Ở Đâu - Làm Gì

PHỐ của Nguyễn Ngọc Dân:
khiến người dân phố đương đại phải nghĩ ngợi 12. 12. 12 - 11:36 pm

Thông tin từ BTC - Lời giới thiệu của nhà phê bình Nguyễn Quân

 

 

Phố
Triển lãm tranh sắp đặt của Nguyễn Ngọc Dân

Khai mạc: 18h thứ Sáu ngày 14. 12. 2012
Từ: 14 – 19. 12. 2012
Tại: Trung tâm triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hà Nội)

 

Phố Dân – Dân Phố

Tranh phố cổ hoài cổ thẩm mỹ cao của Bùi Xuân Phái đã trở thành di sản. Tranh phố hoa thị hiếu tầm thường tràn ngập các khách sạn, nhà hàng, nhà sang… như giễu nhại xúc phạm hiện thực. Đô thị hóa trong Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đảo lộn đổi thay từng ngày cuộc sống và môi trường sống của triệu triệu người dân phố. Các nghệ sĩ thực sự luôn vật lộn trong cuộc truy tìm hiện thực phức tạp, bừa bộn, nhiều mâu thuẫn, đụng độ gay gắt tích tụ và bùng nổ nơi phố thị.

Nguyễn Ngọc Dân đã đeo đuổi chủ đề này quyết liệt nhiều năm. Đi và vẽ, sưu tầm và chọn lựa các vật có sẵn, đắn đo cân nhắc các phương tiện tạo hình/thị giác, họa sĩ phát hiện cho mình và cho đô thị những icon mới: Những cột điện, đường dây, biển báo và loa phóng thanh. Chúng đẹp hay xấu, trật tự hay hỗn độn, là đang xây dựng phát triển hay đã là rác thải? Chúng là những thứ ta mong muốn và căm ghét. Chúng mang lại tiện ích và bất hạnh. Chúng giải phóng hay nô dịch dân phố? Môi trường sống đầy trói buộc, cuộc mưu sinh như một mớ bòng bong khổng lồ không hòng tháo gỡ. Liệu ta có đủ sức điều khiển những khối vật chất vô cảm, vô tri giác mà ta làm ra hay ta sẽ bị những “âm binh” này sai khiến?

Chất liệu tổng hợp, 120 x 100 cm, 2012

Vấn đề năng lượng, thông tin và tổ chức, chất lượng môi trường phố thị không còn trừu tượng như trong các thống kê và quy hoạch mà ta trực cảm được chúng qua, quanh và trên các tác phẩm. Tác giả dùng tổng hợp các phương tiện và thủ thuật của nghệ thuật đương đại. Quá trình dàn dựng không gian trưng bày- được ghi hình – đã là một performance. Những sắp đặt phì đại, ngoại cỡ cùng các phương tiện di chuyển tạo ra một không gian tương tác tích cực giữa nghệ thuật và công chúng. Những tranh sơn dầu phong cảnh vớt vát một vẻ trữ tình còn rơi rớt lại nơi Phố – Dân và những tranh dùng vật thể có sẵn – như các tĩnh vật châm biếm trần trụi… khiến ta dừng lại mà hỏi cái gì đây?

Chất liệu tổng hợp, 135 x 135 cm, 2012

Dù tác giả nói to và rõ các chủ đề của mình nhưng lời giải/đáp lại được trao cho người xem – người tham gia vào triển lãm. Đó là một lực hấp dẫn của tính đương đại – contemporaneity. Thời gian thực diễn ra khi ta có mặt tại không gian cụ thể này và thời gian ước lệ, hồi tưởng được ghi lại trên tác phẩm không chồng khít lên nhau mà đan, trượt và giao thoa với nhau.

Phố (của) Dân chắc chắn mang lại nhiều cảm nhận, phát hiện và nghĩ ngợi cho mỗi người dân phố đương đại.

Nguyễn Quân

*

Về họa sĩ Nguyễn Ngọc Dân  

Sinh ngày 24. 7. 1972, tại Hải Phòng
Tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1996
Website: artngocdan.com
Email: artngocdan@yahoo.com.vn
Điện thoại: 0983838620

Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
Giải khuyến khích Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005-2010
Hội Mỹ thuật Việt Nam sưu tập bức “Loa trên Phố” năm 2011
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập bức “Đèn đỏ” năm 2011

Sơn dầu, 100 x 172 cm, 2012

Triển lãm cá nhân

CHÂN DUNG – BIỂN
Tại 29 Hàng Bài, Hà Nội, Việt Nam. Năm 2003
Triển lãm – Sắp đặt cá nhân

VẮT QUA PHỐ
Tại L’espace 42 Tràng Tiền, Hà Nội, Việt Nam. Tháng 11 năm 2007
Triển lãm – Sắp đặt cá nhân

CẢM XÚC
Tại Leiden, Hà Lan. Tháng 7 năm 2008
Trình diễn cá nhân

PHÍA TRÊN THÀNH PHỐ
Tại de Burcht van Leiden, Hà Lan. Tháng 5 năm 2009
Triển lãm nhóm

5 HỌA SĨ
Tại Viet Art Center, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, Việt Nam. Tháng 9 năm 2011
Triển lãm cá nhân

HƯƠNG SẮC
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Việt Nam. Tháng 12 năm 2011

Chất liệu tổng hợp, 150 x 150 cm, 2012

 

Chất liệu tổng hợp, 55 x 250 cm, 2012

 

*

Bài liên quan:

– PHỐ của Nguyễn Ngọc Dân: khiến người dân phố đương đại phải nghĩ ngợi
– ‘Triển lãm sắp đặt lớn nhất Việt Nam’ và 2 tấn dây điện

Ý kiến - Thảo luận

14:55 Sunday,16.12.2012 Đăng bởi:  solo print
@ Gửi bạn ÚI GIƯỜNG UI!
Tóm lại tôi thấy bạn đưa vấn đề ra để phanh phui cái gì đó rồi luẩn quẩn với những gì tự đưa ra. Cuối cùng lại tổn thương đến cả người được cho là vẽ hộ, lên ý tưởng, dựng bố cục “ma két” (từ này ai đó dùng không ổn), rồi lại TOBAMIKA đã phát hiện ra trước, rồi lại tranh hạng xoàng.v.v.Vậy tôi hỏi bạn cuối cùng mục đ
...xem tiếp
14:55 Sunday,16.12.2012 Đăng bởi:  solo print
@ Gửi bạn ÚI GIƯỜNG UI!
Tóm lại tôi thấy bạn đưa vấn đề ra để phanh phui cái gì đó rồi luẩn quẩn với những gì tự đưa ra. Cuối cùng lại tổn thương đến cả người được cho là vẽ hộ, lên ý tưởng, dựng bố cục “ma két” (từ này ai đó dùng không ổn), rồi lại TOBAMIKA đã phát hiện ra trước, rồi lại tranh hạng xoàng.v.v.Vậy tôi hỏi bạn cuối cùng mục đích của bạn là gì?
Thứ nhất: Tôi là người đã từng vẽ trực họa, kí họa dây điện có khi còn nhiều hơn cả DÂN, bạn tôi cũng nhiều người có nhiều kí họa dây điện, loa phường. Những tài liệu thực tế này chúng tôi thực hiện từ những năm 87 khi còn học trung cấp. Nhưng chỉ dừng ở đó. Không vẽ thành cả một triển lãm vì nhiều lí do. Lúc ấy chắc là không ảnh hưởng TOBAMIKA vì mãi sau họa sỹ này mới sang VN vẽ và mở triển lãm lần đầu tại TTTL Vân Hồ.
Thứ 2: Có nhiều họa sỹ lão thành bạn của bố tôi kí họa và vẽ dây điện và loa phường. Rất tiếc bạn không có cơ hội nhìn thấy nó. Việc chỉ rõ cho bạn tên một người trong sỗ đó là không cần thiết. Cũng khuyến khích sự tìm hiểu của bạn. Khi thấy được chắc chắn bạn sẽ nhớ đến tôi?
Thứ 3: tôi đồng ý rằng TOBAMIKA khai thác vẻ đẹp của dây điện ở VN một cách hệ thống nhất bằng kỹ thuật nhuộm vải độc đáo.
Thứ4: Tôi không rõ bạn có là họa sỹ không nhưng xin chia sẻ thế này: Tất cả những họa sỹ tầm thường hay nổi danh nếu chỉ vẽ tranh theo xu hướng mô phỏng hiện thực chắc chắn sẽ có một ngày một ai đó sẽ hao hao giống. Bạn có lúc nào rảnh rỗi xem báo hàng ngày không?Những tấm ảnh phóng sự về cột điện,dây điện cũng y chang như thế từ bố cục và cả những thứ khác.Bạn có khi nào nhìn qua cửa sổ và thấy y chang như thế.Có khác thì chỉ là chất liệu mà thôi.Vì sao bạn biết không?Vì hiện thực thì quá đẹp. Họa sỹ lại chỉ phát hiện, lệ thuộc và mô phỏng hiện thực chứ thật sự ít sự sáng tạo thì đừng ai có hi vọng mình là số 1. Vậy nên NGỌC DÂN, QUỲNH MÂY,và kể cả TOBAMIKA (bản thân tôi cũng ngưỡng mộ) cũng không là ngoại lệ.
Tôi không là người thẩm định tranh vì bạn nói đúng! Lĩnh vực này tôi rất tồi. Nhưng hình như (nếu) bạn là người có chuyên môn và thỉnh thoảng có tham gia hội đồng thẩm định tranh thì tôi xin nói thế này: Chúc mừng bạn nhưng tôi thực sự lo ngại cho bạn !
Tôi cũng không nghĩ là sẽ trả lời bạn câu hỏi cuối cùng vì hóa ra đôi co như lũ trẻ con. Tôi sẽ thấy mừng khi bạn tự biết bạn là nghệ sỹ như thế nào? Chăm chỉ không ngu dốt? Lười biếng và thông minh? Hay có cái này không có cái kia?…Và bạn đang làm ra sản phẩm gì nhỉ? Nó thực sự có ý nghĩa hơn đối với bạn đấy!
Cuối cùng xin được nói rằng nếu có tổn thương về mặt tinh thần cho QUỲNH MÂY hay NGỌC DÂN thì tôi nghĩ người duy nhất phải dằn vặt chính là bạn. Điều này thì tôi tin chắc bạn là người hiểu rõ nhất! Chúc bạn khỏe và luôn thận trọng!
 
19:22 Saturday,15.12.2012 Đăng bởi:  tuan
Gửi các nhà buôn, tôi có mớ dưa lê này mời bà con xem và mua giúp:   Vấn đề ở đây không phải sợ mình vẽ những cái mà "thiên hạ" đã vẽ.  Suy cho cùng thì muôn đời chủ đề vẫn là con người, phong cảnh, chân dung, hoa lá và cột điện, tất nhiên c&oa
...xem tiếp
19:22 Saturday,15.12.2012 Đăng bởi:  tuan
Gửi các nhà buôn, tôi có mớ dưa lê này mời bà con xem và mua giúp:   Vấn đề ở đây không phải sợ mình vẽ những cái mà "thiên hạ" đã vẽ.  Suy cho cùng thì muôn đời chủ đề vẫn là con người, phong cảnh, chân dung, hoa lá và cột điện, tất nhiên có cả dây điện bóng đèn và công tắc nữa.  Vấn đề là ở chỗ hoạ sĩ tự trao cho mình trọng trách lớn lao quá, vừa muốn tác phẩm của mình đẹp cho đời nay, lưu danh cho đời sau, tên tuổi đi vào cõi bất tử ngàn thu. Bởi thế mới có những tác phẩm tựa như cô gái: Dịu dàng khi chăn thả gia súc, uyển chuyển khi quét nhà, mềm mại trong phòng khách, đứng đắn trong phòng ngủ và nghiêm trang trong phòng bếp. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả