Nghệ sĩ Việt Nam

“Những chân trời có người bay”: Nhiều tiết mục, nhiều không gian, đông khán giả.
Thế còn những ngày sau? 06. 12. 12 - 7:06 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

Những chân trời có người bay

Chuỗi triển lãm, dự án nghệ thuật đa phương tiện
Từ 4. 12. 2012 – Chủ nhật ngày 6. 1. 2013
Địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hà Nội)
                   Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội)

 

18h, thứ Ba, 4. 12. 2012, “Những chân trời có người bay” đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Nhật Bản. Tên của chuỗi dự án này là lấy theo câu thơ của Trần Dần:

Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời

Tất cả những tác phẩm vẫn trong giai đoạn “đang được tiến hành”.

Từ ngoài nhìn vào Trung tâm Văn hóa. Đây là công trình thiết kế, cải tạo khuôn viên của kiến trúc sư Tsuneo Noda.

 

Những mảng tường, đường đi đều được bao phủ bởi các pa-let gỗ nền.

 

Đi vào bên trong Trung tâm. Chỉ là xếp những mảng gỗ nền, nhưng không gian Trung tâm đẹp lên rất nhiều, thoáng đãng, và theo nhận xét của một người xem thì “thiên nhiên” hơn.

 

Ngay phía ngoài cổng có sơ đồ các khu vực triển lãm và studio. Ngay tại đó là nơi tiếp tân, nhà thông tin, dự án Tohoku Kyushu và đồ chơi của Lại Thị Diệu Hà và Trần Thu Hằng.

 

Ở đây có bày bán túi, sổ tay và những sinh vật kỳ lạ.

 

Có cả bảng giá cho từng món đồ.

 

Bốn bộ búp bê của Trần Thu Hằng đều từng có mặt tại triển lãm “Thủ thỉ”, cũng được diễn ra tại đây vào năm ngoái.

 

Bên cạnh là bàn bán những DVD phim tài liệu của Kadowaki, CD nhạc của band nhạc Ukigumo.

 

Cả những sản phẩm như khăn tay Tenugui, các vật trang trí…

 

Rồi đến phòng triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh của Jamie Maxtone-Graham.

 

Tên tác phẩm là “Chờ đợi thiên thần nằm”, lấy từ một câu chuyện trong Cựu ước – chuyện Abraham định giết con để chứng minh tình yêu với Đức Chúa Trời, và ngài đã chứng nhận cho tình yêu đó, không để Abraham giết con.

 

Các bức ảnh chụp tại các địa điểm khác nhau, ngoài đường, trong vườn, bãi rác, bờ sông,…

 

Với điểm chung là ảnh nào cũng thấy cô con gái Jamie của tác giả nằm trong đó, theo đúng nghĩa đen của “nằm”.

 

Tình cờ vào đúng lúc cô con gái cũng đang trình diễn để Jamie chụp.

 

Phòng bên cạnh là chuỗi tác phẩm sắp đặt video của nghệ sĩ người Nhật Yuichiro Tamura. Tác phẩm được thực hiện sau trận động đất Nhật Bản 11. 3. 2011, với khái niệm biên soạn những mảnh vỡ”.

 

Chủ đề “biên soạn những mảnh vỡ” cũng xuất hiện trong đoạn phim đường trường NIGHTLESS. Yuichiro Tamura đã khâu những hình ảnh thu thập được từ Google Street View để tạo các tác phẩm này. Nói cách khác, Yuichiro Tamura “đã thu thập và buộc những mảnh vỡ của thế giới lại với nhau, anh đã hành động để hiểu và đo lường thế giới.” Về những tác phẩm này, các bạn nên tới tận nơi để xem và để hỏi thêm tác giả nhé.

 

Tiếp theo đó là phòng MAC của Tuấn Mami và Hiroyuki Hattori.

 

Tác phẩm của Tuấn Mami là 1000 nghệ phẩm mất ký ức mang tính chất đồ vật ý niệm, điêu khắc ảnh.

 

Bên cạnh là hai màn hình video (không thấy ghi chú gì, chắc là tác phẩm của Hiroyuki Hattori).

 

Màn hình chiếu những hình ảnh hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam cũng như Nhật Bản. Có cả hình ảnh của studio Nhà Sàn.

 

Rồi đến khu vực studio “bếp gia đình” của Nguyễn Hồng Ngọc.

 

Đây là một cái bếp gia đình theo đúng nghĩa. Có đủ các vật dụng, đồ ăn được bày bán.

 

Bảng giá các loại đồ ăn.

 

Các vật liệu chế biến.

 

Đã có nhiều người ăn uống ngay bên ngoài.

 

Rồi đến studio-xưởng may của Lại Thị Diệu Hà và Nguyễn Quốc Thành.

 

Đúng là một xưởng may đúng nghĩa. Có máy khâu.

 

Đủ các vật dụng trong một tiệm may đo.

 

Có manequin hình nộm.

 

Đây là phòng triển lãm của nhóm “Phụ Lục”.

 

Trên đầu có một cái loa phát những tin tức trên sóng radio. Lúc đi qua nghe được câu chuyện của một chương trình thiếu nhi, rồi thì kể chuyện đêm khuya…

 

Bên trong là màn hình tivi chiếu màn trình diễn của Phụ lục. Đằng trước màn hình có một cái áo sơ mi màu trắng.

 

Bên trong studio này rất tối nên ảnh chỉ mờ mờ, ở dưới là một hòn non bộ đặt trên một cái chiếu.

 

Bên trên có treo một cái trống to đùng. Phụ Lục thành lập vào năm 2010, với 6 nghệ sĩ trình diễn nòng cốt. Tại sudio này, “Phụ Lục xây dựng thiền định, họ tạo ra một không gian xa cách với khán giả, rất giống một quang cảnh sân khấu tối giản. Sử dụng những chất liệu đơn giản hết sức, họ thực hiện những hành động lặp đi lặp lại trong vài giờ đồng hồ. Các thành viên thường mặc trang phục giống nhau, quần đen sơ mi trắng, tự đặt ra quy luật chậm rãi, chắc chắn và không thay đổi.”

 

Rồi đến tác phẩm sắp đặt video của Nguyễn Trần Nam.

 

“Tôi quan tâm đến những cảnh vật tự nhiên đã biến mất và bị thay đổi bởi những cảnh quan nhân tạo. Tôi cũng cảm thấy việc cảnh vật tự nhiên len lỏi vào giữa phố phường thật thú vị. Tôi làm một cái hồ nhỏ hình thù tương tự những hồ khác ở Hà Nội. Cái hồ này được làm trên gạch và xi măng được bạn tôi lấy về từ những cái hồ thật đó. Tôi cho vào đó thức ăn, mật ong, nước mắm, mắm tôm để côn trùng có thể đến đó ăn.”

 

Màn hình bên trong là hình ảnh những con kiến bâu vào đám thức ăn.

 

18h, chương trình bắt đầu khai mạc. Không gian mới của Trung tâm Văn hóa khiến cho các khán giả đều thấy thích thú.

 

Giám tuyển Phương Linh có đôi lời giới thiệu về dự án.

 

Cô giới thiệu các nghệ sĩ sẽ tham gia vào dự án lần này.

 

Sau đó kiến trúc sư Tsuneo Noda nói về quá trình làm việc, cải tạo không gian trung tâm văn hóa này. Anh nói rằng, ở bên Nhật cũng từng có chương trình cải tạo không gian một tòa nhà cũ để thành một studio hoạt động dành cho các nghệ sĩ. Mỗi năm thường tổ chức từ 30 đến 40 sự kiện tại ngôi nhà ấy.

 

Trên màn hình có chiếu những hình ảnh về quá trình cải tạo không gian.

 

Triển lãm khá đông và thu hút nhiều nghệ sĩ. Triển lãm còn kéo dài đến tháng 1. 2013, các bạn xem chương trình tại đây để biết giờ giấc các buổi mà đi nhé.

 

Ý kiến - Thảo luận

3:37 Saturday,15.12.2012 Đăng bởi:  Yayoi.K
Mình thấy số lượng khán giả đến xem triển lãm không bằng số lượng những người đến ăn nem chua rán và thịt xiên nướng ở quán ngay bên cạnh trung tâm văn hoá.
Mặc dù trung tâm đã được bố trí lại bởi những kết cấu palet gỗ nhưng nếu giả dụ có triển lãm vào năm sau đi nữa th&i
...xem tiếp
3:37 Saturday,15.12.2012 Đăng bởi:  Yayoi.K
Mình thấy số lượng khán giả đến xem triển lãm không bằng số lượng những người đến ăn nem chua rán và thịt xiên nướng ở quán ngay bên cạnh trung tâm văn hoá.
Mặc dù trung tâm đã được bố trí lại bởi những kết cấu palet gỗ nhưng nếu giả dụ có triển lãm vào năm sau đi nữa thì thật sự cái khuôn viên này không thể phủ hợp với những nghệ sĩ bay như hiện giờ. Quả thực chân trời này cũng khá vất vả...
Bản thân tôi cũng chỉ là một khán giả nhỏ bé, chữ nghiã thì không sáng choang. Tôi chỉ muốn nói lên ý kiến riêng của mình mà không có ý báng bổ đến nền nghệ thuật nước nhà.
Những nghệ sĩ bay hiện giờ quả thực họ chỉ là những người di cư từ nhà sàn đến số nhà 27 này mà thôi. Cho nên những gì họ đã cố gắng thì khán giả cũng đã nhìn thấy rồi chứ không phải là không.
Thôi thì vẫn cứ để họ được bay không tội nghiệp!
 
  
19:46 Thursday,13.12.2012 Đăng bởi:  A little sunshine
Mình đồng ý với ý kiến của anh Vũ Bắc Hà :)
...xem tiếp
19:46 Thursday,13.12.2012 Đăng bởi:  A little sunshine
Mình đồng ý với ý kiến của anh Vũ Bắc Hà :) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Duỗi não

Vũ Lâm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả