“Nghiến chặt:…” của Lêna Bùi: Thông điệp rất to, để xem tác phẩm thế nào
27. 10. 12 - 7:14 am
Thông tin từ Sàn Art
Lêna Bùi, Bầy chim tung mình lần cuối (ảnh trích video) 2012. Video hai kênh: DVD, 7.35 phút, màu, âm thanh, 3 bản
Nghiến chặt: Tương giao giữa Người & Thú Triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Lêna Bùi
Thời gian: 6g chiều, thứ Năm, 1. 11. 2012 Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (97 Phó Đức Chính, Q. 1, Tp.HCM)
Wellcome Collection là một phần của Wellcome Trust, một tổ chức từ thiện toàn cầu hỗ trợ cho Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Trường Đại học Oxford (OUCRU) ở Tp.HCM.
Triển lãm là một phần của dự án quốc tế Nghệ thuật trong Sức khỏe Toàn cầu, khởi xướng bởi Wellcome Collection ở Luân Đôn, LH Anh. Triển lãm sẽ giới thiệu các tác phẩm mới sáng tác trong chương trình ‘nghệ sĩ lưu trú sáng tác’ dài chín tháng của Lena, làm việc với các nhà khoa học ở Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ở Tp.HCM.
Chương trình ‘nghệ sĩ lưu trú sáng tác’ này được đồng tổ chức bởi OUCRU và Sàn Art.
Lêna Bùi (sn. 1985, Đà Nẵng, Việt Nam) là nghệ sĩ trẻ triển vọng ở Tp.HCM. Cô có bằng Cử nhân Nghệ thuật của trường Đại học Wesleyan, Conneticut, Hoa Kỳ với các nghiên cứu thêm về Đông Á học tại trường Đại học Doshisha, Kyôtô, Nhật Bản. Các triển lãm trước đây bao gồm ‘Gửi tới TPHCM với tình yêu‘ bởi Phong Bui tại Sàn Art, 2011; ‘Để Momo ăn bánh‘, Bảo tàng Mino Washi; và ‘Ẩn náu‘, Bảo tàng Nghệ thuật Mino Washi Akari, Gifu, Nhật Bản năm 2011.
Khái quát dự án
Bị thu hút bởi bệnh lây từ động vật sang người – các chứng bệnh như bệnh cúm vốn lây sang người từ động vật – và mối quan hệ giữa việc tiêu thụ động vật và điều kiện mà chúng được chăn nuôi, giết mổ và đóng gói, Bùi cùng đi với các nhà nghiên cứu đến những khu vực trang trại ở Đồng Tháp và Đăk O, và rồi tự mình cô đã đến thăm Triều Khúc và Cần Giờ.
Sau những chuyến khảo sát này, Lêna Bùi trở về xưởng làm việc với cảm giác được thúc đẩy bởi những gì cô chứng kiến. Cô bị cuốn hút bởi sự thân mật của người chăn nuôi với gia súc của họ, và cách họ không ngần ngại tiếp xúc với máu, thịt tươi, lông vũ, da và xương, dưới những điều kiện mà hầu hết dân thành thị sẽ cho là mất vệ sinh. Bùi nhận thấy sự hiện diện của các phương thức chăn nuôi truyền thống vô cùng hiệu quả diễn ra âm thầm – bằng chứng của một mối liên hệ tự nhiên giữa sự phát triển của mùa vụ, việc chăn nuôi và tiêu thụ gia súc.
Lêna Bùi nói: ‘Có kinh nghiệm sống trong các nền văn hóa và hệ thống giáo dục khác nhau ở Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, tôi trở nên rất tò mò về mức độ nền tảng văn hóa chính trị – xã hội của một cá nhân tác động lên cách họ nhận thức sự việc. Tôi quan tâm đến cơ cấu của ảnh hưởng, của nguyên nhân và kết quả, cách mọi việc kết nối và tương tác với nhau, cách những thói quen hàng ngày có thể vô tình phản ánh niềm tin của chúng ta và ảnh hưởng lên cách chúng ta hành xử. Có lẽ vì vậy, tôi quan tâm đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và khoa học xã hội, đặc biệt là tâm lý học, và rộng hơn là các câu hỏi thuộc bản thể học liên quan đến bản chất của hiện sinh và hiện thực.’
*
SOI: Mời các bạn đến xem Lêna sẽ làm gì với những ý tưởng trên, đặc biệt là làm gì với các câu hỏi “thuộc bản thể học liên quan đến bản chất của hiện sinh và hiện thực” 🙂