Nghệ sĩ thế giới

ATHANOR hay sự tái sinh của linh hồn 25. 09. 20 - 8:43 pm

Hosack Janes - Thúy Anh sưu tầm và dịch

 

 

Anselm Kiefer, “Athanor” 2007, sơn nước, sơn cánh kiến, sơn dầu, phấn, chì, bạc, và vàng trên vải bố (toan) 9,15 x 4,56m, Louvre, Paris, Pháp

Người đàn ông khỏa thân nằm ngửa thẳng trên nền, hai tay duỗi thẳng hai bên hông. Phía trên anh và lấp đầy toàn bộ không gian của bức tranh cỡ đại này là vũ trụ bao la đầy sao xoay tít mà cơ thể anh kết nối bằng quầng sáng óng ánh.

Kiefer dùng phổ màu hẹp, tác phẩm đơn sắc với một ít mảng màu xanh dương và nâu đỏ đất bao phủ tiền cảnh. Những đường màu vàng và bạc phá bố cục, bề mặt được phun sương bằng bột bạc và vàng.

Đây là tác phẩm đưa ra câu hỏi cốt yếu về vị trí của con người trong vũ trụ; khám phá các ý niệm về không gian, thời gian, tiềm thức cũng như sức mạnh lớn lao của nghệ thuật.

Tựa đề tác phẩm là Athanor ý muốn nói đến lò luyện kim được dùng bởi các nhà giả kim thời Trung cổ biến kim loại thường thành vàng. Từ này đôi khi cũng được dùng mô tả cuộc tìm kiếm sự tái sinh linh hồn. Kiefer đã đặt cái tên tương tự cho các tác phẩm trước đó, và đề tài biến hóa siêu thoát đã từng xuất hiện nhiều lần trong các sáng tác của ông.

Sau thành công của triển lãm Falling Stars (tạm dịch “Sao băng“) tại Grand Palais, Paris năm 2007 trưng bày tác phẩm tương tự, Athanor đã được đặt hàng bởi Louvre cho bộ sưu tập vĩnh viễn. (Tác phẩm đầu tiên được bảo tàng này đặt hàng là Georges Braque vẽ trần nhà năm 1953)

Kích cỡ của bức tranh so với cơ thể người

Athanor đánh dấu sự nổi tiếng trên toàn cầu của Kiefer. Ông có làm hai tác phẩm điêu khắc kết hợp chì và hoa hướng dương bổ sung cho tác phẩm này ôm kín lấy vòm tròn bên trên cầu thang. Hai tác phẩm này cũng ám chỉ trạng thái chuyển đổi: Danae, nàng công chúa bị quyến rũ bởi Zeus trong hình hài cơn mưa phùn bằng vàng; và Hortus Conclusus (tiếng La tinh “enclosed garden”, tạm dịch “vườn kín”), là biểu tượng thời Trung cổ của trinh tiết của Đức Mẹ Mary và thiên đường.

CÁC PHẦN CỦA BỨC TRANH

1. Chân dung tự họa

Chiếc đầu của người đàn ông khỏa thân nhìn thu ngắn trong không gian trông rất giống tác giả.

Tác giả. Hình từ trang này

Thật vậy, trong cuộc phỏng vấn khi tác phẩm lần đầu được trưng bày năm 2007, tác giả mô tả “Athanor” là bức chân dung tự họa cũng như hình ảnh về con người nói chung. “Tôi là người đàn ông đó, liên kết với vũ trụ, anh ta đang biến hình tái sinh. Nhưng cũng đáng buồn bởi anh không biết tại sao mình được tái sinh.”

2. Luồng sáng

Kết nối cơ thể với bầu trời, cũng có thể là chạy qua cơ thể đi vào trái đất. Luồng sáng thâm nhập thông qua tầng lớp mô mạch li chi của vũ trụ, nơi prana – nguồn sống – được lưu trữ, theo các thuyết phương Đông, chẳng hạn như yoga. Quầng sáng óng ánh giúp tạo chuyển động mạnh mẽ hướng lên trên trong bức tranh, và nối người đàn ông với vũ trụ: là hai cấu trúc vi mô và vĩ mô của thế giới tư duy bí hiểm.

3. Bạc và vàng

Nhiều lớp sơn đen dày gợi lên chiều sâu vô tận của vũ trụ. Các ngôi sao là các đốm sáng bé nhỏ li ti như lùi xa vào vô tận. Kiefer đã dùng bột vàng và bạc; tính nhẹ của chúng cân bằng với sơn dày và nặng.

4. Chữ viết

Có ba từ viết ở phía phải trong tác phẩm. Đọc từ dưới lên: nigredo, albedo, và rubedo. Những từ ngữ La tinh này tương ứng với ba giai đoạn chính của quá trình luyện kim với các màu sắc liên hợp là đen, trắng, và đỏ.

Chữ viết nguệch ngoạc trong tranh

5. Bề mặt thô sần

Bề mặt dày nhô ra ở phía dưới của tác phẩm là được làm từ đất đỏ nơi quê nhà trước kia của tác giả tại miền nam nước Pháp. Kiefer đổ chì nấu chảy vào các vết nứt của bề mặt, tạo nên hàng loạt các con lạch nhỏ đông cứng, trông như hệ thống chữ viết chưa được giải mã. Chì là kim loại cơ bản và là khởi đầu của quá trình luyện kim.

VỀ ANSELM KIEFER – 1945

Kiefer vẽ nhiều về lịch sử và thần thoại Đức,. Tranh và tượng của ông pha trộn hình tượng với chất liệu sáng tác, tìm kiếm lời giải về sự tồn tại của con người.

Sinh ra tại Đức, Kiefer được đào tạo đa dạng và đứt đoạn về nghệ thuật. Hầu hết các tác phẩm của ông từ thập niên 60 đến 90 là về lịch sử, thần thoại, văn hóa Đức, thường sử dụng hình ảnh nêu cao chủ nghĩa dân tộc của Đệ tam đế chế Đức quốc xã (chế độ thống trị của Đảng quốc xã từ 1933 đến 1945 ở Đức).

Kiefer nổi tiếng vẽ tranh khổ lớn, tranh thường được lót bằng sơn dày, chì, khoáng vật, và thực vật khô. Ông chuyển đến sống tại miền nam nước Pháp vào. Hiện sống tại Paris 1992 và có triển lãm trên toàn thế giới.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả