Nghệ sĩ Việt Nam

Triển lãm “On canvas” – Trò chuyện với mọi người 22. 03. 10 - 8:36 pm

Lê Nguyễn An Bình

Chuyển từ Xóm 3 – làng Lại Thế – Phú Thượng – Phú Vang lên số 89 đường Minh Mạng, triển lãm lần này của nhóm hoạ sĩ Huế không chỉ là một sự xê dịch nhất thời, một cuộc gặp gỡ nhất thời và trò chuyện nhất thời. Bằng sự thay đổi ấy, họ mong muốn mang đến cho hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận, người mà họ yêu quý một món quà khi ông trở thành người “thường trú” trong ngôi nhà và xưởng vẽ của mình trên chiếc xe lăn…

.

.

1. Không hẹn, và cũng không hiểu tại sao các hoạ sĩ đi trước lại chọn cái tên Trừu tượng để gửi tác phẩm vào triển lãm. Dẫu là một trong những không gian và nơi chốn của mỹ thuật nhưng tính đương đại trong những nét vẽ trừu tượng ít nhiều cũng mang đến sự đánh đố với số đông – nếu là cuộc trò chuyện với mọi người. Nhưng xem tranh, biết cuộc trò chuyện với đồng nghiệp sẽ lâu và dài, cho dù mỗi người đều thể hiện mình bằng một thế giới ngôn ngữ riêng trong trật tự màu và sự phá vỡ chính cái trật tự ấy trong tiếng nói tổng thể của tác phẩm và cũng là của chính họ.

Đứng về phía mọi người, thì nếu như Trừu tượng (110x160cm) của hoạ sĩ Vĩnh Phối làm người ta nghĩ về một chu trình đầy bản ngã và hân hoan của sự sống thì cũng ở Trừu tượng(100x120cm), Trương Bé lại gửi đến một cái nhìn đầy trải nghiệm về một thế giới quá nhiều rủi ro và bất trắc.

Tác phẩm "Trừu tượng" của họa sĩ Trương Bé

Tác phẩm “Trừu tượng” của họa sĩ Trương Bé

Những hình vẽ, những ký tự của ông trên bố không phải là điềm báo mà là sự cảnh tỉnh. Điều ấy có thể đọc được ở những gam màu nóng, choé; ngay cả ở những khoảng đen, loang nhạt và mỏng dần.

Sau triển lãm “New Spring” (chuyên đề New Media) được tổ chức vào tháng 1-2010; triển lãm “…On Canvas” nằm trong kế hoạch các hoạt động nghệ thuật mang tính chất chuyên đề của N.S.A.F. năm 2010.Triển lãm chuyên đề này bao gồm các tác phẩm tiêu biểu được sáng tác trên vải bố, với các chất liệu sơn dầu; acrylic; tempera… của các họa sỹ thuộc nhiều thế hệ sống và làm việc tại Huế:Vĩnh Phối, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Bé, Phạm Đại, Nguyễn Duy Linh, Đinh Khắc Thịnh, Võ Xuân Huy, Lê Ngọc Thanh, Lê Đức Hải, Phan Hải Bằng, Trương ThiệnTriển lãm diễn ra từ ngày 14/3 đến 28/3Tại: Gallery CHIÊU Ê (của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận) – số 89 – đường Minh Mạng, Huế.

 

Hoàng Đăng Nhuận vẫn trung thành với cách lập ngôn của mình ở cách dụng màu. Cuộc sống của ông, thế giới nội tâm của ông hẳn đã có rất nhiều thay đổi. Khi nhìn vào Nhà có hoa ti gôn (130x150cm) và Dã thú (110x180cm)của ông, người xem không chỉ thấy sự xô dạt và chồng chéo về mặt không gian, không chỉ thấy cái thế giới đẹp đẽ mà ma mãnh, vừa mong muốn lại vừa đáng sợ. Sự phá vỡ của một vùng tâm thức nào đó của Hoàng Đăng Nhuận. Thế nên, trong cuộc trò chuyện này, số đông có thể dừng lại, có thể duỗi mình trong gam màu xám ấm, nâu xám, xanh mênh mang ở Trừu tượng 2 (100x100cm) và những sắc nâu tin cậy ở Trừu tượng 1 (100x100cm) của Nguyễn Duy Linh.

Trẻ hơn về tuổi đời và tuổi nghề nhưng các hoạ sĩ lớp sau chọn cách bày tỏ và đối thoại một cách điềm tĩnh và tự tin trong mảng, khối và đường nét. Tôi nghĩ đến điều ấy khi nhìn Lê Ngọc Thanh qua Ba người (140x300cm). Ở đó, cái đẹp không phải là đường cong, không phải là những gam màu chín, được lựa chọn, pha trộn và phối hợp mà là những gì như nó vốn có. Bỗ bã như cách nói chuyện hàng ngày của Thanh về các vấn đề của cuộc sống. Trong khi đó, cũng bỗ bã, cũng thành thật, cậu em sinh đôi Lê Đức Hải lại chọn Trong vườn (200x200cm) để nhớ về một ký ức cũ và gần như bắt đầu xưa.

Phan Hải Bằng vẫn nhờ sen như một hình tượng duy mỹ về sự dâng hiến và tái sinh trong Ngẫu (120x120cm). Võ Xuân Huy tiếp tục mang cái nhăn, mòn, nứt nẻ và sự cộng hưởng của các chất liệu khác từ loạt tranh sơn mài trước đó vào hội hoạ giá vẽ ở Không gian xanh (75x120cm).

Tác phẩm "Trong vườn" của họa sĩ Lê Đức Hải

Tác phẩm “Trong vườn” của họa sĩ Lê Đức Hải

Đinh Khắc Thịnh chọn Trở về (80x80cm) để bộc lộ mình, như một sự lay động và thức tỉnh. Trương Thiện cũng rất đồng dao trong Nằm dưới nắng xuân 1Nằm dưới nắng xuân 2. Nếu nói về cảm nhận của số đông trong cuộc trò chuyện này thì cách nói của Thiện khá hồn hậu và gần gũi… 

Tác phẩm “Nằm dưới nắng xuân 1” của họa sĩ Trương Thiện

 2. Chuyển từ Xóm 3 – làng Lại Thế – Phú Thượng – Phú Vang lên số 89 đường Minh Mạng, triển lãm lần này của nhóm hoạ sĩ Huế không chỉ là một sự xê dịch nhất thời, một cuộc gặp gỡ nhất thời và trò chuyện nhất thời. Bằng sự thay đổi ấy, họ mong muốn mang đến cho hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận, người mà họ yêu quý một món quà khi ông trở thành người “thường trú” trong ngôi nhà và xưởng vẽ của mình trên chiếc xe lăn, cho dù ông chả hề muốn người ta nhắc đến điều đó. Cũng bằng cuộc “trò chuyện” lần đầu tiên này, Gallery Chiêu Ê sẽ trở thành một không gian mỹ thuật nữa của mỹ thuật Huế. 

Không gian của Gallery Chiêu Ê

Không gian của Gallery Chiêu Ê

 Tôi gọi đấy là một cuộc trò chuyện của các hoạ sĩ với bạn bè, với mọi người. Thời gian gần đây, nhất là kể từ trước và sau tết Nguyên đán, Huế có rất nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật với những góc nhìn chung riêng, có cái là để chào mừng một ngày mới, một năm mới; có cái như là một món quà thể hiện với phái đẹp. Và hội hoạ hay những cuộc triển lãm tương tự, đều là một cách mang đến những góc nhìn về cuộc sống. Nhưng với triển lãm “…Trên bố – …On canvas” thì khác. Đó có lẽ là một cái nhìn chuyên biệt, một cuộc trò chuyện khá tay đôi giữa các thế hệ hoạ sĩ với nhau và giữa các thế hệ hoạ sĩ với nhau. Chí ít, thì cũng là một nơi chốn đề họ cùng nhau “nói” chứ không phải lập ngôn bằng tác phẩm của mình. Cho dù, có không ít tác phẩm hiện diện lần đầu tiên trong không gian lần đầu tiên được dùng để “hội ngộ” là Gallery Chiêu Ê của hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận với cái vẻ như là khiêm nhường mà kiêu hãnh.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả