Nghệ sĩ thế giới

HALF THE SKY: Khi phụ nữ đứng chung một triển lãm 12. 11. 11 - 7:36 am

Alanna Martinez - Như Mai dịch

 

 

.

TRIỂN LÃM GÌ:  Triển lãm Half the Sky: Women in the New Art of China
KHI NÀO: Từ ngày 12 tháng Mười Một cho đến hết tháng.
Ở ĐÂU: Leonard Pearlstein Gallery, 3401 Filbert Street, Drexel University, Philadelphia

*

VÌ SAO NÊN ĐI XEM?

Khi thị trường nghệ thuật Trung Quốc bùng nổ tại các nhà đấu giá trên toàn thế giới, “Half the Sky: Women in the New Art of China,” (“Nửa bầu trời: Phụ nữ trong Nghệ thuật mới của Trung Quốc), đồng giám tuyển bởi Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Trung Quốc và Đại học Drexel thực sự để lại tiếng vang. Triển lãm tập trung vào 60 tác phẩm nghệ thuật của 22 nữ nghệ sĩ Trung Quốc, bao gồm các tác phẩm nhiếp ảnh, điêu khắc, video, tranh và sắp đặt.

Tác phẩm “15 phát súng” của Xiao Lu

 

Chi tiết tác phẩm “15 phát súng” của Xiao Lu

Nửa bầu trời” làm rõ rằng giới nữ thực sự đã trở thành những người sáng tạo và mạnh mẽ về mặt chính trị nhất trong giới nghệ sĩ ở Trung Quốc. Ví dụ điển hình là Xiao Lu, với tác phẩm quan trọng “Dialogue” (1989), trong tác phẩm nghệ sĩ dùng súng đã nạp đầy đạn bắn vào chính tác phẩm của mình khi đang được sắp đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Trung Quốc. Kết quả là Xiao Lu bị bắt và tác phẩm xuất hiện trên khắp các bản tin nghệ thuật trên thế giới.

“Engine” của Yin Xiuzhen

 

“Portable City” (Thành phố di động) của Yin Xiuzhen

 

“Representation” của Yin Xiuzhen

 

Ba nghệ sĩ đáng chú ý khác là Yin Xiuzhen, Cui Xiuwen, và Cao Fei. Mỗi nghệ sĩ đều hết sức độc đáo – xóa tan đi quan điểm phổ biến rằng nghệ thuật đương đại Trung Quốc chỉ có một phong cách hay chủ đề thống trị (Chủ nghĩa hiện thực yếm thế). Yin Xiuzhen trưng bày một loạt những dự án sắp đặt như ‘Portable Cities” (2002-04) (Thành phố di động), xem xét tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với sự phát triển kinh tế và kỹ thuật. Cui Xiuwen tạo ra những mảng ghép với các hiệu ứng kỹ thuật số, hòa trộn những motif truyền thống của nghệ thuật Trung Quốc và phương Tây. Tác phẩm của Cao Fei khai thác một khía cạnh hoàn toàn khác biệt, phần lớn tác phẩm được tạo ra trong thế giới ảo của trò chơi điện tử trên mạng Second Life.

“Existential Emptiness #18” của Cui Xiuwen

Triển lãm không chỉ là một cơ hội tuyệt vời để xem những tác phẩm nghệ thuật đầy gợi suy từ Trung Quốc mà còn là lần đầu tiên và thật độc đáo, một số lượng khá lớn các nữ nghệ sĩ Trung Quốc hết sức mạnh mẽ cùng đứng chung một triển lãm.

“Chinese Scenery” của Liu Liyun

 

“Presence” của Jing Jing

 

“Shu’an” của Qing Qing

 

“Monologue” của Liu Manwen

 

“To Us” của Xiang Jing

 

“Urban Fiction” của Xiang Jing

 

“Rose” của Lin Jingjing

 

 

Ý kiến - Thảo luận

17:50 Saturday,12.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"Chinese Scenery" của chị Liu Liyun người Tàu mà sao giống làu làu với cái in-xờ-tô-lây-xần có gối bóng bay bềnh bồng nên gọi vống là "Mây Bạc" của cụ En-đi Oa-hôn thế nhề???

Ê chề ghê gớm !!!
...xem tiếp
17:50 Saturday,12.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"Chinese Scenery" của chị Liu Liyun người Tàu mà sao giống làu làu với cái in-xờ-tô-lây-xần có gối bóng bay bềnh bồng nên gọi vống là "Mây Bạc" của cụ En-đi Oa-hôn thế nhề???

Ê chề ghê gớm !!! 
15:54 Saturday,12.11.2011 Đăng bởi:  thanh_meocon
Phình Phường Phôi." bình thường thôi"
...xem tiếp
15:54 Saturday,12.11.2011 Đăng bởi:  thanh_meocon
Phình Phường Phôi." bình thường thôi" 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả