Bàn luận

TOD (bài 2): Lý do 2 và phản biện 2 15. 09. 18 - 3:51 pm

Phó Đức Tùng

(Tiếp theo bài 1)

Minh họa của Yann Kebbi. Hình từ trang này 

Lý do # 2: TOD cho phép cư dân sống, làm việc, vui chơi, mua sắm trong bán kính đi bộ, tăng sức hấp dẫn đô thị, đô thị nén, cung cấp dịch vụ thuận tiện.

Đây là lý do lớn thứ 2 được đưa ra cho TOD (phát triển theo định hướng giao thông công cộng). Theo đó, TOD đảm bảo vấn đề giao thông xa cho người dân. Vì thế, người dân không cần ô tô nữa, muốn đi đâu chỉ cần đi bộ hoặc xe đạp tới TOD là xong.

Do việc đầu tư TOD rất tốn kém nên các nhà đầu tư luôn muốn tích hợp hết các loại công năng ở quanh TOD của mình, để có nhiều mặt hàng bán, từ thương mại dịch vụ, đến nhà ở, vui chơi giải trí, văn phòng, trường học, bệnh viện v.v.

Tác dụng của TOD chủ yếu là châm ngòi khởi động ban đầu. Từ một vùng đồng không mông quạnh, nếu có một TOD thì có thể kéo được một đám đông ra, mặc dù đám đông này vẫn phụ thuộc vào trung tâm. Khi đã có đám đông thì có thể có dịch vụ, thương mại, sản xuất, trao đổi, dần dần trở thành một khu đô thị.

Minh họa của Yann Kebbi

PHẢN BIỆN
1.
Về lý thuyết thì đúng là việc đảm bảo di chuyển xa bằng TOD sẽ cho phép người dân làm mọi thứ trong bán kính đi bộ.

Tuy nhiên, trên thực tế thì lý do tồn tại của TOD là người dân phải di chuyển, càng nhiều càng tốt. Cho nên càng tích hợp nhiều thì giá trị chính của TOD sẽ càng giảm. Những di chuyển xa hẳn, mỗi năm một vài lần thì vốn đã được đáp ứng bằng những phương tiện cổ điển như tầu hỏa, xe khách, máy bay, tàu thủy, ô tô riêng.

TOD thực ra là đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng ngày của người dân giữa các vùng đô thị khác nhau. Điều này tiền giả định là các vùng đó không đủ sức tích hợp nên người ta mới phải đi lại. Nếu đã tổ chức không gian được cho người dân chỉ cần ở một chỗ, không phải di chuyển thì cần gì TOD! Chính vì thế, nếu một mặt TOD làm cho việc di chuyển giữa các vùng trở nên nhanh hơn, tiện hơn, thì mặt khác, nó càng hỗ trợ việc phân tán công năng, chí ít là giữa ở, làm việc, vui chơi giải trí. Ngược lại, nếu việc di chuyển rất bất tiện thì buộc người ta sẽ phải nghĩ lại cách tổ chức sao cho mọi sự đều có thể diễn ra quanh khu họ ở.

Minh họa của Yann Kebbi

2.
Một phản biện khác nghiêm trọng hơn, đó là do việc xây dựng TOD đòi hỏi một sự tập trung tư bản rất cao, để hoàn vốn, nhà đầu tư sẽ phải khống chế phần lớn các dự án quanh TOD. Những siêu cấu trúc thuộc sở hữu của một tập đoàn này luôn có những vấn đề nội tại, mâu thuẫn với sự phát triển đa dạng, tự do cần thiết cho một đô thị tốt. Những trung tâm thương mại khổng lồ ở đây sẽ hút hết năng lượng và thị trường vốn đang phân tán ở khắp đô thị vào một điểm, khiến cho các vùng còn lại của đô thị chỉ còn là nhà ở.

Nếu một mặt, điều đó là tiện lợi, thì mặt khác, chất lượng sống cũng bị giảm sút đáng kể. Trong một đô thị truyền thống, các mặt hàng, dịch vụ được cung cấp ở những không gian khác nhau, thời gian khác nhau, bởi những chủ khác nhau, với dịch vụ khác nhau. Nếu ta ăn phở ở một quán quen, tại một giờ nhất định, thì đó không chỉ là ăn bát phở, mà còn là thưởng thức không gian sống, thời gian, lịch sử, văn hoá của đô thị. Tất cả những thứ đó mới tạo ra ký ức, tạo ra văn hóa, con người đô thị.

Minh họa của Yann Kebbi. Hình từ trang này 

Còn nếu ngày nào ta cũng chui vào một trung tâm ẩm thực trong một cái hầm của TOD, ngồi cùng một chỗ đó, chỉ là mỗi hôm đổi món ăn trong đĩa, thì cái tiện đó hoàn toàn giống cái tiện của người tù, mỗi bữa chỉ việc ngồi một chỗ thức ăn cũng mang tận nơi. Việc tích hợp cả thế giới trong một tòa nhà không khác nhiều so với việc nghiền tất cả các thức ăn vào một viên cám tăng trọng. Có thể đủ chất đấy, nhưng không thể thành người. Cái giá phải trả cho việc tích hợp mọi thứ trong một trung tâm TOD là cái chết của cả một đô thị rộng lớn, sống động. Lợi ích duy nhất là tiện. Thế mà lợi ích này ngày một trở nên kém quan trọng, với công nghệ 4.0. Nếu nói về tiện, thì mọi thứ có thể được tra và đặt hàng trên mạng, chỉ cần ngồi trên giường là có mọi thứ, chẳng cần vác xác tới tận cái TOD.

3.
Mặt khác, suy cho cùng thì tiện lợi không phải là phương châm bền vững. Bởi lẽ về cơ bản, cuộc sống, phấn đấu, lao động của con người, phát triển của xã hội vốn không phải hướng tới tiện lợi, tối giản, mà luôn là vẽ thêm việc, làm phức tạp hóa vấn đề. Người ta không tiếc tiền, tiếc công, tiếc sức để đi du lịch hàng ngàn km, để xem thứ lạ, mua thứ mới. Chỉ khi người ta chán không thực sự muốn nữa thì khi đó việc tiện, rẻ mới là lý do để chi tiền.

Bởi thế, một đô thị hàng ngàn ha sống động, đa dạng, với hàng triệu người tìm tòi, vận động sẽ luôn có tiềm năng và cơ hội để phát triển, phát huy con người hơn là một tòa nhà có đủ các thứ do một chủ cung cấp. Việc phá đi sức sống bền vững của cả đô thị, thay bằng một trung tâm thương mại do đó sẽ không phải là cách thức hay ho.

Minh họa của Yann Kebbi. Hình từ trang này 

Câu hỏi đặt ra là nếu như cái đô thị rộng lớn kia hay ho thế thì sao nó lại có thể bị thay thế bởi một trung tâm mua sắm? Đó là vì những người thị dân đã từng bước bị thuần hóa để từ những sinh vật tự do trở thành những con gà công nghiệp chỉ biết há mồm ăn sẵn, không còn khả năng sinh tồn.

Khái niệm Mass: mass product, mass media, mass education, mass transport, mass transit v.v. là thế mạnh trọng tâm của thời kỳ công nghiệp, dựa trên economy of scale. Nhưng hệ quả nghiêm trọng nhất của nó là tạo ra con người công nghiệp, một loại động vật không hoàn chỉnh. Với công nghệ 4.0, hậu hiện đại hy vọng tái phát hiện, tái phát triển con người. Nguyên lý của nó không phải là Mass, mà là unikat, nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, do nền kinh tế số không cần tới số lượng lớn, may đo cho từng người, từng lúc vẫn có thể hiệu quả. Bởi vậy, vấn đề TOD cần được xem xét lại từ gốc rễ.

Minh họa của Yann Kebbi.

Đối với Việt Nam

Việt Nam là nước đi sau, lạc hậu, mà cơ bản là rất nghèo. Cơ hội để làm được những TOD vô cùng mỏng manh. Tuy nhiên, chính vì chưa từng thực sự bước vào thời kỳ công nghiệp hóa nên đất nước này vẫn chưa thực sự bị trả giá bởi công nghiệp hóa. Về cơ bản, xã hội vẫn khá là hoang dã, năng động, đa dạng. Những đô thị Việt Nam về cơ bản vẫn có rất nhiều điểm hấp dẫn, có sự sống động mà các nước phát triển có mơ cũng không đạt được. Cần phải hiểu, đó mới là tài sản thực sự quý. Những khiếm khuyết về kỹ thuật hiển nhiên cần phải giải quyết dần, nhưng không bao giờ nên đánh đổi sự sống đó cho những công nghệ viển vông. Cần phải có cách để phát huy sự đa dạng, sống động này chứ không nên bóp chết nó. Tất cả những giải pháp nào đi ngược với nguyên lý này rất cần phải thận trọng, trong đó có TOD.

Ý kiến - Thảo luận

7:31 Friday,5.10.2018 Đăng bởi:  phó đức tùng
@Sieunoob

Thực sự concept TOD là phải làm TOD rồi từ đó tạo động lực phát triển đô thị. Đây là concept chuyên để phát triển đô thị mới. Tất nhiên có khi TOD mới là dự án mà đất xung quanh đã được bán, tăng giá một phần. Còn mình chưa bao giờ thấy phát triển đô thị dạng TOD mà lại không có TOD, chỉ có ý tưởng TOD. Bạn có ví dụ nào không?

Tất nhiên về
...xem tiếp
7:31 Friday,5.10.2018 Đăng bởi:  phó đức tùng
@Sieunoob

Thực sự concept TOD là phải làm TOD rồi từ đó tạo động lực phát triển đô thị. Đây là concept chuyên để phát triển đô thị mới. Tất nhiên có khi TOD mới là dự án mà đất xung quanh đã được bán, tăng giá một phần. Còn mình chưa bao giờ thấy phát triển đô thị dạng TOD mà lại không có TOD, chỉ có ý tưởng TOD. Bạn có ví dụ nào không?

Tất nhiên về lý thuyết, bạn có thể nói là tôi sẽ phát triển một đô thị mới, với ý tưởng tương lai sẽ có một hub giao thông ở giữa, nhưng sẽ chỉ làm hub đó sau khi đô thị đã đông người, nhưng cái đó là không thực tế, vì bản chất nhất của TOD là động lực tạo thị có từ hub transit. Nước Mỹ ngày xưa muốn khai phá miền tây, cũng phải dẫn đường xe lửa đến đó. Ga tầu ở đâu thì đô thị ở đó. Làm gì có chuyện bảo người ta cứ ra giữa sa mạc lập đô thị đi, bao giờ đủ người thì tôi sẽ làm đường xe lửa tới đó. Điều đó khác gì bạn nói định hướng phát triển một khu đất trống thành trung tâm thương mại toàn cầu, nhưng không có công ty thương mại nào, mà chỉ có hình khối quy hoạch như Manhattan. Kiểu mơ mộng như vậy đặc trưng ở Việt Nam, vì thế người ta mới nghĩ ra đặc khu vân đồn sẽ thay thế Hồng Kong, Đặc khu Phú Quốc thay thế Singapor, chỉ dựa trên "lý tưởng".

Còn việc lắp thêm một cái hub giao thông vào một trung tâm đô thị hiện hữu, và không làm thêm công trình xung quanh đó một cách đáng kể thì không ai gọi thực sự là TOD, mà chỉ là nâng cấp giao thông công cộng.
Còn cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN thì chắc chắn phải được coi là XHCN có trước, rồi làm cái loại kinh tế thị trường phù hợp với nó. Mặc dù trong trường hợp này bạn có thể coi XHCN là một lý tưởng, chưa được thực hiện trong xã hội. Vì bản thân XHCN chỉ là lý tưởng, và lý tưởng đó không thể không có trước khi định hướng cái gì theo nó. Nhưng cái Transit trong TOD không phải là lý tưởng, mà là hạ tầng, vì thế hạ tầng này cũng phải có trước. 
13:15 Monday,1.10.2018 Đăng bởi:  SiêuNoob
Anh Tùng chẻ tiếng Anh thế thì chết. Người ta có thể được "oriented" bởi một cái đã có sẵn hoặc một ý tưởng, dự định tương lai chứ anh. Còn nếu hiểu trước/sau theo nghĩa hẹp của anh thì người ta thường dùng các từ như là "initiated, activated, triggered" chứ không phải "oriented" đâu ạ.

Nói cho vui, em vừa tra thử khái niệm "socialist oriented market economy". Theo anh Tùng
...xem tiếp
13:15 Monday,1.10.2018 Đăng bởi:  SiêuNoob
Anh Tùng chẻ tiếng Anh thế thì chết. Người ta có thể được "oriented" bởi một cái đã có sẵn hoặc một ý tưởng, dự định tương lai chứ anh. Còn nếu hiểu trước/sau theo nghĩa hẹp của anh thì người ta thường dùng các từ như là "initiated, activated, triggered" chứ không phải "oriented" đâu ạ.

Nói cho vui, em vừa tra thử khái niệm "socialist oriented market economy". Theo anh Tùng thì Đảng của chúng ta nghĩ ở Việt Nam có "socialism" trước hay "market economy" trước đây :)?

Một ví dụ TOD có sau mà em thấy ấn tượng là khu Ferry Building ở San Francisco. Ai qua SF chơi chắc cũng đến khu đi bộ đó, rất nhiều hoạt động thú vị từ art đến food/farmer market. Nhưng không phải ai cũng biết trước đó đã từng có 1 cái đường cao tốc 2 tầng chiếm trọn khu đó, cho tới khi chính quyền quyết định phá bỏ nó đi để tái lập không gian cho cộng đồng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả