Ở Đâu - Làm Gì

SOMA: lại ảo giác! 15. 11. 10 - 7:38 am

L.D lược dịch

 

Nấm ruồi từ lâu đã là đề tài trở đi trở lại của Carsten Höller kể từ năm 1994, nhưng lần này, tại Hamburger Bahnhof, Berlin nhiều khả năng là lần cuối cùng người xem phải “ăn” món nấm độc.

Triển lãm lấy tên Sona – một thức uống huyền thoại ở thế kỷ 2 trước Công nguyên có thể đưa ta vào thế giới thần linh, xin giàu sang, sức mạnh (“Ta uống Sona, ta thành bất tử, ta thấy ánh sáng, ta thấy thần linh” – Rigveda, VIII, 48).

Bắt đầu từ ngày 3. 11. 2010, kéo dài đến 6. 1. 2011, triển lãm chia làm hai khu, mỗi khu đều gồm:
– một số nấm nhựa đỏ và trắng để sắp đặt
– nấm ruồi khô đông lạnh
– 6 con tuần lộc sống
– 12 con hoàng yến hót véo von
– 4 lồng chuột
– 1 con ruồi
– máy tạo băng
– tủ lạnh

Bắt chước thí nghiệm khoa học, một nhóm sẽ lấy nước tiểu từ 6 con tuần lộc đã ăn nấm ruồi độc, trong khi một nhóm khác lấy nước tiểu từ tuần lộc không xơi nấm.

Du khách có thể đăng ký ở lại một đêm trên chiếc giường đặt ngay giữa triển lãm, từ đó có thể quan sát tác dụng gây ảo giác của nấm lên bầy thú. Sắp đặt này khiến người ta liên tưởng tới nhà nấm độc học Robert Gordon Wasson, tới giả thuyết gây tranh cãi của ông liệu có phải nấm ruồi là một nguyên liệu bí ẩn trong nước Soma không –  thứ nước uống được dân thành Vedic (Ấn Độ) tạo ra 5.000 năm trước hầu đạt được trạng thái ý thức cao nhất.

Khách có thể ngủ đêm tại đây, nhưng phải đăng ký trước, với nhiều thủ tục kèm theo…

Nhưng Carsten Höller – xuất thân là nhà khoa học – lại không làm triển lãm này để đưa ra những kiến thức chính xác kiểu khoa học. Ngược lại, ông muốn khuyến khích mọi người trải nghiệm sự không chắc chắn.

“Tôi muốn mọi người thảo luận xem Soma có thể là gì. Tôi luôn luôn say mê cái ý tưởng rằng việc ta trải nghiệm được đời sống nội tâm của ta chính là một sản phẩm của văn hóa. Và liệu ta có thể tiếp cận một thế giới hoàn toàn khác? Soma có phải là một phương tiện đưa đường?” Carsten nói.

Một số ảnh chụp triển lãm do Colleen Barrett thực hiện:

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả