|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnBa lý do khiến trò lười không muốn mở mang 05. 05. 15 - 1:15 pmLinh Cao(Phạm Huy Thông đặt ra hai câu hỏi ở cuối bài “Lười đại trà ở sinh viên mỹ thuật“. Đây là cmt của LC cho bài ấy, thử lý giải lý do) Không nên đặt cảm xúc hoặc ý thích cá nhân trong vấn đề này. Mình xin lý giải bằng phân tích khách quan, cũng bởi chưa có ai trả lời kỹ càng câu hỏi của Thông: 1. Với các art talk hoặc hội thảo bên Mỹ thuật, chúng ta ÍT và HIẾM có diễn giả hấp dẫn, nói hay nói giỏi. Người có nghề thì nói không rõ ý, người có chút hùng biện lại thiếu chuyên môn hoặc chưa đủ độ tâm phục khẩu phục về nhân cách. Những người tuyệt hay thì chỉ muốn ẩn dật hoặc mất hút, chứ không muốn tham gia hoạt động xã hội. 2. Người châu Á không có văn hóa đối thoại số đông như Âu Mỹ. Giữa hai thầy trò hoặc một nhóm nhỏ, nơi không gian riêng tư, câu chuyện mới có cơ may Thẳng và Thật. Ngược lại bạn vào giảng đường ở châu Âu và đặc biệt ở Mỹ, sẽ thấy mỗi buổi lên lớp cũng không khác gì hội thảo, thầy nói được một câu thì rừng cánh tay phía xung quanh nhao nhao đốp lại, vặn hỏi, nghi vấn, đưa ra các option khác nhau và có thể một đám học trò cùng đứng lên tranh biện cho rõ ngô khoai ngay và luôn, cướp luôn diễn đàn. Thầy lúc ấy cởi áo vest ra ngồi lên bàn tủm tỉm cười, thầm định giá: thằng này rồi sẽ làm nghị sỹ, còn cậu ấm kia thì chỉ nối nghiệp papa mở nhà hàng…! Ở Việt Nam càng khó có bầu không khí sáng tạo như vậy. Các thầy rất uyên bác và muốn khai tâm cho học trò, nhưng cơ chế đã ngăn cản, ngài nào hay một chút là bị gắn mác Điên hoặc Dị. Cụ thể thầy Trần Quốc Vượng dạy bọn mình buổi đầu tiên ngày đi học Xã hội nhân văn (tách ra từ Đại học tổng hợp cũ)… Thầy già tóc trắng như mây, vào muộn 15 phút, hiền từ nhìn gần 300 đứa lứa Rồng Rắn đang rượt đuổi và ném nhau bỏng ngô, khắp cái giảng đường to đùng của khóa đại cương. Kéo ghế ra ngồi chơ vơ giữa bục, thầy nhìn chăm chú xem mặt mũi lũ giặc sinh viên mới, gật gù đoán định. Bọn này mãi mới im, anh lớp trưởng tha hồ hét dẹp yên . Thầy lẩm bẩm: lứa này khiếp đây, 76 gặp 77 à? Rồi ngài chậm rãi đứng dậy lấy phấn viết lên bảng “Đại học là….” bên dưới cãi nhau kịch liệt, ầm ĩ cả lên, đứa thì “vào đời” đứa lại “thoát nợ”! Thầy cười trìu mến ghi thêm “TỰ HỌC” , chữ to hẳn lên. Các con ồ lên, vội khẩn khoản xin thầy nói cho hiểu… Và buổi học khai thị ấy, chúng tôi đã may mắn được mở to nhãn quan, nhìn vào cuộc sống, nhờ một ông thầy của các thầy. Lứa chúng tôi là thế hệ trẻ đầu tiên làm 3 nghề mới thời thượng những năm 90: bán bảo hiểm, làm TV show và làm fashion model. Thằng xấu nhất lớp vừa thọt vừa điếc thì cũng viết văn kiếm sống tốt quanh mấy tòa báo, đứa vô duyên nhất cũng làm chủ quán. Còn đâu có 2 ớ hậu và 3 phi công to cao to đẹp giai. Tất cả đều đi làm part time khi vẫn ngày ngày đi học, có đứa còn làm đêm ở vũ trường, mà ban ngày vừa ngủ gật vừa viết được tiểu thuyết. Mình là ngố nhất, ngồi xị ra trong các phòng tranh, bọn chúng thương, thỉnh thoảng ghé qua còn mua cho cái bánh mỳ pa-tê, bảo mày nghệ thế học thêm vẽ bên Yết Kiêu đi; nghe lời chúng mình mới mò vào trường đấy chứ !!! Túm lại, kể lể dài dòng thế, để thấy vấn đề Ài là Thây Thầy là Ai, tối quan trọng. 3. Sinh viên mỹ thuật cũng chia ra các đẳng cấp khác nhau, cụ thể là bọn Bất Tài, và bọn Rất Tài. Loại lằng nhằng nửa nạc nửa mỡ rất đông, những bác này vui đâu chầu đấy, cá tính mập mờ chới vơi, rất sợ đi nghe art talk, vì sợ ngủ gật. Hai đẳng kia một thì quá tự tin một lại quá tự ti, cũng dùng dằng rồi ngại, rồi…thôi. Mình chính là đứa kiểu ba rọi đây, nên mình nhìn sang hai đẳng kia, mình đọc được tim gan họ.! Thế thôi Thông và các bạn đọc thì đọc, cũng chả chết ai. Vui là chính mừ! * Cùng một người viết: - Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Việc ấy không cần nhiều tiền, - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu - Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân - Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn - Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ - Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh - Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra… - Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá… - Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo? - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2): - Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn - Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua - Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4): - Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… - Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm - Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5): - Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6): - 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt - Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo - Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan - “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8): - Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ Ý kiến - Thảo luận
19:04
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
dilletant
19:04
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
dilletant
"Người châu Á không có văn hóa đối thoại số đông như Âu Mỹ", "Ở Việt Nam càng khó có bầu không khí sáng tạo như vậy" - khi người Việt quan tâm với số đông tới một vấn đề gì đó, vấn đề đó đã trôi đến chân trời. (Và những người nêu vấn đề này khi nó mới chớm đã kiệt sức vì tiếng mình đã như "tiếng ai lạc giữa đàng").
13:30
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
LC
Hức, cả bài lày nữa ạ
...xem tiếp
13:30
Sunday,26.6.2016
Đăng bởi:
LC
Hức, cả bài lày nữa ạ
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp