Nhiếp ảnh

“Đào thoát” bằng kho ảnh vuông của Magnum 20. 07. 21 - 12:25 pm

M.Nha dịch theo Hyperallergic

 

“Tòa nhà chung cư, Veles, Bắc Macedonia” (2020) của Jonas Bendiksen. “Bầy chim lượn vòng và bay vút lên trời, như thể thoát khỏi trọng lực và va chạm…” (Ảnh trong bài từ Magnum Photos)

Trong tuần 12 – 19 tháng Bảy, 2021, Magnum mở phiên bán ảnh vuông (Square Print) với giá theo họ là hết sức dễ chịu: 100USD cho một bản in ảnh 6 x 6 inch (tức 15.24 x 15.24cm), chất lượng như ảnh bày trong bảo tàng.

Chủ đề của đợt ảnh này là Lối thoát/Way for Escape, theo Hyperallergic là chạm trúng tim đen hầu như tất cả chúng ta. Ai mà chẳng có một lúc nào đó muốn thoát khỏi thứ gì đó: thoát khỏi sự bất ổn về kinh tế, môi trường, chính trị; hay thoát khỏi bốn bức tường phòng sau thời gian chôn chân vì dịch.

Những bức ảnh trong phiên này nói về các hình thức “đào thoát”, có những bức tập trung vào sự tự do của chuyển động, của du ngoạn, của được bay; một số bức tập trung vào những hoàn cảnh khiến ta muốn tìm lối thoát.

Người xem có thể cho rằng bức ảnh của David Hurn chụp ca sĩ Ringo Starr hé mắt ngó về cửa sổ toa tàu với bầy fan nữ bám kín không có gì chung với bức ảnh của Cristina de Middel chụp một cây cọ trong một chiếc túi lưới được thắp đèn, sáng rực lên trên nền sậm màu của khu rừng; tuy nhiên cả hai bức ảnh đều khiến ta nghĩ tới sự thu mình lại trước một thế giới rộng lớn hơn ngoài kia.

“Ringo Starr trên chuyến tàu trong lúc quay phim ‘A Hard Day’s Night’. Anh quốc.” (1964) của David Hurn. “Trải nghiệm ấy đã khiến tôi ‘mở mắt’. Tôi đâu có ngờ nỗi sợ trong ta lại có thể được đánh thức bởi một đám người hâm mộ”.

“Rừng Mata Atlántica, Brazil” (2020) của Cristina De Middel và Bruno Morais. “Sau hàng ngàn năm của thần học và triết học, hóa ra số phận và định mệnh lại chỉ là một dữ liệu, và lối thoát thực sự duy nhất lại không dựa vào khoảng cách (về vật chất hoặc cảm xúc) mà dựa vào sự ngẫu nhiên, hỗn loạn, và sự lãng quên.” (“After thousands of years of mythology and philosophy, it turns out that destiny and fate were just a database, and the only real escape is not based on distance (physical or emotional) but in randomness, chaos and oblivion.” Ôi như hũ nút, bạn nào hiểu được cắt nghĩa giùm!)

Với hơn 90 tác phẩm của nhiều tác giả, mỗi bản in tuy không đánh số nhưng có chữ ký hoặc con dấu của nhiếp ảnh gia. Những ảnh nào gốc không phải là vuông thì cũng không bị cắt thành vuông, mà được lồng bo trắng sao cho “thành phẩm” cả bo là ảnh vuông.

“Tbilisi, Georgia” (2006) của Olivia Arthur. “Mười lăm năm trước tôi có dịp được vào và chụp ảnh nhà tù nữ ở Tbilisi, và tôi ngạc nhiên trước những gì mình thấy.”

“Tokyo, Nhật Bản” (2007) của Jacob Aue Sobol. “Mặc dầu Tokyo và người dân của nó dường như không thể chạm tới được, tôi cảm giác mình bị cuốn vào cái thực tại chật chội và bó hẹp của đại đô thị ấy.”

“Sicily, Italy” (2015) của Peter van Agtmael. “Tôi có thể đào thoát ra bãi biển, nhưng dù mặc dù đã cố cách nào tôi cũng khó mà thoát khỏi máy ảnh của mình.”

“New York City. USA” (1971) của Ernest Cole. “Khi Bobby Womack hát năm 1972: ‘Bạn có thể thấy điều đó trên phố, vâng đúng thế, ô hãy ngó quanh đi, ngó quanh đi, ngó quanh đi.”

“Sau trận đấm bốc của Ali-Foreman. Kinshasa, Zaire” (1974) của A. Abbas. “Hôm sau tôi tìm ra Ali. Giống như gặp tiến sĩ Jekyll sau khi đã vỗ vai ông Hyde. Anh lúc này điềm tĩnh, trầm ngâm, không cần trình diễn nữa.”

 

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả