|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamBEO NGUYỄN: Tình yêu đến từ sự thôi thúc bản năng 22. 12. 11 - 11:33 pmAmh
Có lẽ đối với chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Tấn Minh Tường – hay còn gọi là Beo Nguyễn, niềm đam mê hội họa đã đến và hun đúc để lớn dần lên trong anh theo một cách ngẫu nhiên, đầy mê hoặc. Sự thay đổi từ đam mê toán học sang vẽ tranh quả là một bước ngoặt chuyển tiếp quá đột ngột mà tôi chắc rằng chính anh đến giờ vẫn chưa hiểu hết. Tôi đến với triển lãm đầu tay của anh ở Lít cafe như một kẻ không mời. Bởi dĩ tôi bị cuốn hút từ những ngày vô tình xem một số tác phẩm dễ thương về trẻ con được vẽ bằng paint (hiếm có ai bắt đầu với nghệ thuật bằng sự hồn nhiên ngây thơ ở cái tuổi chớm hai mươi.)
Nhưng bây giờ, ở tuổi hai mươi sáu, cùng với sự đánh thức của cái tôi, của tuổi trẻ, Beo với tình yêu dành cho hội họa như bùng cháy. Anh thả mình trong những cảm xúc, trải nghiệm, tìm tòi và cả cóp nhặt, vay mượn. Thế giới mới trong anh là những hình thù kỳ dị, vô định, vô ngã. Ám ảnh của sự cô đơn và mông lung về ngày mai, về cuộc đời, sự sống và cái chết. Nội tâm anh là một mớ hỗn độn, phản kháng, đối chọi, tất cả được Beo lột tả bằng màu sắc và sức lao động có phần điên cuồng của mình.
Cũng có lần tôi tranh luận với anh về giá trị. Mỗi con người sinh ra đều được ân huệ là mang riêng mình một hình hài, một linh hồn, một số phận. Những tầng, hệ số ngang nhau chắc chắn sẽ gặp nhau. Giá trị nằm ở con người. Để có được nó, người ta phải lao động. Lao động là cách bền vững nhất để thấy mình đang tồn tại. Nghệ thuật cũng vin vào đó mà phát triển, mà tha hồ bày tỏ. Nói vậy không có nghĩa là tôi tôn vinh cái việc chỉ cần nguệch ngoạc miệt mài là cho ra đời một tác phẩm hay. Cũng có nhiều khi tôi cho rằng nghệ thuật của Beo là một thứ phi nghệ thuật và vô nghĩa, là một thứ trò con nít rẻ tiền mà mấy đứa nhỏ nhà tôi đứa nào cũng có thể quẹt quẹt rồi tô màu. Bằng cái nhìn của lý trí, tôi xếp anh vào nhóm những kẻ ngạo đời, rêu rao cái rỗng tuếch về kiến thức căn bản hình họa lẫn phối màu. Nhưng sau một thời gian nhìn lại, chính sự lao động đầy nhiệt huyết đó làm tôi dần thay đổi quan điểm. Ai cũng cần có thời gian cho sự khởi đầu. Ít nhất anh ta còn bập bùng được trong xúc cảm của chính mình, thăng hoa được trong cảm xúc đau đáu và thèm khát: được thể hiện mình.
Tranh của Beo được tạo ra hoàn toàn từ cái “cảm”, không có sự xen lẫn của lý trí để chắt lọc và suy nghĩ về bố cục, phương pháp thể hiện, nội dung… nên khi nhìn vào ta có cảm giác phiêu. Cái vô thực trong tranh anh vừa quen vừa lạ. Có khi là chân dung buồn man mác của một cô gái, khi là những ô hình hình học, khi là cái bóng của chính anh, hay gần gũi hơn như là một lon Coca và có khi cũng chỉ là những dấu chấm trên cái nền u ám cô đơn. Phải chăng anh đi tìm trong từng nét cọ cái bản năng, cái linh hồn thật sự của chính mình? Sự sống từ nội giới còn thật hơn là cuộc sống.
Dần theo thời gian, anh muốn khẳng định mình với những thể nghiệm mới từ góc nhìn mới. Khi tư duy con người thay đổi cộng hưởng yếu tố mới về trào lưu, thử sức trên lĩnh vực mới là tất yếu. Anh diễn đạt ngôn ngữ của mình trên những cơ thể sống, đưa cảm hứng vào body art cũng với cái “cảm” hoàn toàn khi vẽ. Chất liệu mới là con người, là nền của vẻ đẹp, của những đường cong kết hợp mảng màu sáng tối, tự tại. Chúng hòa vào nhau tạo nên tổng thể hoàn thiện. Cái khác biệt trong body painting của Beo nằm ở chỗ nó khá tự do và hoàn toàn ngẫu hứng, như vậy đôi khi cũng có cái hay: không cần phải quá nặng đầu suy nghĩ thế nào mới là tốt nhất. Cho tự do vào nghệ thuật sẽ đổi lấy được tự do về tinh thần: không gò ép bản thân mình phải tạo ra cái hoàn mỹ, mà từ những cái bình thường nhất để chắt lọc và lựa chọn.
Phải nói cho công bằng, những cái anh làm được trong thời gian qua tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng nói lên phần nào sự nỗ lực không ngừng để phát triển. Ở một mặt nào đó, cái thần trong tranh và tâm hồn người nghệ sĩ này đồng điệu đến khó ngờ. Nó nhấp nhỏm không nguôi về nhân sinh quan, buồn vui lẫn lộn, thật thật giả giả. Nhưng nhìn ở một mặt khác, chính cái hư vô xáo trộn đó góp phần tạo nên một Beo Nguyễn yêu và sống hết mình cho nghệ thuật. Như người ta nói: khi tình yêu đến từ sự thôi thúc bản năng, nó là một thứ tình yêu cho cảm giác rất thật. Ý kiến - Thảo luận
8:25
Thursday,29.12.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
8:25
Thursday,29.12.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
EM thích tác phẩm của Beo.
Nhưng Beo bảo: "tập bỏ dần suy nghĩ của một người thuộc thế giới thứ 3" có thể là zở đó, Beo à. Tại sao ta phải bỏ dần suy nghĩ của người thuộc thế giới thứ 3? Người thuộc thế giới thứ 3 thì có gì là xấu? Này nhé, biết đâu người của thế giới thứ 1, hay thứ 2 lại đang thiếu những cái thế giới thứ 3 ắp đầy với bao phức tạp không thể nói là kém thú vị với những trải nghiệm bất ngờ (thậm chí đắng chát) mà nghệ sĩ thế giới 1-2 kia có khi thèm zỏ zái cũng không thể có được, tỉ zụ như nhiều họa sĩ Tây (thế giới 1-2) zu hí qua ta có cố vẽ cũng vẫn là tranh đượm màu zu kí thôi, khó mà có cái tâm thế của kẻ trong cuộc (thế giới thứ 3), phải không Beo? Chúng ta sống ở thế giới nào hẳn đã được mặc định bởi nhiều nguyên cớ ta không quyết được. Có điều, ở đâu thì nghệ sĩ chúng tá cũng là những con người nhạy cảm nhất, vì thế càng cần là chính mình, can trường và zốc lòng với cảm xúc và trách nhiệm với cái thế giới của mình, quanh mình, Beo nhỉ. Chúc Beo vẽ khỏe, và đừng à ơi zơi chuột với cái thế giới 1-2 xa lạ chả chắc hay hơn thế giới 3 chúng ta là bao (ấy là nói về giá trị trải nghiệm), Beo nhé.
8:10
Thursday,29.12.2011
Đăng bởi:
Minh Đức
Đồng ý với anh Trần Lương.
Tôi thấy thà nên khuyến khích sai còn hơn để người có tài thật đợi mãi, nản lòng rồi ta mới dè dặt khen. Dĩ nhiên khi khuyến khích thì ta cũng phải thấy là hay thực. Còn chuyện được khuyến khích xong, ai phỉnh mũi, ai bình tĩnh lên tinh thần mà làm việc... lại là chuyện của mỗi người. Tôi cũng thích tranh Beo, nhưng thực sự là trên S ...xem tiếp
8:10
Thursday,29.12.2011
Đăng bởi:
Minh Đức
Đồng ý với anh Trần Lương.
Tôi thấy thà nên khuyến khích sai còn hơn để người có tài thật đợi mãi, nản lòng rồi ta mới dè dặt khen. Dĩ nhiên khi khuyến khích thì ta cũng phải thấy là hay thực. Còn chuyện được khuyến khích xong, ai phỉnh mũi, ai bình tĩnh lên tinh thần mà làm việc... lại là chuyện của mỗi người. Tôi cũng thích tranh Beo, nhưng thực sự là trên Soi nhìn đẹp hơn, ở bên ngoài trông "vụn" hơn nhiều, không được như trên ảnh. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nhưng Beo bảo: "tập bỏ dần suy nghĩ của một người thuộc thế giới thứ 3" có thể là zở đó, Beo à.
Tại sao ta phải bỏ dần suy nghĩ của người thuộc thế giới thứ 3? Người thuộc thế giới thứ 3 thì có gì là xấu?
Này nhé, biết đâu người của thế giới thứ 1, hay thứ 2 lại đang thiếu những cái thế giới thứ 3 ắp đầy với bao
...xem tiếp