Ở Đâu - Làm Gì

Đọc lời giới thiệu của ‘CHÍN ÍCH’:
Đầy mâu thuẫn đúng như là tuổi trẻ 11. 03. 16 - 7:35 am

Thông tin từ BTC

TRIỂN LÃM “CHÍN ÍCH”
Thời gian khai mạc : 17h Chủ nhật ngày 13.3- 18.3.2016

Thời gian tọa đàm: 9h Thứ năm ngày 24.3.2016
Tại tầng 2 nhà triển lãm Hội Mỹ Thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền. Hà Nội

.

Mời các bạn đọc bài viết sau của một thành viên trong triển lãm, và nhớ đi xem tận nơi nhé, hình trên Soi chắc chắn rất khác bên ngoài, nhiều phần là không đẹp bằng:

Nền hội họa hiện đại Việt Nam đã trải qua ít nhất năm thời kì, ứng với các giai đoạn lịch sử đất nước, từ thế hệ đầu “Mĩ thuật Đông Dương” (1925-1945), trải dài qua “Cách mạng kháng chiến” (1945-1975), thời kì “Bao cấp” (1975-1986) và “Đổi mới” (từ 1986). Thế hệ thứ năm (sau năm 2000) là quá trình “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa” mà đối với các họa sĩ trẻ nói chung cũng như lớp 9x nói riêng, đó là sự chuyển mình hội nhập một cách năng động, mạnh mẽ nhưng đầy bất ổn.

Phạm Phương Quỳnh, “Mùa Xuân 1”, Lụa, 60 x 80 cm, 2016. Giá : 500USD

Nhiều người cho rằng các nghệ sĩ trẻ chưa bao giờ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghệ thuật của họ như bây giờ. Cơ sở hạ tầng thực hành nghệ thuật ngày càng được mở rộng, các nghệ sĩ tự chủ hơn về mặt tài chính, hàng loạt sự kiện lớn nhỏ do nghệ sĩ và các tổ chức người Việt thực hiện như Nhà sàn Colective, Ga 0… Các nhà tư vấn, curator người nước ngoài cũng dành nhiều nỗ lực để hỗ trợ nghệ sĩ Việt Nam qua hoạt động cũng như các món tài trợ của họ. Ở nước ngoài , đặc biệt là châu Âu, làm gì có nơi nào mà nghệ sĩ mới ra , chưa chứng tỏ điều gì, đã có thể in catalogue, giấy mời, tổ chức, tổ chức triển lãm trong gallery này nọ. Và chúng ta không thể phủ nhận sự những lời mời xem triển lãm, hay chương trình cư trú nghệ thuật tại Malaysia, Nhật Bản, Singapore… là tương đối nhiều so với một chế độ nghệ thuật nhỏ bé như Việt Nam. Các xu hướng nghệ thuật đương đại như Installation, Performence Art, Video Art… du nhập vào Việt Nam một cách trực tiếp, ngay lập tức giúp những nghệ sĩ đa dạng hóa trong sáng tác, ý tưởng và “triết lí” của họ, từ đó khiến công chúng có phần hứng thú và ủng hộ… Tất cả những điều kiện thuận lợi trên đã tạo nên một làn sóng mới sau thời kì 1986, khởi đầu bởi những tiền bối như: Trương Tân, Trần Lương, Đào Anh Khánh…

Đỗ Trọng Quý, “Ông nhà giàu tắm cùng con vịt đỏ” (bán kính 20cm), Chất liệu: tổng hợp, 2015

Song những thuận lợi đó không hẳn là lợi thế hoàn toàn, bậc thầy Nguyễn Tư Nghiêm cho rằng: “Lớp trẻ bây giờ vẽ quá phương Tây. Qua thời gian sẽ trở lại. Cũng tốt thôi. Nhưng phải nhớ mình là ai”. Sự hội nhập và tiếp thu quá nhiều khiến nghệ sĩ trẻ dễ biết nhiều mà hiểu ít, nhất là khi nền tảng về văn hóa, về truyền thống cội nguồn lẫn tư tưởng vẫn còn đấy lỗ hổng.

Kết quả dẫn tới việc hội họa Việt Nam hiện nay đang dần trở nên an toàn và thiếu bản sắc. Cái gọi là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” chỉ là sự ngụy biện cho những tác phẩm “thập cẩm” với những chủ đề mang tính đương đại trên nền chất liệu cổ truyền (sơn mài, lụa..) cộng thêm cách xây dựng bố cục lập thể Picasso hay trừu tượng kiểu Kandinsky, tất cả đã tạo nên một “nồi lẩu” gượng gạo, khiên cưỡng.

Tranh Nguyễn Văn Trinh

 

Tranh Nguyễn Đình Sơn

 Các nghệ sĩ bậc “tiền bối” cho rằng người trẻ thật nông cạn và hời hợt nhưng người viết lại không cho là như vậy. Tự tin lên, hãy yêu nghệ thuật của bạn cho dù nó chả đáng một xu. Đừng tin rằng bạn có thể tạo ra cái Đẹp mà không có sự tự tin và cao cả trong tâm hồn. Vấn đề ở đây là nền tảng và cái tôi. Đừng sợ hãi khi nghệ thuật của bạn còn chưa định hình. Nghệ thuật là con đường dài. Nghệ thuật là con đường dài, bạn có thể từ bỏ, được thôi, nhưng hãy nhớ rằng: Ân hận luôn luôn là sự phá hủy. (Minh Liên, một thành viên tham gia triển lãm)

Đỗ Trọng Quý, “Những người đàn ông tắm sông”, 37 x 57cm, Màu bột, 2015. Giá bán: 400USD

*

Trong triển lãm lớn “Chín Ích” sẽ có triển lãm “Bạn” của họa sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Dũng:
Thời gian khai mạc : 17h Chủ nhật ngày 20.3- 24.3.2016

Thời gian tọa đàm: 9h Thứ năm ngày 24.3.2016
Địa điểm : Tầng 2 nhà triển lãm Hội Mỹ Thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền. Hà Nội

Nguyễn Tuấn Dũng, “Bạn 6”, Acrylic, 90 x 70 cm, 2016. Giá: 1400 USD

Ý kiến - Thảo luận

12:42 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  Triệu Long
Bức: “Những người đàn ông tắm sông”, 37 x 57cm, Màu bột-Đỗ Trọng Quý đẹp quá, tôi chưa từng gặp tác giả này song thấy cảm giác khi tắm chuồng nơi bãi này. Không mấy ai thấy được cảm giác hòa mình vào dòng nước với thiên nhiên, tránh xa hẳn sự xô bồ khi chỉ cần ngẩng cao đầu hơn chút là thành phố. Tất cả, người xăm trổ, trí thức, giám đốc, dân thường
...xem tiếp
12:42 Tuesday,15.3.2016 Đăng bởi:  Triệu Long
Bức: “Những người đàn ông tắm sông”, 37 x 57cm, Màu bột-Đỗ Trọng Quý đẹp quá, tôi chưa từng gặp tác giả này song thấy cảm giác khi tắm chuồng nơi bãi này. Không mấy ai thấy được cảm giác hòa mình vào dòng nước với thiên nhiên, tránh xa hẳn sự xô bồ khi chỉ cần ngẩng cao đầu hơn chút là thành phố. Tất cả, người xăm trổ, trí thức, giám đốc, dân thường, sinh viên, thậm chí cả những bạn tò mò đánh liều mà thoát y...đều chỉ có chung một dòng.
Cảm nhận riêng của tôi chỉ còn lại mấy cột bê tông phía sau là đánh dấu đặc trưng bãi tắm này, bái Giữa.
Chúc triển lãm thành công tốt đẹp! 
0:38 Monday,14.3.2016 Đăng bởi:  Trọng Quang
Những tác phẩm của lớp 9x trông bắt mắt phết! Hy vọng rằng sẽ có một lớp hoạ sĩ trẻ đương đại tài năng, bứt phá ở VN
...xem tiếp
0:38 Monday,14.3.2016 Đăng bởi:  Trọng Quang
Những tác phẩm của lớp 9x trông bắt mắt phết! Hy vọng rằng sẽ có một lớp hoạ sĩ trẻ đương đại tài năng, bứt phá ở VN 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả