Bàn luận

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp 15. 11. 15 - 9:09 pm

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

 

.

Hôm qua mình cũng đã định viết status nói về việc chắc chắn sẽ có người thắc mắc, miệt thị việc cộng đồng chia buồn với Paris, coi đó như là việc của những con cừu chỉ biết đua đòi làm theo đám đông hay định hướng của truyền thông. Sáng nay mình thấy tình hình đúng là đã diễn ra như thế và tiếc đã không viết status đưa ra một giải thích hợp lý cho những thắc mắc tối tăm của các bạn đó.

Bản chất của con người ta ai ai cũng có sự đồng cảm với đau khổ của đồng loại. Ngay cả những kẻ khủng bố tàn ác cũng đau khổ và nghĩ rằng phương Tây là kẻ ác đối với bạn bè của chúng. Chúng ta nói chung đau lòng với người chết ở Paris, New York, Liban, hay Việt Nam như nhau. Lý do duy nhất chúng ta dành nhiều quan tâm, chú ý, và bày tỏ biểu hiện đau buồn với Paris hay New York là vì những nơi đó đại diện cho ước mơ của chúng ta, tương lai chúng ta mong cho bản thân hay con cái. Trong ước mơ hay hình dung về tương lai đó mọi thứ đều ổn, đẹp, bình yên tựa như khi chúng ta nghĩ về thiên đường vậy. Tương lai đó có phần thiêng liêng và vô trùng như vừa nói đến. Những kẻ khủng bố chọn tấn công vào những nơi là đỉnh cao của văn minh biểu trưng tương lai nhân loại đó do chúng biết làm vậy sẽ đánh động tâm can của chúng ta nhất. Bọn kẻ cướp ước mơ đó làm chúng ta cảm thấy bất an rất nhiều về tương lai vô định và cảm giác vô vọng và nỗi sợ tương lai không an toàn, thế giới đồ chơi ước mơ còn bị xâm hại này chúng nghĩ sẽ làm chúng ta yếu đi, hèn hơn.

Mình có một người bạn nữ nước ngoài lần nào cũng nói những câu khinh miệt kiểu như tại sao người ta không thương 200 người Nga bằng 10 người Mỹ. Mình muốn giải thích cho bạn ấy rằng 200 người Nga đó đại diện cho hiện tại bất an mà đa số chúng ta phải đối mặt hàng ngày và khi được gợi nhớ về hiện tại tồi tệ đó đa số chúng ta đau buồn nhưng im lặng và cố quên. Chỉ khi nào ước mơ bị cướp thì như đứa bé gái bị giằng con búp bê ném vào lửa chúng ta mới cảm thấy đau khổ, than khóc. Tâm lý này là hoàn toàn bình thường không có gì là đạo đức giả hay ngu dốt như nhiều bậc “thánh hiền” hôm nay vừa rêu rao.

Chia buồn với Paris xinh đẹp kỷ niệm tình yêu mơ ước của mình. Mười ba tuổi bắt đầu học tiếng Pháp mình đã mơ đến và yêu bạn.

*
Nguồn Fb của Phạm Tuấn Anh

PARIS – Bức ảnh chụp hôm 14. 11. 2015 cho thấy tháp Eiffel tắt hết đèn sau cuộc khủng bố khiến ít nhất 129 người thiệt mạng tại Paris. Tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tuyên bố chính mình gây ra những vụ xả súng và đánh bom liều chết vào đêm 13. 11. 2015 tại Paris làm ít nhất 129 người chết. Sau biến cố này, tháp Eiffel đóng cửa, điện Champs-Elysees vắng lặng, các bảo tàng, chợ búa, siêu thị, trường học cũng đóng cửa. Cả nước Pháp để tang những nạn nhân của cuộc khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước này. Ảnh: Alain Jocard

  

SKOPJE, Macedonia – Bảo tàng khảo cổ học ở Skopje được chiếu đèn màu cờ tam tài của Pháp vào hôm 14. 11. 2015. Sau vụ khủng bố này, Ba Lan tuyên bố họ sẽ không nhận người tị nạn theo chương trình phân bổ của EU nữa. Ảnh: Robert Atanasovski.

  

SYDNEY – Những cánh buồm đầy tính biểu tượng của nhà hát Sydney được chiếu màu xanh, đỏ, trắng là màu cờ Pháp, vào hôm 14. 11. 2015, như một cách biểu thị tình đoàn kết của người Úc với nước Pháp sau đêm khủng bố thứ Sáu 13. 11. 2015. Cả nhà hát Sydney lẫn Tòa thị chính Sydney đều chiếu đèn ba màu. Người đứng đầu bang New South Wales là ông Mike Baird nói ông cũng đã xin phép để có cờ Pháp tung bay trên cầu cảng nổi tiếng của bang mình. Ảnh: William West.

 

VILNIUS, Lithuania – Tượng đài ba thập tự của thủ đô Vilnius được chiếu đèn màu cờ Pháp. Hồi tháng Một, cảnh sát Pháp đã biết được sẽ có một cuộc khủng bố đánh vào nhà hát, tuy nhiên âm mưu này đã không ngăn chặn được. Nhà hát Bataclan vào đêm 13. 11 đã bị ba tên khủng bố bước vào xả súng, giết chết hơn 80 người. Cùng trong đêm, 5 địa điểm khác đã bị tấn công gần 50 người nữa bị giét. Ảnh Petras Malukas.

 

THƯỢNG HẢI – Tháp truyền hình Ngọc phương Đông ở khu tài chính Lujiazui, Thượng Hải, được thắp đèn xanh trắng đỏ trong vòng một giờ đồng hồ để chia sẻ với nước Pháp. Ảnh: Johannes Eiselle

  

RIO DE JANEIRO – Linh mục người Brazin Omar Raposo cầu nguyện trước tượng Chúa Cứu thế cũng được chiếu đèn ba màu, một ngày sau vụ khủng bố tại Paris. Tổng thống Pháp đã thề sẽ tấn công ISIS – thủ phạm của chuỗi khủng bố đêm 13. 11. 2015 – rằng Pháp sẽ tấn công ISIS trên mọi lãnh thổ. Ảnh: Christophe Simon.

 

NEW YORK – Trước buổi diễn vở “Tosca” của Puccini, nghệ sĩ của nhà hát Opera Metropolitan đã hát Quốc ca Pháp để biểu thị tấm lòng với nước Pháp bạn bè. Ảnh: Don Emmert.

  

BHUBANESWAR, Ấn Độ – Một nghệ nhân cát Ấn Độ làm một tác phẩm điêu khắc tại Bhubaneswar, thủ phủ của bang Odisha, để tưởng nhớ những nạn nhân trong chuỗi khủng bố đêm 13. 11 ở Paris. 2015 là một năm tang tóc với nước Pháp, khi đầu năm, tòa soạn tờ Charlie Hebdo bị một nhóm khủng bố Hồi giáo xông vào thảm sát, và giờ là 6 địa điểm khác trong một đêm đồng loạt bị tấn công, trong đó có nhà hát Bataclan chỉ cách trụ sở của Charlie Hebdo chừng 200m. Ảnh: Asit Kumar.

  

NEW YORK – Một người phụ nữ đặt một bông hồng lên vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của đêm 13. 11. 2015. Hơn ai hết, người dân New York chia sẻ sâu sắc với người dân Paris cảm xúc đau đớn và giận dữ này. Ảnh: Jewel Samad.

Ý kiến - Thảo luận

13:07 Monday,16.11.2015 Đăng bởi:  Cào cào giã gạo
Tôi có lần nghe thấy bằng tiếng Nga rằng, nếu đất nước (gosudarstvo/state) COI NGƯỜI LÀ NGƯỜI thì những ai thương người, quý người các nước khác cũng quý dân của nước (Người được làm người) ấy.
Tôi nghĩ, ngược lại Dân nước nào thích người ta sợ mình thưởng mau chóng đạt được điều này (cộng thêm với bị ghét), và bắt đầu phàn nàn, cảu rảu, hoặc th
...xem tiếp
13:07 Monday,16.11.2015 Đăng bởi:  Cào cào giã gạo
Tôi có lần nghe thấy bằng tiếng Nga rằng, nếu đất nước (gosudarstvo/state) COI NGƯỜI LÀ NGƯỜI thì những ai thương người, quý người các nước khác cũng quý dân của nước (Người được làm người) ấy.
Tôi nghĩ, ngược lại Dân nước nào thích người ta sợ mình thưởng mau chóng đạt được điều này (cộng thêm với bị ghét), và bắt đầu phàn nàn, cảu rảu, hoặc thậm chí làm ngưởi ta sợ (ghét) thêm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ác mộng Trump đã đến

Hrag Vartanian - Hoa Hoa lược dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả