bụng phẳng lỳ nhưng con bên trái thì có được tạc dương vật. Và điều thú vị là con đực thì không có xích cổ trong khi con cái bụng phẳng thì cổ keo dây có treo nhiều chuông. Cùng là nghê gỗ cả thôi ác cụ ngày xưa vẫn ưu tiên giống đực gớm.
![]() (Ảnh có thể tạo tác động không tốt cho trẻ em. Cha mẹ nên cân nhắc trước khi cho con cái xem). Dương vật của nghê bên trái và vòng chuông cổ của nghê bên phải.
![]() Cặp Nghê – Đình Tiên Chưởng, Nam Định – Thế kỷ XVII-XVIII – Gỗ – H:45,5cm – Sưu tập Bảo tàng Nam Định
Cám ơn các bạn đã theo dõi. * Về linh vật Việt: - Triển lãm linh vật Việt “xịn”: sư tử và nghê trong điêu khắc cổ Việt Nam - Cửu và Long và một bầy linh vật - Nhân nói chuyện Nghê, khoe luôn hình “Chuẩn Nghê” Ý kiến - Thảo luận
12:16
Wednesday,19.8.2015
Đăng bởi:
Sam
12:16
Wednesday,19.8.2015
Đăng bởi:
Sam
Ba em rất thích có một cặp nghê sứ trong nhà để trưng nhưng em tìm không thấy đâu bán cả? Mọi người có thể chỉ giúp em 1 địa chỉ không ạ? Em xin cám ơn
14:28
Thursday,6.8.2015
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Con Mòe béo bụng
Sorry bác là em viết hơi vội nên có nhầm về Trào Phong và Rồng. Tuy cái hình đó bác gọi là con Trao Phong, nhưng hình đó ứng với bên TQ người ta gọi con Long (đứng thứ nhất trong 10 con tẩu thú). Còn bạn PGS Dương Tuấn Anh bảo Trào Phong tức là Rồng, em cũng vội chép ra để dẫn link cho bác. Nhưng chỗ này thì có thể DTA nhầm. Em mới check lại, thì Tr ...xem tiếp
14:28
Thursday,6.8.2015
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Con Mòe béo bụng
Sorry bác là em viết hơi vội nên có nhầm về Trào Phong và Rồng. Tuy cái hình đó bác gọi là con Trao Phong, nhưng hình đó ứng với bên TQ người ta gọi con Long (đứng thứ nhất trong 10 con tẩu thú). Còn bạn PGS Dương Tuấn Anh bảo Trào Phong tức là Rồng, em cũng vội chép ra để dẫn link cho bác. Nhưng chỗ này thì có thể DTA nhầm. Em mới check lại, thì Trào Phong ứng với con Phượng, là con thứ 2 trong bộ. Do Trào Phong là phượng, nên thích đậu trên cao và nhìn ra xa. Ngoài ra Phượng cũng được cho là có tiếng gáy rất lớn. Em thì mới nghe công gáy thôi, giật cả mình vì cực vang. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp