Tin tức

Tin-ảnh: Hai triển lãm hay của hai trường đại học, kèm vài tin vặt 17. 01. 15 - 6:46 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

 

HAVANA – Các công nhân chuẩn bị cho triển lãm 128 tượng acrylic to hơn gấu thực tại San Francisco de Asis Square, Havana, hôm 13. 1. 2015. Dưới khẩu hiệu: “Văn hóa cho hòa bình”, dự án United Buddy Bears cổ vũ sự hiểu biết và dung nạp lẫn nhau giữa người với người. Ảnh: Adalberto Roque.

 

PARIS – Nghệ sĩ đường phố Kouka chụp ảnh tại Paris hôm 7. 1. 2015, trước các chiến binh Bantu mà anh đã vẽ trên những của sổ của một tòa nhà Paris trước đó đã được các nghệ sĩ “chiếm dụng”. Nhiều tác phẩm từ tòa nhà này đã được đấu giá và có người mua. Ảnh: Martin Bureau

*

NEW YORK, NY – Trong bốn chuyến đi Ấn Độ từ cuối những năm 1960s tới đầu 1970s, nhà sưu tập Abby Weed Grey – người sáng lập ra bảo tàng mỹ thuật của NYU (New York University) – đã khám phá ra một khung cảnh nghệ thuật quá sức là rực rỡ, bừng nở ở Ấn sau khi có được độc lập vào năm 1947.

Một tác phẩm mà Grey mua ở Ấn Độ: Prabhakar Barwe, “King and Queen of Spades”, 1967. Giấy và sơn dầu trên canvas, 99.1 x 137.2 cm

Khi thành lập Grey Art Gallery vào 1975, Grey đã tặng một bộ sưu tập 800 tác phẩm, hơn 80 món trong số đó là mua trong thời đi Ấn. Hành động hào phóng này của Abby Weed Grey đã giúp bảo tàng của một trường đại học Mỹ có được bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại Ấn Độ quan trọng nhất.

Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn hiếm khi được bày ra cho công chúng xem một cách đầy đủ. Nay với triển lãm “Abby Grey và Chủ nghĩa Hiện đại Ấn Độ”, diễn ra từ 13. 1 tới 4. 4. 2015, 28 tác phẩm trong số này sẽ được bày, kèm theo các ghi chép của Grey.

Abby Weed Grey mất năm 1983, thọ 80 tuổi. Cùng với việc thành lập Grey Art Gallery vào năm 1975, bà còn lập và bảo trợ cho Thư viện Mỹ thuật Grey. Bà cũng cấp quỹ để sửa sang các lớp học lịch sử mỹ thuật và một số văn phòng khoa của Đại học University. Trong hình là bìa sách hồi ký của bà.

*

NEW HAVEN, CONN – Khoa mỹ thuật trường Yale danh tiếng của Mỹ mở đầu học kỳ 2015 với “Side Show”, một triển lãm dành cho cái thế giới “tin hay không thì tùy” của giải trí – sideshow – Mỹ. Trọng tâm của triển lãm là mô tả sự bất bình thường, kỳ quặc của thế giới này.

Diễn ra từ 13. 1 đến 13. 3. 2015, triển lãm vào cửa tự do, bày hơn 50 tác phẩm của 29 nghệ sĩ, trong đó có Diane Arbus, Otto Dix, John Waters, và Riva Lehrer, trải từ giữa thế kỷ 18 đến tận ngày hôm nay.

.

Triển lãm gồm các banner quảng cáo, tờ rơi, ảnh, và tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các đoàn hát xiệc và vũ hội. Người xem được chứng kiến thái độ của nghệ sĩ trước những điều cấm kỵ, những thứ què quặt, nghịch mắt của tệ phân biệt chủng tộc, thói khinh thường phụ nữ, rồi các vấn đề của chính trị, của một xã hội bị ám ảnh với những giá trị bề nổi.

Một tác phẩm trong triển lãm: David Carbone, “A Contortionist in Red”, 2000, sơn dầu trên canvas

Triển lãm này là minh chứng cho khả năng của tinh thần con người có thể vượt qua bất kỳ trở ngại nào, không gì là không thể (làm nên nghệ thuật).

“Là một nghệ sĩ, vai trò của bạn là ngồi lại và quan sát một cách khách quan. Nếu để trở thành một phần của show đời quái dị này, bạn đã toi. Bạn sẽ chỉ là một con điếm khác (của show). Công việc thực sự của một nghệ sĩ là dùng cái thứ đang diễn ra, chứ không để nó dùng mình.” Roger Brown, Dialog magazine 1987

Roger Brown, “Can’t Never Could /The Courage To Face The Trials And Bring A Whole New Body Of Possibilities Into The Field of Interpreted Experience—That Is the Artist’s Deed. Joseph Campbell”, 1991, sơn dầu trên canvas. Ảnh: William Bengston.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả