Nhiếp ảnh

PETRINA HICKS: Dị hợm một cách hoàn hảo 04. 12. 11 - 11:38 pm

Pha Lê st và dịch

 

.

 

Một chiếc lưỡi đầy nhục dục liếm đóa hoa màu hồng – bông hoa này vừa cứng đờ vừa có vẻ gì đó siêu thực – trong một video quay chậm. Sang tác phẩm khác (Không đề số 1), nếu nhìn kỹ, hình ảnh các thiếu nữ tụm lại để xăm xoi vết thương của cô bạn làm người xem liên tưởng tới bức tranh Sự ngờ vực của Thánh Thomas (The incredulity of Saint Thomas) do họa sĩ Caravaggio vẽ; nhưng thay vì chìm trong phông nền kịch tích của trường phái tương phản sáng tối (chiaroscuro) đậm nét Caravaggio, các cô gái lại tỏa sáng lấp lánh dưới ánh đèn trường quay.

Tác phẩm "Không tên 1"

Tác phẩm "Sự ngờ vực của thánh Thomas"

 

Còn trong bức ảnh Shenae và Jade, một cô bé ngây thơ đang ngậm một con chim én trong miệng, liệu bé có cắn đứt đầu nó? Chúng ta đang nhìn thấy gì trong thế giới siêu thực của nhiếp ảnh gia Petrina Hicks?

Tác phẩm "Shenae và Jade"

 

Tôi luôn bị thuyết đối ngẫu hấp dẫn” Petrina giải thích. “Tôi tìm cách khám phá thuyết này trong mỗi bức ảnh. Nói rộng ra, tấm hình có thể có một vẻ ngoài – thường là hoàn hảo, có tí gì đó siêu thực, được đánh bóng (ví dụ: thể loại hình quảng cáo) – tuy nhiên, nếu bạn điều khiển và làm chủ các yếu tố khác nhau, thêm vào đó một thông điệp mơ hồ rồi nhấn mạnh thông điệp đó bằng một vài gợi ý đen tối; bạn sẽ tạo được sự căng thẳng giữa cái vẻ ngoài hoàn hảo kia với nội dung bên trong, giống như một hiệu ứng tương tác vậy.”

Nói cách khác: “Mục đích mà tôi nhắm vào là: vừa hấp dẫn được người xem, vừa làm cho họ cảm thấy ghê tởm” trong cùng một lúc.

Thông qua cái tính hình sự được khéo léo sản xuất một cách nhân tạo (của những tấm hình quảng cáo) mà lòng tin của chúng ta bị đẩy đến một giới hạn khác, và cũng vì vậy mà chúng ta cho phép bản thân bị dụ dỗ bởi sự hấp dẫn của những thứ hào nhoáng và thương mại. Nhưng, như Petrina nói, “Những hình ảnh không truyền đạt cảm giác mà nó hứa hẹn… một bưu kiện có thể được gói gém đẹp đẽ, có điều bên trong lại chứa đựng thứ gì đó đáng tởm.”

Đẩy tính tò mò tới cực điểm cũng là một chủ đề trong tác phẩm lịch sử Sự ngờ vực của Thánh Thomas, do bậc thầy của trường phái Baroque, Caravaggio, vẽ – ông là người mà Petrina đã dẫn chứng trong loạt ảnh The Performance (cuộc biểu diễn), gồm những tác phẩm không tên của mình. Hicks nói: “Tác phẩm của Caravaggio từng bị coi là dị hợm và đáng sợ. Tôi đang nghĩ về thể loại phim kinh dị / ma cà rồng / chém giết đang thịnh hành ngày nay; thịnh hành đến nỗi cảm giác của chúng ta gần như bị đơ khi nhìn thấy chúng. Tấm hình về các thiếu nữ trên có thể xuất hiện trong một quảng cáo quần áo lắm chứ. Tôi thích sự ghê rợn ẩn chứa bên trong một quảng cáo “sạch sẽ,” nhuốm màu thương mại, mà những tập đoàn lớn thường nhét các em vào.”

Tác phẩm "Dễ chịu"

 

Trong tác phẩm video Nhộng (The chrysalis), Petrina sử dụng một máy quay Phantom tốc độ cao, với 800 khung hình mỗi giây để đạt được hiệu ứng chuyển động chậm; video vừa nhấn mạnh tính gợi dục mà xã hội thường gán cho phái nữ, vừa dấy lên sự phản cảm vì hình ảnh nước miếng nhễu nhại khi cô gái lè lưỡi liếm bông hoa trông chẳng khác gì phim sex. Petrina cố tình “Làm cho người xem phải cảm thấy xấu hổ… Và vâng, ý tưởng này cũng xuất phát từ việc ngành quảng cáo sử dụng hình ảnh người phụ nữ một cách cách khiêu dâm để kinh doanh. Thế nhưng tôi không kinh doanh gì ở đây cả. Thay vào đó, tôi đưa ra một hình ảnh vô cùng mâu thuẫn, nó không đem đến sự thỏa mãn mà ta thường mong muốn (vì bị xấu hổ).”

Lấy ý tưởng từ những câu chuyện cổ tích đen tối, rồi sau đó bà dựng nên các phiên bản hiện đại hơn cho các tác phẩm của mình. Bà thừa nhận bị thứ văn học gợi dục rùng rợn của tác giả V.C Andrews ảnh hưởng (Truyện: Bông hoa trên gác xép – kể về 4 anh em bị giam trên gác xép sau khi bố mất, và có quan hệ loạn luân với nhau), và các tác phẩm nhiếp ảnh hạng B mà Petrina tìm thấy tại viện lưu trữ. Những đứa trẻ vô tư với nét mặt dửng dưng, rồi những con thú với ánh mắt đờ đẫn, chúng phủ thêm một lớp màn mờ ảo cho phong cách Gothic của bà.

Tác phẩm "Vô tận"

Jackson và Tiger

"Đứa con của Rosemary" - tác phẩm này được đặt theo tên của một bộ phim kinh dị nổi tiếng của Roman Polanski.

 

Các bức ảnh được chụp bằng một camera medium format*, và được in theo khổ lớn, vì thế chúng rất giống với hình quảng cáo. Khi được hỏi về việc sử dụng các công cụ hiện đại như Photoshop, Petrina trả lời: “Nếu không dùng nó, tôi sẽ chẳng thể nào tạo được nét căng thẳng, hay sự rùng rợn cho các lớp bề mặt… để góp phần nhấn mạnh sự hỗn loạn đáng sợ nằm trong các tấm hình. Tuy nhiên, tôi không phụ thuộc một cách nặng nề vào Photoshop, cố chỉnh sửa càng ít càng tốt. Có một ranh giới mỏng manh giữa một bức hình thẳng thắn, bộc trực, có chiều sâu; và một bức hình bị “Photoshop” quá mức. Tôi không muốn “công cụ” lại trở thành “ý tưởng”.”

"Bông hồng nào cũng có gai"

"Một giọt máu đào hơn ao nước lã"

 

* Medium format: là máy camera dùng những cuộn phim loại 120 hoặc 220. Máy medium format có khổ hình rộng hơn small format. Small format (trong đó có loại máy 35mm)  có khổ hình 24×36 mm, medium là: 6×6 cm, còn large là: 9×12 cm. Dùng máy medium format thì sẽ chụp được hình chi tiết hơn là dùng small format; và mặc dù khi nghĩ đến “nhiếp ảnh chuyên nghiệp”, người ta hay nghĩ đến large format (nhất là mảng phong cảnh), nhưng cũng tùy vào ý định của người chụp mà họ tự chọn format cho mình.

Bạn nào có thông tin về phần này, xin bổ sung thêm cho SOI để mọi người có thể cùng nhau tham khảo. SOI cũng chỉ lấy từ bài dịch ra thôi chứ cũng chưa chuyên sâu vào các chi tiết kỹ thuật cho lắm.

 

Ý kiến - Thảo luận

16:58 Wednesday,11.3.2015 Đăng bởi:  An Nguyen
tự nhiên moi bài này lên chỉ để chú thích một cách bình dân về phim máy ảnh cho Pha Lê khỏi lẫn (có khi bây giờ đã biết rồi :)
- Phim khổ nhỏ (small format) là loại phim cuộn thường chụp được 24 kiểu hoặc 36 kiểu, hầu như ai chụp ảnh phim đều đã từng chụp phim nhỏ. Phim nhỏ có khổ rộng 24mm. Hầu như tất cả các loại máy chụp du lịch là chụp phim khổ nhỏ.
- P
...xem tiếp
16:58 Wednesday,11.3.2015 Đăng bởi:  An Nguyen
tự nhiên moi bài này lên chỉ để chú thích một cách bình dân về phim máy ảnh cho Pha Lê khỏi lẫn (có khi bây giờ đã biết rồi :)
- Phim khổ nhỏ (small format) là loại phim cuộn thường chụp được 24 kiểu hoặc 36 kiểu, hầu như ai chụp ảnh phim đều đã từng chụp phim nhỏ. Phim nhỏ có khổ rộng 24mm. Hầu như tất cả các loại máy chụp du lịch là chụp phim khổ nhỏ.
- Phim khổ trung (medium format) là loại phim cuộn khổ 60mm, có thể chụp theo kích thước 6x4,5 6x6 hoặc 6x9 tuỳ theo loại máy ảnh. Một cuộn phim khổ trung loại phổ biến (phim 120) khi chụp 6x9 sẽ được 8 kiểu, 6x6 thì được 12 kiểu, và 6x4,5 thì được 18 kiểu ảnh. Máy ảnh chụp phim khổ trung phổ biến nhất là loại máy có 2 ống kính trên dưới (twin lens) với kính ngắm lấy nét từ trên xuống, chụp ra ảnh 6x6.
- Phim khổ lớn (large format) là loại phim tấm (sheet) chụp từng tấm một, có kích thước lớn hơn phim khổ trung, thường tính theo inch, có thể là 3x4, 4x5, 5x7, 8x10 hoặc lớn hơn. Máy ảnh chụp phim khổ lớn phổ biến là máy ảnh gỗ với buồng tối xếp gấp nếp, thường thấy trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Chụp phim khổ lớn chụp rất bất tiện nên giờ gần như chỉ còn để cho các nhiếp ảnh gia hoài cổ, rất ít khi dùng cho thương mại. 
21:07 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi: 
@ Dim: Cái gì khiến Dim liên tưởng đến báo lá cải thế? Mình không hiểu. Mình không thấy có cái gì lá cải ở tranh của Petrina cả. Bạn hiểu thế nào là lá cải?
...xem tiếp
21:07 Wednesday,30.5.2012 Đăng bởi: 
@ Dim: Cái gì khiến Dim liên tưởng đến báo lá cải thế? Mình không hiểu. Mình không thấy có cái gì lá cải ở tranh của Petrina cả. Bạn hiểu thế nào là lá cải? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả