|
|
|
|||||||||||||
KhácOCULARPATION: “Đội quân khỏa thân” lột trần Chủ nghĩa Tư bản 08. 08. 11 - 3:28 pmTừ ArtInfo - Ảnh: Asa Gauen - Pha Lê dịchThành phố New York vốn tự hào rằng mình có phong thái “phớt tỉnh” như kiểu phớt tỉnh Ăng-lê, chẳng điều gì làm cư dân ở đây bất ngờ. Nhưng nghệ sĩ Zefrey Throwell đã khiến những bản mặt chai lì nhất phố Wall – những nhà buôn cổ phiếu – phải nhăn nhó. Tác phẩm Ocularpation: phố Wall (Ocularpation: chơi chữ, ghép từ ocular: thị giác, tầm nhìn; và occupation: việc làm) giống như là một buổi biểu diễn, với hơn 50 nghệ sĩ. Họ lột hết quần áo và diễn lại điệu bộ của các nhân viên có nghề nghiệp gắn với con phố này (đa phần là dân buôn cổ phiếu, nhưng trong đó cũng có lao công, bảo vệ, thư ký, và những nghề linh tinh khác) nhằm phê phán ngành tài chính Mỹ. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ cảnh ngộ khốn khó của thân mẫu nghệ sĩ Zefrey. Bà bị mất toàn bộ số tiền tiết kiệm sau đợt khủng hoảng kinh tế, nên dù đang ở tuổi 60, bà buộc phải gác chuyện nghỉ hưu lại mà đi tìm việc làm. Tác phẩm này đã làm lắm con mắt phải trố ra khỏi tròng, và làm người xem phải ngẫm lại về mối quan hệ của họ với con phố mà theo lời diễn tả của Zefrey là “bí ẩn nhất nước Mỹ” này. Ocularpation được thai nghén khi Hội đồng Văn hóa Nam Manhattan (Lower Manhattan cultural council) cấp cho anh chỗ ở trong vòng 6 tháng. Xưởng làm việc kiêm nhà trọ của Zefrey nằm tại một tầng hầm ở số nhà 14 thuộc phố Wall; anh đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu các sự kiện văn hóa, xã hội, chính trị, cũng như nghệ thuật có liên quan tới khu vực trung tâm tài chính này. ARTINFO đã có cuộc trao đổi với Throwell sau khi buổi trình diễn của anh kết thúc, và cùng bàn về việc tại sao “ocularpation” không phải là về “một đám du thủ du thực cởi quần áo chạy vòng vòng”. Đâu là nguồn cảm hứng cho “Ocularpation”? Mẹ tôi. giống như nhiều công dân Mỹ khác, đã bỏ một khoản tiết kiệm để dành cho kỳ nghỉ hưu. Bà về hưu khoảng tuổi 65. Nhưng khi thị trường chứng khoán xuống dốc, kéo theo nền kinh tế xuống theo, khiến ngân hàng phá sản, bà đã mất sạch số tiền đó. Thế là mẹ tôi phải đi tìm việc thay vì được về hưu. Lúc đầu bà buồn đến trầm cảm, nhưng sau đó bà rất tức giận. Trong 3 năm, chẳng ai thèm sửa đổi cái hệ thống tài chính vốn gây nhiều thiệt hại và tổn thất đến cho cuộc sống của bà. Mẹ tôi cảm thấy mình như bị lừa. Dự án này là câu trả lời cho sự trì độn của ngành Tài chính Mỹ. Ocularpation được ghép từ ocular: tầm nhìn, và occupation: việc làm; occupation còn có nghĩa “chiếm đóng” theo ngôn từ của quân đội. Tôi muốn các nghệ sĩ diễn lại công việc của mình một cách bạo lực nhất. Anh đã phải chuẩn bị những gì cho buổi diễn này? Một nửa của công việc chuẩn bị là làm bản nghiên cứu về phố Wall, nhằm tìm hiểu về những người làm việc ở đây. Tôi đến từng công ty, hỏi thăm xem công ty của họ có những nghề gì. Sau đó tôi làm một bản thống kê, với đầy đủ danh sách các công việc có mặt tại con phố bí ẩn nhất nước Mỹ. Rồi tôi tìm người biểu diễn những công việc đó, thời lượng theo số phần trăm mà công việc đấy chiếm trên số tổng của phố Wall. Ví dụ: Phố Wall có 10% trợ lý, 8% dân buôn cổ phiếu, 2% gái điếm. Tính cho đúng thì dự án này có tới 200 người tham gia, chỉ 50 người là nghệ sĩ biểu diễn, còn lại là những người chạy việc vặt, làm tài liệu, ghi chép, quay phim, chụp ảnh. Chúng tôi gặp nhau ở công viên, sau đó cả đoàn đi bộ tới phố Wall, và dàn đều một hàng từ đầu tới cuối phố. Đúng 7 giờ sáng, mọi người bắt đầu diễn nghề nghiệp của mình, tôi đóng vai người bán bánh mì xúc xích hotdog. Có luật sư, nhân viên của bang, nhân viên bảo tàng, nhân viên quét dọn. Lúc mới bắt đầu thì ai cũng mặc quần áo, sau vài phút, chúng tôi bắt đầu cởi đồ, màn khỏa thân kéo dài khoảng một phút, rồi chúng tôi mặc quần áo trở lại. Đến 7h 05, sô diễn kết thúc.
Thành phần nào tình nguyện tham gia dự án này của anh? Đa số là các nghệ sĩ mà tôi quen. Một số nghệ sĩ tôi không quen cũng gọi điện xin tham gia. Tôi cũng chịu ơn Drea Bernardi, cô ấy giúp tôi rất nhiều về mặt diễn xuất.
Nghe đâu một số bị cảnh sát tóm. Phản ứng của mọi người như thế nào? Trong 50 người thì có 3 người bị bắt đem về đồn, lý do là họ làm rối loạn trật tự công cộng gì gì đấy. (Throwell đã bảo lãnh cho 3 người này được tự do) Nhưng nhìn chung thì phản ứng tôi nhận được từ các phía là rất tuyệt, Sở cảnh sát New York (NYPD) có vẻ rất khoái chí. Họ bàn bạc rất sôi nổi với tôi về đề tài này. Phản ứng từ người dân cũng tuyệt. Tôi vốn thích làm chuyện kỳ cục, nhưng dân tình thích sự kỳ cục mà. Dù vậy, một số người chẳng thèm đoái hoài, họ thấy chúng tôi nhưng cứ thế tiếp tục đi thẳng. Nếu một đội quân khỏa thân không làm họ dừng bước được, tôi chẳng biết cái gì có thể làm họ dừng bước. Anh có cảnh báo để thiên hạ đề phòng trước khi buổi diễn bắt đầu? Không. Đường phố là chốn công cộng. Một phần của dự án này là nhằm đòi lại những tài sản công cộng về cho chúng ta. Văn hóa nước Mỹ đang bị các tập đoàn lớn nuốt chửng, những thứ thuộc về công cộng đang bị mai một. Nhiệm vụ của mỗi người dân là giành lấy không gian cho mình từ tay các tập đoàn ấy. Buổi diễn này chỉ nhắm tới đề tài phố Wall hay còn đề tài chính trị nào nữa? Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi xếp lịch diễn trùng với ngày nước Mỹ bị thông báo vỡ nợ. Theo suy nghĩ của tôi, với vô số thứ tác động lên tình hình tài chính của chúng ta, nó (phố Wall) không thể chỉ là một khu phố mang tính trừu tượng theo kiểu đề tài. Tiền của mẹ tôi bị cướp mất mặc dù bà là một công dân chăm chỉ lao động của Mỹ. Đó là một thứ rất thật. Bạn có thể xem mấy cái biểu đồ thống kê về tỷ lệ thất nghiệp trên ti-vi là thứ xa vời, trừu tượng, không liên quan gì đến mình, nhưng chắc chắn thực tế không phải vậy. Vậy đây là cách anh đem bộ máy vận hành phố Wall ra đối diện trước công chúng? Chính xác. (Từ ArtInfo – Ảnh: Asa Gauen)
* Bài liên quan: – OCULARPATION: 5 phút huy hoàng rồi chợt tắt Ý kiến - Thảo luận
0:17
Tuesday,9.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
0:17
Tuesday,9.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Có nhất thiết là làm trình diễn thì phải nuy? Tôi nghĩ không nhất thiết.
19:46
Monday,8.8.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Ô kìa, ông em bảo Chủ nghĩa Tư bản thối nát lắm, xã hội tư bản khốn nạn lắm, nhà nhà đói khổ, người người gầy giơ xương chậu...
Sao các nghệ sĩ ai cũng diện thế nhỉ? Nhất là: khi họ thoát y, em thấy ai cũng béo khỏe béo đẹp? Lạ hè, ông sai hay ảnh chụp sai hè? Ôi, ông ơi... ...xem tiếp
19:46
Monday,8.8.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Ô kìa, ông em bảo Chủ nghĩa Tư bản thối nát lắm, xã hội tư bản khốn nạn lắm, nhà nhà đói khổ, người người gầy giơ xương chậu...
Sao các nghệ sĩ ai cũng diện thế nhỉ? Nhất là: khi họ thoát y, em thấy ai cũng béo khỏe béo đẹp? Lạ hè, ông sai hay ảnh chụp sai hè? Ôi, ông ơi...
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp