Nghệ sĩ Việt Nam

NHÂN GIAN của Trần Tuấn: Một sự thay đổi hoàn toàn? 22. 12. 11 - 7:22 am

Nguyễn Quân - Thông tin từ triển lãm

 

“WHAT ARE WE”, 200 x 438cm, sơn dầu trên canvas, 2011

NHÂN GIAN
Triển lãm của Trần Tuấn

Khai mạc: 17h30, thứ Sáu 23. 12
Triển lãm: 23 – 27. 12. 2011
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội

 

Chúng ta sống trên một hành tinh nhỏ bé trong vũ trụ rộng lớn nơi sự sinh ra và cái chết diễn ra không ngừng. Câu hỏi lớn của loài người thường là “Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta sẽ tiếp tục làm gì?”.

Các tác phẩm của triển lãm ngày, thế giới là sự bằng lòng với những gì đang có, hy vọng con người bớt chịu khổ đau, chiến tranh và tạo một thế giới hòa bình.

Để xem thêm tranh của triển lãm, bạn có thể xem tại đây.

“WHERE DO WE COME FROM”, 200 x 438 cm, sơn dầu trên canvas, 2011


Mời các bạn đọc bài viết sau của nhà phê bình Nguyễn Quân:

THẾ GIAN – BIẾN CẢI HAY BẤT BIẾN?

 

“Tang thương” là sông mang phù xa ngàn năm làm cho nơi xưa là biển nay đã hóa nương dâu. “Thế gian biến cải vũng nên đồi”. Tang thương cũng đồng nghĩa là đau khổ, tan hoang cùng cực. Đời người ta chỉ là một mẩu hữu hạn tí xíu trong vô hạn thời gian nhưng lại là một cuộc tang thương, thậm chí là “bể khổ” khôn cùng “nào biết bến bờ là đâu”. Thân người ta chỉ là một hạt cát vũ trụ ngẫu nhiên vô nghĩa lý. Vậy mà mắt luôn ngước nhìn chiêm nghiệm bầu trời và tâm hồn trí thức luôn đặt những câu hỏi không lời đáp như Gauguin từng vật vã trong tranh: “ Ta từ đâu tới? Ta là gì? Ta đi đâu?”.

The World – Thế Gian của Trần Tuấn cũng là tham vọng “đại tự sự” siêu hình ám ảnh .Thế gian chật ních, không có quang cảnh nào trừ một khe biển hun hút tối rầm, một đám ngân hà -bụi vũ trụ, một đám mây bom nguyên tử và một vầng sao lóe sáng. Ken sát bên nhau là những gương mặt – đầu người như các bức tượng khổng lồ chỉ có thể chụp ảnh và ngước nhìn từ phía dưới. Mở đầu là sự mù lòa với bàn tay chỉ về đâu đó – Không biết. Cuối cùng là một mặt cười trẻ thơ . Dằng dặc là hoang mang, đau khổ, sợ hãi, bất công… được tra vấn qua các gương mặt giáo chủ, triết gia, danh nhân, triệu phú, con quỷ và chính tác giả… Các chủ thể muốn trả lời các câu hỏi thiên thu. (Tiếc rằng không thể trưng bày đầy đủ). Chen vai thích cánh họ là Nhân gian-chúng sinh-người đời được đại diện chỉ bằng các ngương mặt nhi đồng trong sáng, hồn nhiên vô tội và nhờ thế phản ánh cô đọng các trạng thái thực của thế gian chăng! Đời người tựu chung có vậy. Thế gian biến cải đấy mà bất biến là thế! Nỗi “thiên cổ sầu” bị phóng đại thô sơ hay một tiếng gào thống thiết hòng lay tỉnh nhân tâm?

“WHERE ARE WE GOING”, 200 x 438cm, sơn dầu trên canvas, 2011.

Trần Tuấn là vốn là họa sĩ duy mỹ, ưu ái cái đẹp của những “tiểu tự sự” – con trẻ, làng xóm, ao sen, luống hoa cùng ám ảnh mỹ nhân mơn trớn… Thế giới ấy thường được cố tình lãng mạn hóa. Nâng niu kỹ tính từng nét bút, ánh màu, từng chi tiết bề mặt sơn dầu. Hơn hai mươi năm tranh của họa sĩ mấy lần thay đổi trong triền miên sáng tác nhưng lần này như khác hẳn cả về chủ đề và bút pháp? Có thể, trên bề mặt, kết cấu và khuôn khổ… là vậy nhưng những biến cải ấy không bất ngờ với ai từng biết tác giả: Năm 1981 đã có bức Đi về đâu? bi phẫn về số phận người phụ nữ Cam-pu-chia thời diệt chủng, năm 1984 là bộ ba gửi Triển lãm Trẻ Toàn Quốc lần thứ I về Cuộc đời trầm luân gắn với chìm nổi chính trị, chiến tranh, bạo lực, độc tài vv…. Những chùm rễ rườm rà của suy tư triết-mỹ, đau đời vẫn chìm khuất dưới vòm lá xinh tươi nhẹ nhàng thân ái nay nổi lên, trơ ra thân rễ xù xì đồ sộ, dị dạng … muốn trực diện, gây sốc, bức bối và khó chịu. Không cho người xem né tránh trách nhiệm phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi không lời đáp. Tất nhiên dưới ảnh hưởng không tránh được của thẩm mỹ “đương đại-contemporary”!

 

Nguyễn Quân

*

Về họa sĩ

Trần Quốc Tuấn
Nghệ danh: Trần Tuấn
Sinh năm 1961
Hội viên Hội Mỹ thuật Việt nam
1976 – 1981: Tốt nghiệp trung cấp Mỹ thuật – 42, Yết Kiêu, Hà Nội
1985 – 1990: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật – 42, Yết Kiêu, Hà Nội

Ý kiến - Thảo luận

10:35 Monday,2.1.2012 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
thật chán cho các cuộc tranh luận với những người không am hiểu hội họa. Ý kiến đánh giá tác phẩm xấu-đẹp lại bị bẻ sang thành yêu-ghét. Cũng không phân biệt nổi giữa Moi móc với Đánh giá thì tranh luận gì đây? Chả khác gì kẻ nói tiếng Anh người nói tiếng Pháp.
...xem tiếp
10:35 Monday,2.1.2012 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
thật chán cho các cuộc tranh luận với những người không am hiểu hội họa. Ý kiến đánh giá tác phẩm xấu-đẹp lại bị bẻ sang thành yêu-ghét. Cũng không phân biệt nổi giữa Moi móc với Đánh giá thì tranh luận gì đây? Chả khác gì kẻ nói tiếng Anh người nói tiếng Pháp. 
0:06 Monday,2.1.2012 Đăng bởi:  trần hay
công dân tự do thấy rằng nhìn nghệ thuật chân chính không dễ dàng.... xin hỏi: thế nào là nghệ thuật chân chính? rồi chỉ nhìn thoáng qua các ý kiến bình luận, mà đã dánh giá sự việc của nhân loại bằng vỏ đỗ hoặc con sò không hơn không kém! "giống như xả...." tôi thấy công dân tự do chưa thật sự tự do, và cái đó chính là cái bí trong tranh trần tuấn. ở đây mọi
...xem tiếp
0:06 Monday,2.1.2012 Đăng bởi:  trần hay
công dân tự do thấy rằng nhìn nghệ thuật chân chính không dễ dàng.... xin hỏi: thế nào là nghệ thuật chân chính? rồi chỉ nhìn thoáng qua các ý kiến bình luận, mà đã dánh giá sự việc của nhân loại bằng vỏ đỗ hoặc con sò không hơn không kém! "giống như xả...." tôi thấy công dân tự do chưa thật sự tự do, và cái đó chính là cái bí trong tranh trần tuấn. ở đây mọi người thấy trong triển lãm dường như những chân dung rời hoặc nghép vào nhau rất nhàm chán, đều. biểu cảm về hình không mạnh (các kích cỡ bằng nhau) cảm giác 1 triển lãm buồn nhưng đã cố gắng hết sức. quan tâm hơn cả, là cái hình tượng mà người ta gọi là thể chính luận trong tranh của trần tuấn, thì không thoát khỏi lối minh họa, kể lể.... chưa gây cho người xem được sự no về sức nặng của 1 tư tưởng lớn đề tài lớn! sang năm mới chúc các nghệ sĩ sớm tìm ra chính mình, và hãy thật với chính mình, dó mới là hạnh phúc của chính mình! hu! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả