Bàn luận

Nếu chỉ nhìn thấy Thái Lan, tư duy chúng ta cũng chỉ bằng con ếch! 23. 08. 12 - 7:11 am

Nguyễn Huy

Họa sĩ Phan Thanh Bình hiệu trưởng trường ĐH Nghệ thuật Huế tại workshop Đồ họa Huế hồi tháng 9. 2011

 

Đọc bài viết của họa sĩ Võ Xuân Huy trên Thừa Thiên Huế online với nhan đề: Chuyên nghiệp hóa triển lãm Bắc miền Trung , đăng ngày 8 tháng 5 năm 2012, và bài trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Phan Thanh Bình, hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Huế cũng đăng tại đây với nhan đề: Nếu không hội nhập quốc tế thì mỹ thuật Việt Nam như ếch ngồi đáy giếng  trong một triển lãm tại Thái Lan vừa qua, cũng định có vài lời tâm tình gởi đến tác giả nhưng thời gian không cho phép vì bận rộn với … “ hội nhập quốc tế…” nên đến nay mới có thể góp đôi con chữ gởi Soi, xem như là vui với người.

Để bắt đầu, tôi xin mạn phép phân tích thế nào là hội nhập và hội nhập quốc tế là gì?

Hội nhập mỹ thuật là gì ? Đó là sự gắn kết, tăng cường mở rộng quan hệ, giao lưu trao đổi học thuật giữa mỹ thuật nước ta với mỹ thuật khu vực và các nền mỹ thuật trên thế giới. Xin nói rõ là gắn kết mỹ thuật còn về chính trị, văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập mỹ thuật quốc tế nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc…

Như vậy hội nhập quốc tế như thế nào? Khi nước ta vào ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng là một cách hội nhập quốc tế. Tựu trung lại hội nhập quốc tế về kinh tế, thể thao hay nghệ thuật đều là quan trọng và cần thiết. Nhưng ở đây ý tôi muốn nói, hội nhập như thế nào, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật – một trong những lãnh vực cực kỳ nhạy cảm? Và vì sao lại nhạy cảm? Xin các vị hãy nhìn vào điều kiện văn hóa xã hội, kinh tế chính trị và lịch sử phát triển của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, sẽ dễ dàng nhận ra.

Quay lại với vấn đề chính, tác giả Võ Xuân Huy nói rằng: “Khởi đầu từ 1949 đến nay, Thái Lan đã có 56 cuộc triển lãm quốc gia. Như vậy, gần như mỗi năm có một lần, chỉ trừ 5 năm có điều kiện đặc biệt là không tổ chức. Ngày 10. 1. 2011, triển lãm mỹ thuật quốc gia lần thứ 56 được khai mạc tại Maha Sarakham, Đông Bắc Thái Lan. Tuy số lượng tác phẩm không đầy đủ như ở Bangkok nhưng cơ bản vẫn có các tác phẩm được giải thưởng, có một số thành viên hội đồng giám khảo và đặc biệt là vựng tập tác phẩm, bản in rất đẹp, đầy đủ thông tin hình ảnh, bài viết… và quan trọng là phát miễn phí. Triển lãm lần thứ 56 quy tụ 405 tác phẩm, bao gồm các thể loại: hội họa, điêu khắc, đồ họa và đa phương tiện. Cuối cùng, chỉ có 108 tác phẩm được trưng bày và 21 tác phẩm, tác giả được trao giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật. Cơ cấu giải của Hội đồng nghệ thuật gồm 1 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 12 huy chương đồng. Huy chương vàng thuộc về Supom Kaewda với tác phẩm Dimension of Origin and Loss. Ngoài ra còn có 12 giải thưởng do Ngân hàng Krung Thai trao và 11 giải do Cơ quan văn hóa và Nghệ thuật đương đại trao. Việc trao giải thưởng của một số tổ chức nằm ngoài Hội đồng nghệ thuật sẽ thúc đẩy tiến trình xã hội hóa nghệ thuật, tiết kiệm các nguồn lực và quan trọng là tạo cơ hội cho cả hai phía: nghệ sĩ tham gia và các nhà tài trợ nghệ thuật”.

Xin họa sỹ hãy nhìn lại phương cách tổ chức triển lãm của nước ta trong thời gian qua có đạt đến qui mô và hình thức như vậy không? Đương nhiên là không toàn mỹ và giống nhau như đúc được, bởi điều kiện của từng quốc gia và từng khu vực là khác nhau, điều này ai cũng có thể hiểu được. Không hiểu là họa sĩ muốn chúng ta học hỏi điều gì khi trong triển lãm ta cũng trao huy chương, cũng có vựng tập được thiết kế và in ấn rất đẹp mắt và rất chuyên nghiệp. Cũng có lãnh đạo ngành và đại diện nhà nước đến dự và cắt băng khai mạc triển lãm… Hay ý họa sĩ muốn chúng ta phải làm giống như người Xiêm là mời nguyên thủ tướng hay nguyên chủ tịch nước đến dự thì mới trở thành một quốc gia… am hiểu nghệ thuật? Rõ nực cười.

Nói như họa sỹ thì ta phải học tập như thế nào? Về vị trí triển lãm chăng? Vậy họa sỹ có biết là trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010 vừa qua đã khai mạc long trọng tại thành phố Đà Nẵng sau khi đã triển lãm tại Hà Nội hay không? Hay là lúc đó họa sỹ còn đang mải miết học tập kinh nghiệm tổ chức triển lãm của người Xiêm trên xứ sở chùa vàng?

Như không – Nguyễn Văn Hè, tác phẩm trong triển lãm mỹ thuật Bắc miền Trung 2011

 

Và tiến sỹ Phan Thanh Bình thì hồn nhiên phát biểu rằng: Mỹ thuật Thái Lan đạt đến tầm cao của nghệ thuật mà đặc biệt là kỹ thuật Digital Art. Không biết là tiến sĩ căn cứ vào cơ sở nào để nói như vậy? Hay là tiến sĩ tự thị vào chức vụ hiệu trưởng một trường nghệ thuật là cho phép mình có quyền nhận xét và đánh giá mà không cần quan tâm đến đồng nghiệp hay dư luận nghĩ gì? Nhưng theo tôi có lẽ đúng nhất là tính tự kỷ ám thị của một… chú ếch ngồi đáy giếng đã lâu mà không có cơ hội bước chân đi xa hơn đi Xiêm mà đặc biệt là đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây để mắt thấy, tay sờ những tác phẩm Digital Art của những Erik Jonsson, Thomas Pringle, Bobby Chiu… hay đến xưởng đồ họa của học viện nghệ thuật Chicago, Hoa kỳ để tận mắt chứng kiến hệ thống máy móc hỗ trợ cho công việc giảng dạy và sáng tác của thầy và trò tại đây cho mở mang tầm mắt và để không phải choáng ngợp và tung hô khi nhìn thấy những thứ tương tự từ nước láng giềng, coi như thể là đã tìm thấy tầm cao của nghệ thuật từ người Xiêm.

Mô tả như vậy để tiến sĩ nhớ lại một điều mà tôi nghĩ là ngài đã quên, đó là ý tưởng, tư duy và kỹ năng trong sáng tạo nghệ thuật là quan trọng, còn máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ mà thôi.

Nhìn cái cách của tiến sĩ Phan thanh Bình trả lời phỏng vấn, tôi liên tưởng đến câu chuyện về Phạm Phú Thứ sau chuyến đi sứ tại Pháp quốc của ông. Câu chuyện như sau: Kết thúc sứ trình, ông quay về cố hương, háo hức thuật lại chuyện đèn thắp sáng ngược, ngọn lửa chiếu xuống đất. Lập tức, chư vị đại thần trong triều Huế cười phá lên và quả quyết rằng sứ bộ bị lũ “bạch quỷ” Tây Dương mê hoặc. Mặc cho chánh sứ Phạm Phú Thứ hết sức bày tỏ trước sau lại năn nỉ mọi người tin mình, cái đám “tù binh tinh thần của đế chế Trung Nguyên” mê ngủ ấy vẫn khăng khăng lắc đầu! Mường tượng ra khung cảnh Phạm tiên sinh than thở trước một đàn vịt nghe sấm nhưng tưởng mình là các bậc minh triết Đông Phương, ta vừa thương, vừa giận, vừa tiếc đứt ruột… “Cũng may Tự Đức chưa hạ lệnh tống giam ba vị đại thần của mình vì tội khi quân…” Theo nhà văn Đào Trinh Nhất)

Đó là chuyện ngày xưa, và đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu và thua kém về mọi mặt của nước ta với người Nhật và các nước trong khu vực với kiểu suy nghĩ và tư duy ếch ngồi đáy giếng của những người lãnh đạođất nước đương thời.

Quay lại với tù binh nghệ thuật của người Xiêm là tiến sĩ Phan Thanh Bình, cũng là một hiệu trưởng một trường nghệ thuật mà lại cũng có lối tư duy ếch ngồi đáy giếng thì buồn thật. Vẫn biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng tôi cũng mạn phép so sánh để người đọc thấy được sự ấu trĩ trong cách nghĩ và cách làm của những người làm công tác quản lí chuyên môn.

Một tù binh khác, họa sỹ Võ Xuân Huy thì mạnh dạn đề xuất triển lãm mỹ thuật toàn quốc và các triển lãm mỹ thuật khác nên tổ chức tại Huế. Bởi Huế có khán giả biết thưởng thức có trường nghệ thuật và hơn hết là Huế có hơn bốn mươi người làm nghệ thuật có trình độ thạc sĩ trở lên (đa phần đều tốt nghiệp từ Xiêm quốc).

43 học viên Việt Nam lên nhận bằng chứng nhận Thạc sỹ của trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật Ứng dụng Mahasarakham Thái Lan hồi tháng 3. 2012

 

Xin thưa với họa sĩ rằng có trường nghệ thuật, có hơn bốn mươi người làm nghệ thuật có trình độ thạc sĩ trở lên, liệu với những điều kiện như vậy là đã đủ thuyết phục nhà nước phải chọn Huế làm trung tâm nghệ thuật của cả nước như ý của họa sĩ? Không biết là nước ta đã làm cuộc bình chọn này từ khi nào? Đơn vị nào tổ chức? Với lại ý họa sĩ nói rằng ở Huế có khán giả biết thưởng lãm nghệ thuật. Vậy họa sỹ căn cứ vào ‘trình độ, bằng cấp” nào của khán giả để khẳng định như vậy? Hay ý họa sĩ muốn nhấn mạnh là “…gần đèn thì sáng”? Đọc những gì họa sĩ viết, tôi thật buồn cho cách tư duy của một người làm nghệ thuật như họa sĩ. Với cái lối tư duy máy móc và thiển cận như vậy liệu họa sĩ có thể hiểu được một đều rất đơn giản là: tiến sĩ (mỹ thuật) nhưng chưa chắc đã là họa sĩ hay không? Tôi đồ rằng không, bởi nếu biết thì họa sỹ đã không viết như vậy. Xin đơn cử là trong các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc đã và đang diễn ra, có được bao nhiêu tác phẩm là của những người đang treo tấm bằng thạc sĩ và cao hơn thế ở một nơi trang trọng trong phòng khách nhà mình? Khi nào có thời gian xin họa sỹ đếm giúp, công chúng thưởng lãm xin chân thành cảm ơn.

Cuối cùng tôi muốn mượn câu ngạn ngữ của người Mông Cổ đển gởi đến ngài tiến sĩ Phan Thanh Bình và họa sỹ Võ Xuân Huy là: “Bạn có thể đóng móng, bịt mắt và thắng yên cương cho một con lừa và bạn có thể gọi nó là ngựa, nhưng mãi mãi nó cũng chỉ nói được duy nhất một ngôn ngữ của lừa mà thôi”.

 

*

Bài liên quan:

– Nếu chỉ nhìn thấy Thái Lan, tư duy chúng ta cũng chỉ bằng con ếch! 
– Ngạc nhiên về sự phản ứng nhiệt tình của Nguyễn Huy!
 
– Những cơ hội tốt không nên kỳ thị và bỏ qua

 

Ý kiến - Thảo luận

19:44 Saturday,22.8.2015 Đăng bởi:  zhangtingrong
thông cảm , thông cảm...trường ĐHNT Huế đang "liên doanh" đào tạo với THÁI LAN, nên cái gì của họ mà chả "VIP"
...xem tiếp
19:44 Saturday,22.8.2015 Đăng bởi:  zhangtingrong
thông cảm , thông cảm...trường ĐHNT Huế đang "liên doanh" đào tạo với THÁI LAN, nên cái gì của họ mà chả "VIP" 
16:48 Wednesday,5.12.2012 Đăng bởi:  Lê-đang học NCS tại Thái Lan
Tình cờ đọc được bài này xin được góp ý đôi lời:
- Bài viết của Nguyễn Huy nhận xét có phần đúng đấy, nhưng TG cần nhẹ nhàng mộ chút đừng "chơi" nhau quá, bài viết của Thầy Phan Thanh Bình tôi không được đọc, và cũng xin không dám góp ý, còn phần b&a
...xem tiếp
16:48 Wednesday,5.12.2012 Đăng bởi:  Lê-đang học NCS tại Thái Lan
Tình cờ đọc được bài này xin được góp ý đôi lời:
- Bài viết của Nguyễn Huy nhận xét có phần đúng đấy, nhưng TG cần nhẹ nhàng mộ chút đừng "chơi" nhau quá, bài viết của Thầy Phan Thanh Bình tôi không được đọc, và cũng xin không dám góp ý, còn phần bài viết của tác giả Võ Xuân Huy cũng có tính tích cực, nhằm mục đích xây dựng môi trường hoạt động Nghệ thuật Huế nói riêng và Việt Nam nói chung được tốt hơn, tuy nhiên tác giả quá chủ quan với những vấn đề mình nêu ra: ví dụ về số lượng Thạc sĩ Mỹ thuật ở Huế; xin thưa rằng trong Mỹ thuật Thạc sĩ chưa chắc đã vẽ tốt hơn người chưa là Thạc sĩ, các họa sĩ nỗi tiếng của nền MT VN tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương có phải là thạc sĩ không?
- Thứ 2 mỗi nước có một nền văn hóa và phong tục tập quán khác nhau, lịch sử xây dựng và nền kinh tế khác nhau do đó không thể đòi hỏi giống nhau, mỗi nơi có một cách làm khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh, nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, được biết VXH được đi học ở Thalland, nhưng tác giả nên nhớ rằng đi học ở xứ người cần có tiếp thu có lựa chọn, chứ không phải là bắt chước. Sau khi đi học ở Thailand về tôi nhận thấy VXH viết nhiều bài nói về MT Thailand, nhưng tôi xin thưa rằng bạn hơi chủ quan, thời gian bạn học thạc sĩ và thật sự có mặt trên đất nước chùa Vàng chỉ hơn 6 tháng, mà bạn dám viết như là đã hiểu tất cả về Văn hóa và nghệ thuật của Thailand. Còn về chương trình đào tạo Thạc sĩ Mỹ thuật của trường Huế, liên kết với trường ĐH Mahasarakham thì các học viên học qua phiên dịch chắc bạn Nguyễn Huy chưa biết vấn đề này, nhưng theo tôi cách đào tạo này chẳng qua là hợp thức hóa bằng cấp thôi, chứ học ở nước ngoài và tiếng nước bản xứ không rành, Anh ngữ không rành thì làm gì, khi làm luận văn tiếng bằng tiếng Anh thì đi thuê người dịch, học chuyên ngành thì chỉ học 1 năm (khoảng 6 tháng) ở Thái, còn 1 năm sau thì về VN tự học, thì liệu hiệu quả đào tạo sẽ như thế nào, chưa kể là không biết ngôn ngữ làm sao trao đổi bài riêng với GS hướng dẫn LV, vì vậy ai cũng hiểu mà đó là cách đào tạo liên kết, cũng chẳng có vấn đề gì cả, chẳng ai thắc mắc gì cả, chuyện bình thường, nhưng các th. sĩ MT này nên hiểu chính mình mà đừng "gáy" to quá mà hàng xóm họ nghe không ngũ được. 
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả