Tin tức

Tin-ảnh: Cổ nhất, già nhì 22. 09. 12 - 12:41 am

M.Nha tổng hợp

SAO PAULO – Một lao công quét sàn trước sắp đặt của nghệ sĩ Mỹ David Moreno, tại Sao Paulo Biennial lần thứ 30, diễn ra tại Sao Paulo, Brazil, diễn ra từ 7. 9 tới tận 9. 12. 2012. Theo nhà tổ chức, show nghệ thuật quốc tế này cũng là biennial nghệ thuật “cao tuổi” hàng thứ hai trên thế giới, chỉ thua “bà chị cả” Venice Biennial, có từ hồi 1895. Ảnh: Andre Penner

 

NEW YORK – Bảo tàng Do thái hiện đang giới thiệu “Vượt các biên giới: Bản thảo từ thư viện Bodleian”. Thư viện Bodleian của Anh quốc tại trường đại học Oxford, do Sir Thomas Bodley lập nên hồi 1602 nay đã trở thành thư viện lớn nhất trong nhóm thư viện Bodleian của trường đại học này, nổi tiếng với những tài sản văn hóa vô giá. Trong số đó có bộ sưu tập thuộc hàng quan trọng nhất các bản thảo sơn son thếp vàng của người Do thái thời Trung cổ. Triển lãm lần này kéo dài từ 14. 9. 2012 đến tận 3. 2. 2013, với hơn 60 tác phẩm bằng tiếng Do thái, A-rập, Latin, tất cả đều từ thư viện Bodleian. Trong ảnh: Một trang của “Sách về Giờ giấc” (Book of Hours) vùng Delft (Hà Lan) với motif trang trí là Đức mẹ và độc kỳ mã, khoảng nửa sau thế kỷ 15.

 

TAIPEI – Tại một hội chợ sách quốc tế (Đài Bắc, Đài Loan) có bày một cuốn bách khoa toàn thư của người Hoa có tên “Thung lũng Ngàn hoa” dày 2000 trang, 40 tập, 800 năm tuổi. Bản sách hiếm này được một nhà xuất bản Trung Quốc mua lại trong một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh với giá 33 triệu USD. (Nhân nói chuyện hội chợ sách quốc tế, ở Trung tâm triển lãm Giảng Võ cũng đang có một hội chợ, mang tên thì thế nhưng mà chán ốm, còn thua cả Đinh Lễ và dĩ nhiên là thua xa hội chợ sách hai năm một lần diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, TPHCM. Hội chợ sách ở Giảng Võ diễn ra từ thứ Hai (17. 9) đến thứ Sáu (21. 9) tức là công nhân viên, học sinh không thể đến dự được, trừ buổi tối, mà buổi tối lại đóng cửa sớm!). Ảnh: Wally Santana

 

VIENNA – Nhiều tác phẩm nổi độc đáo vốn được dùng cho tuyên truyền và tôn vinh hoàng đế La Mã Maximilian I, hiện đang triển lãm ở bảo tàng Albertina (Áo). Có thể gọi Maximilian I là một “hoàng đế của media”, là người không từ một phương cách nào để trình bày con người mình, và để củng cố danh tiếng sau khi chết. Sinh thời, ông thuê những nghệ sĩ giỏi nhất, cho họ tận dụng những phương tiện hiện đại nhất của thời đại (để sáng tác). Trong ảnh: tác phẩm của Albrecht Altdorfer và xưởng: “The Swiss War and The Neapolitan War”, trích từ “Triumphal Procession of Emperor Maximilian I” (Diễu hành chiến thắng của hoàng đế Maximilian I), khoảng 1512-1515.

 

VIENNA – Một tác phẩm trong triển lãm: “Gia đình Maximilian I” của Bernhard Strigel, 1515-1520.

 

VIENNA – Albrecht Dürer, Lưỡi trai mũ sắt (thiết kế cho bộ giáp bạc của hoàng đế Maximilian I), khoảng 1515-16.

 

VIENNA – Hans Burgkmair the Elder, “Diễu hành chiến thắng của hoàng đế Emperor Maximilian I”, 1796

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả