Khác

Đối thoại với Đặng Hoàng Giang: Thiện, Ác và Smartphone ra mắt tại Sài Gòn, sáng thứ Bảy 08. 03. 17 - 11:55 pm

Thông tin từ BTC

Nhân dịp ra mắt tập sách Thiện, Ác và Smartphone, Công ty CP Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Soul Live Project trân trọng tổ chức buổi Đối thoại về Thiện, Ác và Smartphone để cùng lắng nghe và trao đổi ý kiến với những khách mời của chương trình, và đặc biệt là đối thoại trực tiếp với chính tác giả Đặng Hoàng Giang.

Tác giả Đặng Hoàng Giang

Thông tin chi tiết chương trình

Thời gian: 9h30 Thứ Bảy 11. 3. 2017
Địa điểm: SOUL Live Project, 214-216, Pasteur, Q. 3, TP.HCM
Diễn giả:
– Tác giả TS. Đặng Hoàng Giang
– Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh

Khách mời của chương trình: cô Tôn Nữ Thị Ninh

ĐÁNH GIÁ /KHEN NGỢI

“Phần đầu của cuốn sách khiến tôi rung rẩy. Tôi cảm thấy xấu hổ khi đã từng gõ những lời tàn nhẫn trên bàn phím mà không để ý tới số phận con người đằng sau chuyện!”

– Thu Hà, tác giả Con nghĩ đi, mẹ không biết

“Tôi đặc biệt thích thú với những chương cuối cuốn sách. Nó mở ra những giải pháp và đặt tay người đọc những cơ hội thay đổi. Nó giúp mỗi chúng ta nhìn nhận rõ hơn sự khác nhau giữa phê bình và mạt sát, giữa lên án và sỉ nhục, giữa bản án của trái tim khoan dung và bản án của sự căm giận, giữa công bằng của pháp quyền và cái gọi là công lý của sự cuồng nộ.”

T.S Nguyễn Phương Mai, tác giả Con đường Hồi giáo

“Nếu bạn không đủ kiên nhẫn để đọc hết cuốn sách này, bạn không nên bắt đầu nó! Bởi có thể bạn sẽ không chịu nổi khi nhận ra mình đã từng độc ác đến thế nào. Nếu bạn đọc hết cuốn sách này, tôi tin chắc bạn sẽ không thể like, share hay bình luận những câu chuyện trên mạng xã hội vội vã như trước kia nữa.”

– Phạm Trung Tuyến, Nhà báo.

Một minh họa trong sách

TRÍCH ĐOẠN

“Quả vậy, với người xem thì phiên tòa Bình Dương hay một buổi hành hình công cộng thời phong kiến là giống nhau: một dịp tiêu khiển, một cơ hội thỏa mãn trí tò mò. Được chứng kiến cái bất thường, cái hiếm có, được nhìn thấy cái ác bằng xương bằng thịt, cho người ta cảm giác giống khi đi qua nghĩa địa ban đêm, hay khi xem một bộ phim kinh dị, rùng rợn. Bản năng nguyên thủy của con người là muốn chứng kiến bạo lực và máu me từ một khoảng cách an toàn. Bản năng này vượt ranh giới địa lý, thời gian và văn hóa. Từ thế kỷ 13 tới 16 ở châu Âu, các cuộc hành quyết của tòa án Thiên Chúa giáo xử những người cải đạo sang đạo Giêsu hay đạo Hồi thường được thông báo trước, và giống như ở Bình Dương cuối năm 2015, người ta đi nhiều dặm từ các vùng lân cận tới để xem, tới mức đêm hôm trước, phòng trọ ở nơi xử bị ‘cháy’.”

“Một không gian dân chủ cần có hai điều kiện. Thứ nhất, tất cả mọi người, bất kể vị trí hay xã hội, khả năng kinh tế hay trình độ học vấn, có khả năng lên tiếng. Ở khía cạnh này, Internet và mạng xã hội đã mang lại những điều tuyệt vời mà những người cùng thời với Phan Khôi và Phạm Quỳnh không thể nào mơ tới được.

Nhưng tự do biểu đạt sẽ chỉ trở thành hình thức nếu nó không đi kèm với điều thứ hai: khả năng lắng nghe nhau của những thành viên trong xã hội, và dường như ở khía cạnh này chúng ta đã thụt lùi ghê gớm so với thế kỷ trước. Quyền được lên tiếng sẽ không có ý nghĩa nếu như tất cả chìm trong một biển âm thanh hỗn độn, hoặc nếu những phát ngôn hung hãn làm người khác im lặng vì sợ hãi.”

Một minh họa trong sách

*
Trong trường hợp cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Hà Nội: Nguyễn Kim Chi, phòng Truyền thông, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 59 Đỗ Quang, Trung Hòa,Cầu Giấy, điện thoại: 0904719716

TP. Hồ Chí Minh: Nguyễn Khánh Hòa Bình, Phó phòng Truyền thông, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam,Nhà 015 Lô B, Chung cư 43 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, điện thoại: 0933572048.

Hoặc email: info@nhanam.vn

*

Các bạn đọc thêm một bài có trong sách: “Tôi đi gặp ‘bảo mẫu ác thú’

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả