Bàn luận

Gossip cuối tuần: Có nên chịu chết đợi nhà phê bình? 19. 07. 12 - 10:45 pm

Kit & Kat

 

Kit: Kat ơi, sao đọc tin triển lãm mãi rồi chán quá. Xem tường thuật triển lãm mãi rồi cũng chán, mặc dù mỗi triển lãm mỗi khác nhau?

Kat: Chán là chán thế nào?

Kit: Chán vì suy cho cùng như tôi chẳng hạn, chỉ là người yêu tranh pháo, đua đòi tìm hiểu mỹ thuật chứ có biết gì nhiều đâu, xem cái gì cuối cùng vẫn muốn nghe người trong nghề bình phẩm, phân tích, nhưng đợi mãi chẳng thấy có gì để đọc.

Kat: Ừ, đúng là hầu như không có bài phê bình nào nghiêm túc sau mỗi triển lãm, trừ các “còm men” mang tính chất tự phát trên mấy diễn đàn hoặc FB.

Kit: Mà mỹ thuật, dù rằng các tác giả bao giờ cũng có cái câu rất cliché: “Mỗi người có cảm nhận riêng,” nhưng người ta vẫn mong chờ được biết cái cảm nhận riêng của các nhà phê bình mỹ thuật chứ.
Như tôi chẳng hạn, tôi ước ao biết bao nhiêu được biết cái mình đang xem thuộc trường phái gì? Làm có “tới” không? Bị ảnh hưởng ai?… Mà những cái ấy, chỉ có nhà phê bình chuyên nghiệp nói mới chuẩn.

Kat: Chắc các nhà phê bình không được đãi ngộ xứng đáng nên đã bỏ nghề hết chăng?

Kit: Theo anh đãi ngộ nhà phê bình thế nào thì gọi là xứng đáng?

Kat: Đãi ngộ thế nào cho xứng thì cũng khó nói. Nếu đã có đam mê thì thù lao ít nhiều cũng không phải là vấn đề. Không thể vì ít tiền mà không nói ra những suy nghĩ về tác phẩm.

Kit: Tôi lại nghĩ đó chính là vấn đề đấy. Đâu phải lúc nào cũng có tác phẩm hay để mà khen. Mà viết bài chê xong rồi thù lao vừa không có, vừa mua thù oán vào thân thì viết làm gì. Chưa kể là cũng ít cái đáng để mà chê cơ. Chỉ đáng một cái lắc đầu ngán ngẩm.

Kat: Ừ, thiếu tác phẩm xứng đáng để phê bình cũng là một cái khó, nhưng mà bây giờ đổ tội là không có tác phẩm xứng đáng để phê bình thì cũng chẳng khác nào chê trứng không ngon nên đặt vòng cho gà không đẻ nữa, và không đẻ nữa thì biết bao giờ mới có trứng ngon?

Kit: Tôi không hiểu các nhà phê bình mỹ thuật, khi thi vào trường Mỹ thuật đều đã biết công việc sau này của mình sau này là thế nào rồi, thế mà cầm tấm bằng ra, họ chỉ viết những bài khen chung chung, nhàn nhạt, văn phong mượt mà, áp vào triển lãm nào cũng được, thế là sao?

Kat: Vấn đề ở đây là dường như nước ta chỉ có rất ít nhà phê bình, nhưng hầu hết đã lớn tuổi, cũ kỹ, và không còn hứng thú với phê bình, thậm chí là sợ phê bình. Có thể họ thấy đi vẽ tranh, đi làm performance art, đi nghiên cứu văn hóa chung chung, thậm chí là đi tu thì vui hơn, dễ thở hơn…

Kit: Nhưng cả tuổi trẻ của họ, hình như họ cũng chỉ viết được các bài tiểu sử họa sĩ. Bây giờ thì họ viết những bài giới thiệu đỡ đầu triển lãm, dán ngay ở cửa ra vào…

Kat: Đúng… Thế hệ phê bình trẻ thì hình như cũng đi theo con đường ấy. Một số người được đào tạo ở nước ngoài về thì cũng chỉ có những bài phê bình nhàn nhạt, mướt mát kiểu viết cho Tây đọc trên tạp chí Heritage.

Kit: Thế theo anh, có cách nào để người xem mỹ thuật được đọc phê bình mỹ thuật đúng nghĩa?

Kat: Theo tôi, đầu tiên và dễ nhất là mời chuyên gia nước ngoài về phê bình. Như đã áp dụng với vấn đề quy hoạch đô thị ấy.

Kit: Phải, phải… Tây mà chê nghệ sĩ Việt thì cũng không sợ bị lườm. Đằng nào cũng về nước mà…

Kat: Kế là đừng trông chờ gì vào giới phê bình mỹ thuật đã có tên tuổi lâu nay nữa. Coi như họ “chết” rồi đi, đừng ép họ ra chiến trường nữa. Thay vào đó, khuyến khích độc giả và nghệ sĩ tự học và thực tập phê bình với nhau, theo một tinh thần cầu thị, không bè phái, không dìm hàng ném đá, tôi nghĩ thế…

Kit: Tôi thà đọc những bài dìm hàng ném đá còn hơn những bài tưới nước đường với rải hoa hồng. Trong lúc dìm hàng, ném đá, tôi còn học được nhiều hơn, vì những lời chê thì thường cụ thể hơn, vào “ca” hơn. Khen thì thế nào mà chẳng được, con đường dễ nhất của cái gọi là phê bình mà.

Kat: Cũng có phần đúng… Nhưng quan trọng nhất là phải biến việc phê bình và được đọc phê bình nghệ thuật thành nhu cầu của công chúng xem nghệ thuật. Có cầu ắt sẽ có cung

Kit: Thì đã bảo, nhu cầu đương nhiên lúc nào chả có. Ai có tí trí thức mà chẳng có chút nhu cầu nổ với người yêu hay bạn bè về tác phẩm này tác phẩm kia khi đi xem triển lãm. Vấn đề là cầu thì có mà cung thì không. Riết rồi đi xem mỹ thuật chán như đọc một quyển sách mãi không hiểu nhưng không có ai giảng cho…

Kat: Thì thế mới phải tự tạo nguồn cung: phải làm sao biến việc phê bình mỹ thuật thành công việc của tất cả các bên liên quan, từ nghệ sĩ đến người muốn phê bình – đó có thể là nhà phê bình, đến công chúng đi xem…

Kit: Anh nói thế… Anh khuyến khích độc giả, nghệ sĩ tự học rồi thực tập viết phê bình với nhau, tôi lại thấy có một cái khó lù lù: đó là các ông phê bình sẽ bảo, chúng mày biết gì mà viết, đọc rõ là cái giọng không có chuyên môn…

Kat: Quả có vậy. Các nhà phê bình thì không mấy khi phê cho ra hồn, nhưng có người tập tọng làm công việc ấy, dù là với tinh thần cầu thị, thì ngay lập tức phán cho một câu xanh rờn “biết gì mà phê”, đúng kiểu thánh địa của tao, tao đái một vòng xung quanh rồi thì cấm đứa nào bén mảng bước qua bãi nước đái đấy mà vào… Nhưng thế là chúng ta đã bẫy được các nhà phê bình rồi đấy! Cứ viết liều vào đi, rồi họ phải tức tối mà lao ra khỏi thánh địa và mở miệng.

Kit: Còn nếu họ không mở miệng, họ chỉ nhếch mép cười khinh bỉ chúng ta?

Kat: Thì khi đó ta hoàn toàn có quyền khinh họ.

Kit: Vâng, tôi cũng chỉ mong đến được cái ngày ấy. Ngay từ ngày mai, tôi sẽ thực tập viết một bài phê bình.

Kat: Nhưng anh đi triển lãm nào?

Kit: Một performance ở ngay trong thành phố này.

Kat: Vâng, viết cho trung thực vào, đừng vì quá mong làm một nhà phê bình nổi tiếng mà dập vùi vô cớ. Cái trò ấy cũng bị khinh đấy.

Kit: Anh yên tâm, tôi có thể bị ghét, nhưng không để ai khinh. Quan trọng là vì tôi không sống bằng nghề viết phê bình. May thế.

Kat: Vâng, các anh bao giờ chẳng thế, làm nghiệp dư thì tốt, làm đúng nghề thì chẳng ra gì.

Kit: Anh nói cứ y như các bác phê bình lão thành ấy nhỉ?

Kat: Không, lão thành không nói thế. Lão thành sẽ khen anh. Các bác phê bình lão thành sẽ chỉ khen thôi. Thành bệnh rồi.

 

*

Bài tương tự:

– Gossip cuối tuần: Phản cảm! Cẩn thận với các Lão Hồng Vệ Binh!
– Gossip cuối tuần: Niềm vui hoang dã của người làm văn hóa

– Gossip cuối tuần: Gửi kẻ cắp, gửi bà già, và gửi Bộ Văn hóa

– Gossip cuối tuần: Đừng tưởng thời xưa đã tốt lành hơn về đạo đức. Nhưng…
– Gossip cuối tuần: Ai phải xấu hổ? Thu Minh hay báo chí?

– Gossip cuối tuần: Hán hóa rồi thì đến Hàn hóa…

– Gossip cuối tuần: Noi theo Phạm Ngà? Bám theo Phạm Ngà?

– Gossip cuối tuần: Vẽ gì khi người mua hết tiền?

– Phạm Ngà – khi cá mập muốn sống theo nước lợ

– Gossip cuối tuần: Có nên chịu chết đợi nhà phê bình?
 
– Gossip cuối tuần: Ta không lạc hậu, chỉ có chúng biến thái
 
– Gossip cuối tuần: Khẩu hiệu mới cho những người chống Tàu

 

 

*

Kit & Kat:

- Gossip cuối tuần: Phản cảm! Cẩn thận với các Lão Hồng Vệ Binh!

- Gossip cuối tuần: Niềm vui hoang dã của người làm văn hóa

- Gossip cuối tuần: Gửi kẻ cắp, gửi bà già, và gửi Bộ Văn hóa

- Gossip cuối tuần: Đừng tưởng thời xưa đã tốt lành hơn về đạo đức. Nhưng…

- Gossip cuối tuần: Ai phải xấu hổ?
Thu Minh hay báo chí?

- Gossip cuối tuần: Hán hóa rồi thì đến Hàn hóa…

- Gossip cuối tuần: Vẽ gì khi người mua hết tiền?

- Gossip cuối tuần: Noi theo Phạm Ngà? Bám theo Phạm Ngà?

- Gossip cuối tuần: Có nên chịu chết đợi nhà phê bình?

- Gossip cuối tuần: Ta không lạc hậu, chỉ có chúng biến thái

- Gossip cuối tuần: Khẩu hiệu mới cho những người chống Tàu

Ý kiến - Thảo luận

20:00 Saturday,21.5.2022 Đăng bởi:  Trinh Binh An
"Khuyến khích độc giả và nghệ sĩ tự học và thực tập phê bình với nhau" - Hoàn toàn đồng ý
...xem tiếp
20:00 Saturday,21.5.2022 Đăng bởi:  Trinh Binh An
"Khuyến khích độc giả và nghệ sĩ tự học và thực tập phê bình với nhau" - Hoàn toàn đồng ý 
9:10 Thursday,26.7.2012 Đăng bởi:  Ngân
Đọc xong bài này thấy mắc cười. Bổ sung thêm một thực tế là: Nhiều bạn học lý luận phê bình ở trường Mỹ thuật "Yết Kiêu" xong thì đi làm tác phẩm đương đại cơ, không thích làm phê bình. Còn có những người viết báo thì cứ bị quàng cho cái từ nhà phê bình. Nếu "nhà phê bình" dạng này mà nêu chính kiến của họ, không lệ thuộc vào Thông cáo báo chí, không khen
...xem tiếp
9:10 Thursday,26.7.2012 Đăng bởi:  Ngân
Đọc xong bài này thấy mắc cười. Bổ sung thêm một thực tế là: Nhiều bạn học lý luận phê bình ở trường Mỹ thuật "Yết Kiêu" xong thì đi làm tác phẩm đương đại cơ, không thích làm phê bình. Còn có những người viết báo thì cứ bị quàng cho cái từ nhà phê bình. Nếu "nhà phê bình" dạng này mà nêu chính kiến của họ, không lệ thuộc vào Thông cáo báo chí, không khen triển lãm nào đó, nghệ sĩ của triển lãm đó thường sẽ nhảy vào than rằng, "nhà phê bình" mà viết thế thì nền phê bình mỹ thuật của VN kém cỏi lắm thay, rằng tác phẩm của tui hay thế, đẹp vậy mà không nhận ra, rằng "nhà phê bình" mà còn thế thì công chúng sẽ thế nào... thật là mắc kẹt giữa mọi làn đạn! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả