|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnNhân nghe tranh cãi về chuyện làm từ thiện 06. 06. 16 - 5:43 pmTam NguCứ đến tháng Bảy âm, cả nhóm lại đóng tiền để mua gạo phát từ thiện. Một bịch 5 kí. Ai nấy khi phát gạo đều hy vọng thấy những người nghèo thật nghèo, áo rách, tóc hôi. Nhưng người đến nhận trông không có vẻ gì là nghèo đói. Cả nhóm ngó nhau thất vọng ra mặt, nhưng mà trưởng tràng vẫn ung dung, ân cần trao gạo cho người ta. “Sao không có người thật nghèo?” “Rồi sẽ đến tay người cần gạo, yên tâm đi. Miễn là trong tim ta thiết tha mong gạo ấy đến được với người nghèo”. Từ thiện thì dĩ nhiên mục đích lớn nhất là mang cái-mà-mình-nghĩ là người khác thiếu đến cho người ta. Nhưng giữa cái người ta cần với cái mình nghĩ là người ta “nên cần” có một khoảng cách lớn. Người ta cần con cá, nhưng mình bảo người ta “nên cần” cái vó đánh cá. Mình nghĩ người ta cần một nhà vệ sinh sạch nhưng người ta lại thích ỉa đồng cho mát. Thậm chí khi cho cụ thể là con cá như ý thích đấy, thì con cá có đến được tay người cần cá không lại còn nhiêu khê. Con đường từ thiện gập ghềnh, nhiều mâu thuẫn giữa bên cho bên nhận, lại lắm kẻ nhảy vào ăn chặn hoặc ngăn chặn, khiến cho đôi lúc để đi được hết con đường ấy, người ta phải có một niềm an ủi mơ hồ: “Chỉ cần đi để lòng mình được cảm giác tốt lành”. Đó là cái lợi đầu tiên và lớn nhất cho xã hội. Còn gì tuyệt hơn khi xã hội có nhiều người muốn được làm cái gì đó “thiện”. Nhưng cảm giác tốt lành trong tâm hồn không phải lúc nào cũng có được khi làm từ thiện. Sự thờ ơ trước những món quà từ thiện, đối tượng đến nhận sai bét so với dự tính, rồi tình trạng năm nay môi tím chân trần năm sau cũng vùng đó vẫn môi tím chân trần vì áo rét đã vứt sạch trong mùa hè… có thể làm các nhà hảo tâm thất vọng, chuyển từ làm từ thiện cho những người dưng không biết mặt, sang những đối tượng có quen biết, lại với niềm an ủi mới: “Giúp đâu xa bằng giúp gần nhà…” Nói về từ thiện thì khôn cùng, kiểu gì cũng đưa đến cãi nhau được. Trong cái tốt sẽ có người nhìn thấy cái hại nào đó, thế là cãi nhau… Một việc khởi đầu đầy hào hứng và hướng thiện rồi thể nào cũng bị nhìn ra khía cạnh thiển cận nào đó, kiểu sao không tặng con gà cho nó ấp trứng thành đàn gà to mà lại tặng đùi gà rán… Cứ thế, mọi người phê bình, soi xét nhau. Người ta ít chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp cụ thể để thu hút được nhiều người tham gia nhất, ít bị địa phương xà xẻo nhất, người ta đi vào tầm “thượng tầng” khi phân tích động cơ của từ thiện, về làm từ thiện thế nào thì tôn trọng nhân phẩm người nhận. làm từ thiện thế nào mới là có hiểu biết, làm không đúng phương pháp thì sẽ làm mất niềm tin về từ thiện của xã hội ra sao, người nghèo lẫn người giàu bị lợi dụng ra sao… Nói một cách “huề tiền” thì mọi tranh cãi đều tốt cả, cũng như mọi loại hành động gọi là từ thiện đều tốt cả, đến từ thiện tâm hay có mục đích khác lớn hơn đằng sau, rút cuộc cũng có người được hưởng cái mà người khác có dư và sẵn lòng đem cho. Cũng đừng quá lo lắng làm người khác nhụt chí khi phải kể ra những mặt trái của từ thiện, như cảnh báo nhau những ổ gà, đoạn nguy hiểm trên con đường cùng đi. Nếu thật người ta đã có thiện tâm thì cũng như đã có dục vọng, không giải phóng niềm yêu thích đó cách này thì cũng cách khác, lúc này chưa hài lòng với đối tượng từ thiện này thì thể nào cũng tìm được đối tượng khác để mà cho. Chỉ sợ rằng lắm kẻ, tuy giàu có đó, nhiều hiểu biết đó, nhưng vì bản thân không muốn làm từ thiện, nên moi móc ra bao nhiêu cái hớ hênh, hôi hổi thiếu tổ chức của từ thiện, cốt để không phải móc hầu bao, yên ổn sống khi xung quanh vẫn còn dày đặc người nghèo. Ý kiến - Thảo luận
19:11
Monday,6.6.2016
Đăng bởi:
nguyễn tâm
19:11
Monday,6.6.2016
Đăng bởi:
nguyễn tâm
Bài viết quá hay và nhiều chi tiết giúp cho những người đi làm từ thiện học hỏi kinh nghiệm!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp