|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học thứ Tư: Nọc rắn, nọc phụ nữ, nọc nào cũng chết 01. 02. 12 - 6:36 amGiGi và MM tổng hợp, bình tranh
Thứ Tư lần trước chúng ta đã biết, quân Hy Lạp muốn thắng quân Troy thì phải có được bộ cung tên của Hercules, hiện nằm trong tay người bạn thân chàng là Philoctetes. Nhưng Philoctetes đang ở đâu? Lại phải quay lại thời kỳ đầu của cuộc viễn chinh, khi người Hy Lạp bắt đầu đưa hạm đội hùng mạnh của mình vượt đại dương tiến về phía Troy. Philoctetes cũng là một trong số những người tham gia cuộc viễn chinh. Trên đường đi, ngang qua đảo Chryse, Philoctetes thấy trên đảo có một ngôi đền thờ thần Athene. Chàng bèn lên đảo, đang chuẩn bị sửa soạn cúng tế thì bất thần, một con rắn từ trên bàn thờ lao xuống cắn vào chân. Đám binh sỹ Hy Lạp vội vàng đưa Philoctetes xuống thuyền thì nọc rắn đã làm vết thương sưng tấy, bốc mùi hôi thối hết sức khó chịu. Đau đớn không chịu nổi, Philoctetes kêu la ầm ĩ. Cuộc viễn chinh vừa mới bắt đầu, sợ chuyện xui xẻo của Philoctetes làm ảnh hưởng đến tinh thần binh sỹ, hai anh em người cầm đầu quân Hy Lạp Agamemnon bàn với Odysseus hay là để quách Philoctetes lại chỗ nào đó cho nhẹ nợ! Thế là nhân lúc Philoctetes đang ngủ say, Odysseus sai binh sỹ đưa Philoctetes lên một cái thuyền nhỏ, rồi chèo vào một đảo hoang có tên là Lemnos, để lại cả thuyền lẫn người ở lại đó! Cũng may là Odysseus còn ra lệnh để lại cho Philoctetes một ít thức ăn đủ để sống một thời gian… Bị bỏ lại trên đảo hoang, Philoctetes không chết, cứ thế sống trong hang, uống nước suối, săn bắn kiếm ăn cho qua ngày. Vết thương do rắn cắn, qua mười năm – tức là suốt thời gian quân Hy Lạp vây hãm Troy – vẫn chưa khỏi (!) Trong lòng Philoctetes chỉ ôm một mối hận với hai anh em nhà Agamemnon cùng Odysseus, tự nhủ lòng nếu có cơ hội gặp lại ba người thì sẽ dùng cung tên bắn chết cả ba, khỏi phải phân bua chi cho dài dòng! Bây giờ phải đi tìm lại Philoctetes để thuyết phục chàng mang bộ cung tên có tẩm độc của Hercules quay lại chiến đấu với quân Troy, Odysseus cũng hơi ngán ngẩm, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên đời nào Philoctetes nhận lời. Không những thế, nếu không có người ngoài can ngăn thì Odysseus đã nhận một mũi tên độc của Philoctetes rồi! Đúng vào lúc hai bên đang căng thẳng, bỗng nhiên sấm rền, ánh sáng tỏa ra rực rỡ, hồn phách của Hercules, sau khi chết đã được lên đỉnh Olympus, xuất hiện. Hercules ra lệnh cho bạn mình phải dẹp bỏ hết oán thù cá nhân để sát cánh cùng với những người Hy Lạp chiến đấu hạ thành Troy. Hơn thế nữa, Hercules cho biết: chỉ có quay lại hàng ngũ Hy Lạp, vết thương do rắn cắn của Philoctetes mới được một danh y là Podalirius chữa khỏi. Nghe lời người bạn anh hùng, Philoctetes quyết định đi cùng Odysseus quay lại Troy chiến đấu.
Sau khi được chữa khỏi vết thương do rắn cắn, Philoctetes hoàn toàn khôi phục lại sức lực và hăng hái ra trận. Nạn nhân đầu tiên của Philoctetes chính là hoàng tử mê gái Paris. Không biết tài thần xạ của Philoctetes, Paris mù quáng xông về phía đối phương. Philoctetes giương cung đặt tên, nói: “Thằng giặc này chính là căn nguyên của mọi tai họa. Giờ chết của mi đã điểm!” Mũi tên độc vút đi trúng bụng Paris. Quân Troy vội vàng ào ra cứu hoàng tử của họ vào thành. Nhưng “mặc dù đã tận tình cứu chữa”, chất độc vẫn phát tác, không tài nào chữa khỏi. Paris nhớ đến lời người vợ thuở ban đầu, nàng Oenone, khi chàng còn chăn cừu trên núi Ida. Khi ấy, Paris vẫn chỉ biết chấm cừu béo, cừu gầy, chứ chưa được chấm thi hoa hậu cho ba nữ thần đẹp nhất thế gian… Hồi ấy, Oenone đã nói với Paris rằng nàng biết một loại thuốc có thể giải được mọi thứ nọc độc trên đời. Lúc này, Paris vội vàng nhờ người hầu cáng chàng lên núi tìm lại người vợ cũ với hy vọng nàng sẽ giải độc cho. Nhưng hỡi ôi, khi gặp lại Oenone, nàng đã cương quyết cự tuyệt lời cầu xin của Paris. Paris đành quay xuống núi và trên đường về, chàng qua đời. Đúng bản chất phụ nữ, khi nghe chồng cũ chết, nàng Oenone lại đổi sang vô cùng hối hận. Nàng đến tận nơi đang diễn ra lễ hỏa táng của chồng rồi gieo mình vào đống lửa, tự tận. Trong vụ này, có thể nói, Paris đã chết cú đúp: đầu tiên là nọc rắn, kế tới là nọc vợ (cũ). Câu chuyện rắn rết cũng hết. Tuần sau mời bạn tạt sang câu chuyện nổi tiếng nhất về thành Troy.
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn? Ý kiến - Thảo luận
21:45
Wednesday,1.10.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
21:45
Wednesday,1.10.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
Số phận của Paris là tại thần Zeus !!!
Paris sống với Oenone. Sau đi chăn cừu thì lại bị Zeus giao cho quả táo bắt phân chia cho Hera, Athena, Aphrodite. Paris tặng quả táo cho Aphrodite, thế là nữ thần bày kế cho để quyến rũ Helen - người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Paris có Helen một cái, quên béng luôn Oenone ! Ấy là đến bây giờ, Oenone ghen tuông, cóc thèm chữa trị cho Paris nữa. Paris chết là do thần Zeus !
10:16
Thursday,2.2.2012
Đăng bởi:
Nhat Linh
Nhất trí cao với anh Rau muống! Những người phụ nữ như vậy không nhiều, và ae ta nhất định phải dành cho họ những tình cảm tốt đẹp nhất phải không anh.
P/s : em sorry, dt của em bị hỏng mà đầu năm bọn nó chưa mở hàng để sửa nên không cách gì liên lạc với anh được. Em lại ko muốn đổi dt vì đang dùng quen. Mấy hôm nữa ae mình gặp nhau nhé. ...xem tiếp
10:16
Thursday,2.2.2012
Đăng bởi:
Nhat Linh
Nhất trí cao với anh Rau muống! Những người phụ nữ như vậy không nhiều, và ae ta nhất định phải dành cho họ những tình cảm tốt đẹp nhất phải không anh.
P/s : em sorry, dt của em bị hỏng mà đầu năm bọn nó chưa mở hàng để sửa nên không cách gì liên lạc với anh được. Em lại ko muốn đổi dt vì đang dùng quen. Mấy hôm nữa ae mình gặp nhau nhé. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Paris sống với Oenone. Sau đi chăn cừu thì lại bị Zeus giao cho quả táo bắt phân chia cho Hera, Athena, Aphrodite. Paris tặng quả táo cho Aphrodite, thế là nữ thần bày kế cho để quyến rũ Helen - người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Paris có Helen một cái, quên béng luôn Oenone ! Ấy là đến bây giờ, Oenone ghen tuông, cóc thèm chữa trị cho Paris n
...xem tiếp