|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhAdolfo Farsari: kẻ tô màu Ý cho nước Nhật 23. 02. 21 - 10:13 amArchivu biên soạnAdolfo Farsari sinh ra ở Ý, trải qua một quãng đời binh nghiệp ngắn ngủi trong nội chiến Mỹ, sau một biến cố gia đình, ông đã dành 5 năm đi du lịch và cuối cùng chuyển tới Yokohama năm 1873, thành lập một công ty mà sau này là một trong những công ty nhiếp ảnh thương mại lớn nhất, giàu có nhất và đáng chú ý là do người nước ngoài sở hữu ở Nhật Bản. Adolfo Farsari tự học nhiếp ảnh và mở studio của riêng mình vào năm 1885 khi mua lại cổ phần và xưởng tráng phim của Stillfried & Anderson. Năm 1886, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi tất cả. Suốt 5 tháng sau đó, Adolfo đã đi khắp nước Nhật, chụp các bức ảnh mới để thay thế vào đó. Ông mở lại studio vào năm 1887 với 1000 bức ảnh trong tay. Ba năm tiếp theo, nhờ sử dụng một lối tiếp cận đầy sáng tạo: tô màu các bức ảnh đen trắng do mình chụp, ông đã tạo ra những bức ảnh có chất lượng với giá bán cao hơn, đặc biệt là những bức chân dung và phong cảnh được tô màu bằng tay. Không mấy người Nhật có thể mua được khi một bức ảnh chân dung lúc đó thường có giá tương đương một tháng lương của một nghệ nhân. Chính vì vậy Farsari và các nhiếp ảnh gia thời đó thường tập trung vào hai loại chủ đề: “phong cảnh” và “phong tục” của Nhật Bản, và họ đã thu hút được khách hàng là những người giàu có từ châu Âu và Mỹ qua du lịch. Sau này Farsari đã phát triển thêm việc kinh doanh album ảnh. Studio của ông thường tạo ra các bản in đơn sắc rồi được tô màu bằng tay. Những bức ảnh này thường được trang trí bằng thủ công và bọc bìa bằng gấm, lụa, hoặc khung sơn mài có khảm ngà voi và vàng. Giống như những người cùng thời, Farsari hay chú thích và đánh số trên các bức ảnh của mình, thường là chữ trắng trên nền đen. Farsari thuê những nghệ nhân xuất sắc, có thể hoàn thành với chất lượng cao và tốc độ khoảng hai hoặc ba bức in màu thủ công mỗi ngày. Ảnh của ông có màu sắc trung thực và sử dụng những chất liệu tốt nhất; do đó, tuy tác phẩm của ông rất đắt nhưng vẫn nổi tiếng và thường được du khách đến Nhật khen ngợi, thậm chí còn được Rudyard Kipling, văn hào Anh đoạt giải Nobel năm 1907, giới thiệu sau chuyến thăm Yokohama năm 1889 . Cùng năm đó, Farsari đã tặng cho vua Ý một album ảnh sang trọng. Đến những năm 1890, danh tiếng ngút trời của studio đã giúp ông được độc quyền chụp ảnh Khu vườn Hoàng gia ở Tokyo. Farsari trực tiếp phỏng vấn và tuyển các chuyên gia pha màu, là những người có kinh nghiệp về kỹ thuật vẽ tranh Nhật Bản. Sau tuyển dụng và qua đào tạo trong vài tháng, mức lương cơ bản của nhân viên tô mày tăng đều đặn nếu Farsari thấy hài lòng với công việc của họ. Tại đây, một người tô màu có năng lực và trung thành có thể kiếm được gấp đôi mức lương so với các studio khác ở Yokohama, và nếu làm thêm vào Chủ nhật, tiền công sẽ gấp đôi; họ cũng thường xuyên nhận được tiền thưởng và quà tặng khác. Tuy nhiên, như trong một bức thư gửi cho em gái ở Ý, Farsari phàn nàn rằng để thúc nhân viên đảm bảo đúng tiến độ giao hàng dày đặc, ông thường phải giận dữ, chửi thề và thậm chí đánh đập họ. Đến năm 1891, studio của Farsaricó 32 nhân viên, trong số đó 19 có nghệ nhân tô màu bằng tay. Năm 1885, Farsari có một con gái với một người phụ nữ Nhật Bản. Ông tự mô tả mình sống như một kẻ lầm đường lạc lối, ngoài công việc kinh doanh, ông kết giao với rất ít người, và ngày càng mong được trở lại Ý. Ông cố gắng lấy lại bằng được quyền công dân Ý đã bị mất khi di cư sang Mỹ, và ông thậm chí còn hy vọng được làm kỵ binh và gia nhập tầng lớp quý tộc Ý. Tháng Tư năm 1890, Farsari và con gái rời Nhật Bản về Ý. Vào ngày 7 tháng 2 năm 1898, Farsari qua đời tại nhà riêng tại Vicenza. Ảnh của Farsari đã được phổ biến rộng rãi, được in hoặc nói đến trong sách vở và các tạp chí định kỳ, đôi khi được các nghệ sĩ tái hiện trên các phương tiện truyền thông khác. Những bức ảnh ấy đã định hình nhận thức của người nước ngoài về con người và các địa danh Nhật Bản, và ở một mức độ nào đó chúng đã ảnh hưởng đến cách người Nhật nhìn nhận về bản thân và đất nước của họ. Ý kiến - Thảo luận
11:16
Thursday,25.2.2021
Đăng bởi:
Lan Hương
11:16
Thursday,25.2.2021
Đăng bởi:
Lan Hương
Đầu năm vào Soi đọc được bài này thấy lên tinh thần quá! Thật bất ngờ vì sự giao thương văn hoá và thương mại cuối thế kỷ 19, cũng như cách tạo ra các dịch vụ cao cấp của nhân vật (vào thời đó).
Cảm ơn tác giả và Soi đã dụng công chia sẻ kiến thức! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cảm ơn tác giả và Soi đã dụng công chia sẻ kiến thức!
...xem tiếp