Soi học

Bài học Chủ nhật: Prometheus bản I “do dân, vì dân” 25. 03. 12 - 8:11 am

Pha Lê

 

.

 

Đa số thì ai cũng lờ mờ biết về Prometheus, nghe đâu Karl Max còn rất thích vị thần này nữa. Nhưng thật sự thì tích về vị thần này có nhiều bản, có bản hiền lành, bản quậy phá. Hôm nay, xin kể bản “do dân, vì dân” trước.

Một bức tượng khá nổi tiếng về Prometheus, do Paul Manship tạc vào năm 1934, được đặt tại đài phun nước của Rockefeller Plazar, New York. Biểu tượng của ông thần này là ngọn lửa, giống với nữ thần Hestia.

 

Bản nổi tiếng nhất là của nhà thơ Aeschylus. Theo ông, Prometheus thuộc giống thần Titans, con trai của nữ thần Themis (dù có bản nói là con của Gaia). Ông có khả năng nhìn thấy tương lai (chữ Prometheus trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là ‘Tiên đoán’). Vào cái thời Titans đánh nhau với Zeus và các vị thần Olympia, Prometheus lên đồng và thấy được rằng Zeus sẽ chiến thắng, lập ra một triều đại mới. Vốn khôn ngoan, ông hùa theo ủng hộ Zeus. Như mọi người đã biết, sau khi chấm dứt thời kỳ huy hoàng của các Titans, Zeus giam giống thần này xuống âm phủ. Nhưng vì Prometheus đã có công giúp Zeus, nên ông được đặc cách, Zeus cho phép Prometheus sống trên Olympia cùng anh em và con cái của mình.

Tuy nhiên, lúc lên ngôi thì Zeus tính xóa sổ hết những vương vấn của triều đại cũ, trong đó có loài người. Vốn quyến luyến dân phàm tục, Prometheus ra sức ngăn cản Zeus, đến khi Zeus đổi ý mới thôi. Loài người từng được các vị thần kể cho nghe những sự kiện (không tốt) xảy ra ở tương lai, Prometheus xóa sạch các kiến thức này, thay vào đó, ông cho loài người một cảm xúc mới tên “hy vọng”. Ông dạy cho họ những bộ môn như: kiến trúc, thiên văn, toán học, văn học, y học, v.v…

Các vị thần thấy Prometheus chăm chút cho loài người thì bực lắm, nhưng thôi, họ cũng nhịn, chẳng phản đối gì gay gắt. Có điều, Prometheus không dừng lại ở đó, ông còn chỉ họ cách dùng lửa – một kỹ năng của thần (đúng hơn là của Hestia). Zeus tức quá, thề sẽ ra tay trừng trị Prometheus vĩnh viễn. (Nói thêm, Karl Max rất thích Prometheus vì theo ông, vị thần này từ chối nghe lời “cấp trên” để lo cho dân chúng).

Tác phẩm “Prometheus trộm lửa khi Zeus đang nghỉ với Ganymede”, Christian Griepenkerl, thế kỷ 19. Con đại bàng của Zeus đứng ở bên trái, còn Zeus đang ôm cậu thiếu niên Ganymede. Chắc sau khi vui vẻ với trai thì Zeus hết xí quách, lăn ra ngủ khò, chả biết trời trăng gì. Prometheus đang ăn trộm nên trùm khăn đen thui, nhìn dáng vẻ cực kỳ khả nghi. Nhưng lửa ông chôm sao giống cây pháo bông quá.

 

Zeus làm gì? Ông ra lệnh cho thần rèn què Hephaestus đúc gông cùm và trói Prometheus trên một ngọn núi ở vùng Scythia. Nhưng thần thọt này vốn yếu, hai chân đứng còn không vững nữa là, nên Zeus kêu thần Cratos (sức mạnh) và thần Bia (sức lực) hỗ trợ thần rèn để xích Prometheus (Cratos và Bia cũng là em trai của Nike – thần chiến thắng). Mỗi ngày, Zeus phái con đại bàng sà xuống moi gan Prometheus. Vì Prometheus là thần bất tử, nên ông không chết, gan của ông tự mọc lại sau khi bị đại bàng ăn sống. Vụ tra tấn này cứ thế tiếp diễn trong nhiều năm liền (rất giống nuôi gấu hút mật ngày nay!)

Tác phẩm “Vulcan trói Prometheus”, Drick van Baburen, 1623. Không hiểu sao họa sĩ vẽ cảnh Thần rèn trói Prometheus trong xưởng, đúng ra là phải trói trên núi. Sứ giả Hermes làm gì ở đây thế kia? Hermes xuất hiện sau mà?


Tác phẩm “Prometheus bị trói”, Rubens, 1610. Con đại bàng sà xuống mổ gan Prometheus, trông tội nghiệp nhỉ? Vị thần còn bị trói trong tư thế cởi truồng nữa chứ. May mà con đại bàng chỉ mổ gan, chứ mổ bộ phận nhạy cảm thì không biết ông thần sẽ ra sao.


Đây là hình vẽ dưới đáy của một chiếc cốc uống nước của Hy Lạp, có niên đại 550 trước Công Nguyên. Ý tưởng ở đây là: dòng họ Prometheus chịu nhiều đau khổ. Vị thần này bị trói và bị đại bàng moi gan, còn Atlas – anh trai của ông (bên phải), thì suốt đời phải gánh trái đất trên vai.

 

Dường như Prometheus phải chịu đau khổ muôn đời muôn kiếp. May mắn thay, ông nhìn thấy được tương lai, và ngày đẹp trời nọ, ông hô rằng: một trong những đứa con của Zeus sẽ mạnh hơn Zeus, và sẽ lật đổ ông. Zeus nghe thấy lời tiên tri (chắc Prometheus phải hô to lắm, chứ thời đấy đâu có điện thoại di động?), ông sợ quá, phái sứ giả Hermes xuống tra khảo: Ai? Ai sẽ lật đổ ta? Nhưng Prometheus nín thin, không nói năng gì.

Tác phẩm “Prometheus bị trói”, Jacob Jordaens, 1640. Prometheus đang bị moi gan (con đại bàng mổ qua bên phải một chút thì được nhiều gan hơn, ở giữa đâu có nhiều gan đâu). Nhưng chắc lúc này Zeus đã nghe thấy lời tiên tri của ông, vì sứ giả Hermes xuất hiện kìa. Ở dưới Hermes là một hòn đá hình đầu người, ý gì đây?

 

Biết rằng mình phải thả Prometheus ra thì ông ấy mới khai, nhưng Zeus lỡ hứa sẽ trừng trị ông vĩnh viễn rồi, giờ nuốt lời thì kỳ (Zeus cũng hiểu thế nào là “kỳ”?). Ông sai Hermes nhắn với thằng con Hercules bắn chết con đại bàng để cứu Prometheus, và đừng nói cho người nào biết rằng chính Zeus đã hạ lệnh. Hermes gật đầu, đi tìm Hercules để truyền chỉ. Vị thần sức mạnh giết đại bàng rồi gỡ cùm thả Prometheus tự do. Các ông bà thần của Olympia lại nghĩ rằng Hercules là chủ mưu nên tặc lưỡi bỏ qua, theo họ thì Hercules sớm muộn gì cũng sẽ ngỏm củ tỏi (anh phải nếm trải 10 khổ nạn – tích này sẽ kể sau), và xí xóa tội lỗi của Prometheus.

Tác phẩm “Prometheus được Hercules cứu”, Christian Griepenkerl, thế kỷ 19. Con đại bàng bị bắn chết, nằm đơ dưới chân Prometheus, vị thần đưa tay cảm ơn Hercules đã cứu mình. Hercules thì cởi truồng, chắc anh hùng/thần thánh hồi xưa thích cởi truồng chạy lòng vòng cứu người.

 

Vui vẻ rồi, Prometheus khai: đứa con của Metis sẽ mạnh hơn Zeus. Thế là ông nuốt chửng bà thần này. Cũng vì thế nên thần thông thái Athena chào đời bằng cách chui từ đầu Zeus ra (có bản nói rằng lời tiên tri về Athena không phải do Prometheus phán, nhưng tích Hy Lạp mà, nhiều bản lắm, suy nghĩ riết mệt).

Bản Prometheus hiền lành này khá là phổ biến, nhưng còn một bản nữa, xin kể tiếp vào Chủ nhật tuần sau.

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – giặc bên Ngô không bằng hai cô chị vợ (kỳ 3)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – làm dâu Venus cũng nhục vô cùng (kỳ 4)

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – khổ rồi cuối cùng cũng sướng (kỳ 5)

– Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối

– Bài học thứ Tư: “Con ngựa gỗ thành Troy” hay cả thành bang tiêu tùng vì một tên lính quèn

– Bài học Chủ nhật: Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ

– Bài học thứ Tư: Athena giận khiến một rừng đàn ông khốn khổ

– Bài học Chủ nhật: Adonis và Venus – Chết vì… chỗ nhạy cảm của đàn bà

– Bài học thứ Tư: Gặp người khổng lồ một mắt, não Odysseus bỗng nhiên teo lại

– Bài học Chủ nhật: Con bò của Zeus – từ bò thành nữ hoàng Ai Cập

– Bài học Chủ nhật: Khi trò hiếp dâm của Zeus sinh ra… Châu Âu

– Bài học Chủ nhật: Prometheus bản I “do dân, vì dân”

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả