Bàn luận

Chuyện đô thị: Gà gáy như khóc và hàng xóm cường quyền 14. 02. 16 - 1:40 pm

Thường Nga

.

 

.

Ở tập thể nhiều năm nay, tôi đang bị nạn gà gáy hành hạ. Tôi từng viết bài về chuyện này, có đoạn:

“Sáng thức dậy sớm vì gà như khóc trong tiếng gáy rền rĩ. Chúng bị nhốt trong chuồng chật để tạo lớp đặc sản ‘mỡ gà’. Dù thành phố đã cấm nuôi gia cầm, nhiều nhà vẫn nuôi vỗ gà cho ngày Tết, để rồi chây ì, thậm chí cãi cùn với những hàng xóm mất ngủ. Bất chấp mùi tỏa ra từ chuồng gà ở các diện tích chung, nhiều vị, thường không phải Hà Nội gốc, vẫn vỗ ngực mình đang nuôi “gà sạch”, (hết trích bài báo).

Cho đến nay, cả nhà tôi vẫn bị nạn này hành hạ. Ở những thời gian khác nhau sau bài viết trên, tôi vẫn ấm ức viết trên một thứ nhật ký offline của mình. Dưới đây là vài đoạn:

Tháng 10. 2015: Những tiếng ồn không mong muốn (như gà gáy, loa phường) làm mình sắp tét phần hồn (thầm chửi bậy), ngoài phần xác. Một sức đẩy đuổi mình ra khỏi nhà của mình (đã có lúc muốn tìm nơi khác để ở chỉ vì không chịu nối tiếng gà).

Tháng 12. 2015: Tiếng gà, loa phường có muốn bóp chết hồn đô thị? Còn nhớ cách đây đôi năm chính những vị nuôi gà này bảo: Các vị cũng nhà quê chứ là cái quái gì. (Vâng, nhà tôi quả thực mới ra Hà Nội khoảng 1 thế kỷ về trước). Con rể họ còn nói, đại ý: Diện tích chung của tập thể trước cửa nhà (mà họ dùng nuôi gà) là thuộc về nhà tao. Tôi tự hỏi vị này tốt nghiệp gì đó về Công nghệ thông tin mà nhận thức sao “ao tù” quá.

.

Họ tưởng tôi phê phán chuyện họ nuôi gà là ra ý mình cao quý đây. “Mày cũng chẳng là cái quái gì”? Họ ra ý tôi nào có cao quý gì, cũng gốc “quê” như họ thôi mà làm bộ. Vâng, chất quê đâu có cạn kiệt trong hồn tôi. Tôi dám chắc mình cũng thư giãn trong tiếng gà gáy, nếu đang ở nông thôn, chứ không bị giam giữa những “thành giếng” – là những tòa tháp cao tầng ở đô thị. Vả lại, tiếng gà gáy ở nông thôn chắc là sảng khoái, không rên rỉ như tiếng khóc của những con gà bị nuôi nhốt cả năm, không được bay nhảy trong khung cảnh thiên nhiên như bạn chúng ở nông thôn. Vậy sự khác biệt giữa nhà tôi và những kẻ cố cấy, một cách thô thiển, những dấu hiệu quê ở đất đô thị kia – là tôi và con gà đều là những nạn nhân về phần xác, lẫn nạn nhân về phần hồn của những kẻ sống ở đâu cũng chỉ biết đến “khoái khẩu”. Trong mơ, họ chắc tứa nước miếng trong cảm giác con gà càng nuôi nhốt càng béo ngậy, còn cả nhà tôi thức dậy vì tiếng kêu khóc của kẻ bị vỗ béo rồi thịt.

Nhưng càng ngày tôi càng không căm thù chú gà bị vỗ béo nữa, mà nhận thức được sự vô hồn của chủ nó. Tôi chợt nghĩ biết đâu các vị hàng xóm nuôi gà này thư giãn trong tiếng gà gáy, vì thời còn cố giữ tình “hữu nghị”, họ từng phấn khởi khoe: con này gáy to!

.

*
Tôi đang đọc nhiều hơn về tác động của các Bộ “sức mạnh” tại xứ Liên Xô cũ – nơi về mặt hình thức vẫn chấp nhận hình thái nhà nước dân chủ tư sản. Tôi chợt nghĩ đến những người đang nuôi gà kia – những người có con đang công tác trong một “Bộ sức mạnh”, luôn gây gổ với hàng xóm và những khách vãng lai, phải chăng họ đang muốn thử gồng các cơ bắp – loại cơ bắp của một gia tộc có “người nhà” làm trong một “bộ sức mạnh”?

Hôm qua, khi tôi xuống góp ý với họ (lần thứ n), người đứng đầu gia đình vừa nhảy dựng lên, vừa có ý trốn chạy. Tôi chợt nhớ có đôi lần ai đó nói rằng người Việt không hiểu được những câu chuyện tử tế và những khuyến nghị về tôn trọng pháp luật của anh đâu. Cái mà họ hiểu là cơ bắp, là câu chuyện thô thiển, là ngôn ngữ đầu gấu. Tôi từng đọc được ở đâu đó, rằng đây là một biểu hiện của xã hội kiểu Khổng giáo (coi trọng vũ lực). Người Nga thì nói trong các xã hội chuyên chế, người dân thường phục tùng sức mạnh quyền-tiền… Tôi từng thấy con cái gia đình nuôi gà này lao vào cùng thân mẫu họ chửi bới những người vãng lai vì đã không tôn trọng “mặt tiền” của căn hộ tầng 1 của họ.

Hiện tại, tôi khá bế tắc trong kiểu chiến tranh “cù nhầy” mà những kẻ nuôi gà kia đang tiến hành để chống lại một gia đình phải làm lụng quanh năm suốt tháng (mà không có ngày nghỉ, ngày lễ) như gia đình tôi – những người chỉ hồi phục sức khỏe nhờ giấc ngủ. Những lời khuyên kiểu “xuống bẻ cổ con gà” – mà một hàng xóm khác từng dùng, và có tác dụng – vẫn là một cung cách tôi chưa từng dùng trong quan hệ với xóm giềng, kể cả với những vị “chày cối”, khố dây, được đằng chân lên đằng đầu. Trong mắt nhà nuôi gà, có thể họ không tin một kẻ như tôi có thể “trả đũa rắn”?

.

Nhớ lại thời bao cấp, cha mẹ mình cũng phải tỏ ra nhũn như chi chi trước những sự công nông hóa, quần chúng hóa. Thực ra cái trò trọng nông ức… trí này bắt đầu từ các thủ trưởng phân bắc phân xanh, kéo thuốc lào như hồi kèn xung trận bước vào chương trình học tập Đại trại.

Nhưng cũng chưa biết được. Nếu xót giấc ngủ người nhà mình quá, biết đâu một sớm mai tôi sẽ xông xuống nhà họ và làm một dạng phá phách nào đó? Trong máu tôi có di căn của các thế hệ trước – ba đời học gạo đỗ đạt để rồi đều đi tù vì chống Pháp. Tôi vẫn ngờ rằng mình thực ra có chút “máu điên”. Hiện tại, tôi chỉ biết ghi lại các cảm nhận của mình để làm nguội máu.

Thế hệ con tôi có những công cụ siêu hơn thế hệ tôi nhiều, đó là Công nghệ thông tin. Cũng về chủ đề con gà bị vỗ béo, chúng diễn đạt trên không gian 3 chiều trong một trailer, như một cuốn phim. Sự bộc bạch tưởng chừng thô hơn, không cố “hoa lá cành” như thế hệ trước, nhưng vẫn đượm một sự chua xót riêng, và chung quy, phản ứng của trí thức vẫn chỉ là một sự bất lực.

 *
Hí họa từ trang nàytrang này

Ý kiến - Thảo luận

22:03 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Thường Nga
Cảm ơn candit. google mái không đọc được bài thơ. Vừa may có người bạn gửi cho từ phây của ô. Trần Kỳ Trung...
...xem tiếp
22:03 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Thường Nga
Cảm ơn candit. google mái không đọc được bài thơ. Vừa may có người bạn gửi cho từ phây của ô. Trần Kỳ Trung... 
20:23 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  dilletant
@ candit: Đọc sách thấy nói có (ít nhất) ba cách trị nước: bằng chuyên chính (đe nẹt, thỉnh thoảng làm thật, cũng là một cách đe nẹt, ví dụ sử Trung quốc, hay hồi ký của các cụ VN hoạt động ỏ TQ đầu TK 20 đề cập "chuyên chính gia đình", chồng lấy mạng vợ, vợ chấp nhận, bố mẹ để con lại đâu đó; xin không đề cập VN lúc đó 100% thuộc địa cầm con đợ v
...xem tiếp
20:23 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  dilletant
@ candit: Đọc sách thấy nói có (ít nhất) ba cách trị nước: bằng chuyên chính (đe nẹt, thỉnh thoảng làm thật, cũng là một cách đe nẹt, ví dụ sử Trung quốc, hay hồi ký của các cụ VN hoạt động ỏ TQ đầu TK 20 đề cập "chuyên chính gia đình", chồng lấy mạng vợ, vợ chấp nhận, bố mẹ để con lại đâu đó; xin không đề cập VN lúc đó 100% thuộc địa cầm con đợ vợ), thứ hai: đức trị (làm gương, bây giờ chắc khó, vì chắc chỉ thích hợp với các xã hội chủ nghĩa tập thể), thứ ba, bằng pháp luật. Còn về dân chủ, thì Locke nói rất sớm (ba thế kỷ trước): có pháp luật mới có tự do (where there is no law, there is no freedom), rules chứ không phải restrictions (cấm đoán), làm cho freedom is possible (xin lỗi không dịch vì có vẻ bản tiếng Anh ngon hơn). Lại nhớ cách đây gần 30 năm đến Đại học MGU Moskva gặp một GS TS Liên Xô, vợ ông ấy làm cho báo Văn học Nga (dù không phải người Nga mà là Armenia). Ông GS vật lý này bảo: ở Nga chỉ có dictate và anarchy, chưa bao giờ có dân chủ. Nay ngoảnh lại vẫn thế. Lại nhớ có ông bác học LX khác bảo, đường đến dân chủ dài lắm, (đại ý) không dễ đi tắt đón đầu. Thảo nào cổ mình thiếu can xi mà cứ dài ngoẵng ra. Mong không đi quá xa đề, xin chư huynh chỉ bảo thêm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả