Tin tức

Tin-ảnh: Những người nổi tiếng 28. 02. 11 - 7:39 pm

Hồ Như Mai tổng hợp

26. 2. vừa qua là sinh nhật của Honoré Daumier (sinh 26. 2. 1808, mất 10. 2. 1879) là một nhà chế tác in, biếm họa, họa sĩ và điêu khắc gia người Pháp có nhiều tác phẩm về đời sống xã hội và chính trị nước Pháp thế kỷ 19. Trong hình: Khách tham quan đang xem tác phẩm điêu khắc bằng đồng năm 1855, chân dung của chính tác giả Honoré Daumier tại bảo tàng Chemnitzer Kunstsammlungen, nơi có được bộ sưu tập tác phẩm lớn nhất của nghệ sĩ này, với 1300 bức in thạch bản. Ảnh: W. Thieme

 

Là một nghệ sĩ có sức sáng tạo dồi dào, từng thực hiện hơn 4000 bức in thạch bản, nhưng Daumier lại nổi tiếng nhất với những bức biếm họa vẽ chính khách hay tranh châm biếm chính đồng hương của ông, mặc dù sau khi ông qua đời, giá trị tranh sơn dầu của ông cũng mới được công nhận. Trong ảnh là tác phẩm Sancho và Don Quichotte của Honoré Daumier.

 

Còn đây là một biếm họa của Honoré Daumier, giễu vua Louis Phiippe đệ nhất – người có nhu cầu tài chính không bao giờ là đủ, nổi tiếng tham lam. Bức tranh cũng tố cáo nạn tham nhũng của nền quân chủ Tháng Bảy (chế độ của ông vua này): dưới “trôn” vua – các nghị sĩ mua chức bằng tiền (được coi là “cứt” vua) tiến về điện Bourbon (tên gọi tòa nhà quốc hội Pháp hiện nay)

 

Bức này của Daumier rất đẹp nhưng Soi lại không hiểu ý nghĩa, có bạn nào biết thì chỉ giùm. Tên của nó là Mme Gargantua. (Tin mới: về ý nghĩa bức này, bạn Em-có-ý-kiến đã bổ sung giúp trong cmt, các bạn vào xem nhé).

 

BERLIN – Tuần qua có một triển lãm đặc biệt: triển lãm ảnh mừng sinh nhật lần thứ 80 của Gobachev. Trong ảnh: thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu nguyên thủ Xô Viết Mikhail Gobachev đang đứng chụp hình trước một bức ảnh của chính Gorbachev tại triển lãm mừng sinh nhật lần thứ 80 của ông ở Bảo tàng Kennedy, Berlin, 24. 2. 2011. Ảnh T. Peter

 

Trong lúc đó, tại Nga, tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hoàng hậu Tây Ban Nha Sofia (váy tím), vua Tây Ban Nha Juan Carlos, phu nhân Svetlana của Medvedev (váy xanh) trong buổi khai mạc triển lãm nghệ thuật Tây Ban Nha tại Bảo tàng State Hermitage ở St. Petersburg, Nga, 25. 2. 2011. Triển lãm “The Prado” tại Hermitage là một bộ 66 họa phẩm theo trường phái Tây Ban Nha, Ý, và Flemish, do bảo tàng Prado cho mượn, trong chương trình trao đổi tác phẩm giữa hai bảo tàng. Ảnh: AP

 

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (phải) tiếp đón Vua Tây Ban Nha Juan Carlos tại Bảo tàng State Hermitage ở St. Petersburg 25. 2. 2011. 2011 là năm trao đổi văn hóa giữa Nga và Tây Ban Nha. Hai quốc gia bắt đầu sự kiện này bằng việc chia sẻ các tác phẩm từ hai bảo tàng danh tiếng của họ là the Hermitage và the Prado. Bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg là một trong những bảo tàng lớn và thú vị nhất trên thế giới. Nằm trong khu vực các dinh thự bên bờ sông Neva, chẳng hạn như Cung điện Mùa đông, nơi ở của Catherine the Great (Ekaterina Đại đế) hồi thế kỷ 18. Những bộ sưu tập của bảo tàng này rất đa dạng bao gồm các hiện vật Ai Cập thời Pharaoh, các nền văn hóa Siberia, thế giới Hi Lạp La Mã, nghệ thuật thời Phục Hưng, điêu khắc Tân cổ điển cũng như nhiều họa phẩm của Matisse và Picasso. Ảnh: REUTERS.

 

WASHINGTON – Đệ nhất phu nhân Michelle Obama thì thích nhạc hơn tranh. Trong ảnh: bà Obama tại một buổi thảo luận về âm nhạc cho sinh viên, chủ đề là về các nghệ sĩ làm việc với hãng đĩa Motown. Buổi thảo luận diễn ra hôm thứ Năm 24. 2. 2011 tại Phòng Chiêu đãi trong Nhà Trắng ở Washington. Từ trái sang: ca sĩ John Legend, ca sĩ Smokey Robinson, người sáng lập Motown Berry Gordy Jr., Giám đốc điều hành bảo tàng Grammy Bob Santelli. Ảnh: AP

 

LONDON- Tổng biên tập tạp chí Vogue, bà Anna Wintour (trái) và nhà thiết kế Stella McCartney tại một sự kiện nhằm quảng bá triển lãm sắp tới các tác phẩm của Alexander McQueens trong thời gian diễn ra Tuần lễ thời trang London. Triển lãm sẽ được diễn ra tại Bảo tàng The Metropolitan Museum of Art ở New York từ ngày 4. 5 đến 31. 7. 2011. Thời trang gắn với nghệ thuật là một khuynh hướng ngày càng phát triển hiện nay, khi khách hàng của xa xỉ ngày càng sẵn lòng bỏ tiền ra cho nghệ thuật. Ảnh: REUTERS

 

SAN JOSE- Nhà điêu khắc Alejandro Villalobos đang thực hiện một tác phẩm điêu khắc (chân dung người nổi tiếng?) bằng gỗ tại trại sáng tác điêu khắc quốc tế ở Barva de Heredia, cách San Jose 40 cây số 24. 2. 2011 Ảnh: REUTERS.

 

Ý kiến - Thảo luận

22:19 Wednesday,2.3.2011 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Em-có-ý-kiến, rất may có bạn giúp cho phần ý nghĩa của bức tranh trong bài.
Cảm ơn thầy của bạn luôn nhé. Soi rất là ái mộ thầy ấy :-)
...xem tiếp
22:19 Wednesday,2.3.2011 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Em-có-ý-kiến, rất may có bạn giúp cho phần ý nghĩa của bức tranh trong bài.
Cảm ơn thầy của bạn luôn nhé. Soi rất là ái mộ thầy ấy :-) 
19:23 Wednesday,2.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Bức này của Daumier rất đẹp nhưng Soi lại không hiểu ý nghĩa, có bạn nào biết thì chỉ giùm. Tên của nó là Mme Gargantua"

Thầy em bảo đây là một trong loạt tranh minh họa cho bộ tiểu thuyết bất hủ 5 cuốn “Gargantua và Pantagruel” của văn hào Pháp Francois Rabelais (1494-1553).
"Các nhân vật chính của pho tiểu thuyết là những người khổng lồ. Tác phẩm của Rabelais ph
...xem tiếp
19:23 Wednesday,2.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Bức này của Daumier rất đẹp nhưng Soi lại không hiểu ý nghĩa, có bạn nào biết thì chỉ giùm. Tên của nó là Mme Gargantua"

Thầy em bảo đây là một trong loạt tranh minh họa cho bộ tiểu thuyết bất hủ 5 cuốn “Gargantua và Pantagruel” của văn hào Pháp Francois Rabelais (1494-1553).
"Các nhân vật chính của pho tiểu thuyết là những người khổng lồ. Tác phẩm của Rabelais phản ánh những cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà nhân loại chưa từng chứng kiến cho tới thời kỳ đó, tấn công toàn diện vào chế độ phong kiến Trung Cổ, cười nhạo các giá trị cũ, đồng thời khẳng định xu thế tiến bộ của thời đại mới, giải phóng con người bằng sự lạc quan [tiếng cười], trí tuệ và năng lực hiểu biết của chính con người."
Họa sĩ Daumier mượn cớ minh họa các tác phẩm của Rabelais, lấy hình tượng của Gargantua và bà vợ khổng lồ không kém (Mme Gargantua như trong bức tranh Soi đưa) để đả kích chế độ phong kiến của vua Louis Philippe (1773-1850), và cũng vì những loạt tranh biếm họa "bôi xấu lãnh đạo [phong kiến]" và "đả kích chế độ [phong kiến]" như thế, họa sĩ đã từng bị bắt giam và tống ngục hơn sáu tháng giời (năm 1832). 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả