Khác

Mở xưởng tháng 9: Phá dỡ ký ức 27. 09. 13 - 9:55 am

Thông tin từ BTC

PHÁ DỠ KÝ ỨC
Mở cửa: thứ Bảy 28. 9 – thứ Sáu 4. 10, 10: 00 – 19: 00
Địa điểm: Nhà Sàn Collective, tầng 3, nhà A, số 9 Trần Thánh Tông, Hà nội.

.

Đây là phiên mở xưởng đầu tiên của Nhà Sàn Collective với sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ, là dịp để các nghệ sĩ có thể giới thiệu tác phẩm, công việc của mình cũng như trao đổi trực tiếp với khán giả. Chúng tôi rất mong chờ sự quan tâm và ủng hộ của các bạn.

Dưới đây, chúng tôi xin được giới thiệu bài viết của Đỗ Tường Linh về các tác phẩm của ba nghệ sĩ.

*

Ba nghệ sĩ trẻ từ Hà Nội đều có những mối quan tâm tương đồng về kí ức cũng như những câu hỏi hiện sinh về kí ức trong sự tồn tại của con người. Kí ức theo tâm lý học là một quá trình khi thông tin được mã hóa, lưu trữ và phục hồi.

Có thể thấy trong tác phẩm của Nguyễn Hoàng Nam giai đoạn mã hóa những kí ức của anh về một vùng “tự trị” mỏng manh – vùng đất nên thơ của da thịt. Anh như một nhà thám hiểm rón rén khám phá và lưu giữ lại những kí ức về cuộc hành trình của mình với con mắt không cần tỉnh táo mà ngược lại, tràn đầy nhạy cảm và bản năng. Cảm giác này khiến chúng ta chập chờn tự hỏi đây là vùng đất nào? Nó thật sự là nơi có thể đặt chân lên? Đã có sự riêng tư và lưu luyến gì ở đây? Đôi khi còn thấp thoáng một cảm giác lạnh lẽo, âm u đầy bí hiểm như một vùng đất cấm, và có thể nó đang xua đuổi mọi sự tò mò mỗi lúc một gần hơn?

Đối với Nguyễn Hoàng Giang, tác phẩm của anh dường như bao gồm cả ba trạng thái của kí ức. Cùng với quan tâm về lịch sử gia đình, Giang tìm lại những hình ảnh trong bộ sưu tập của gia đình mình và cố tra cứu lại danh tính của những người trong những bức ảnh này. Cuối cùng, Giang chọn hình ảnh của những người mà anh không thể tìm ra danh tính. Đồng thời, anh săn lùng và mua lại những bức ảnh gia đình cũ từ nhiều nguồn khác nhau. Những con người này là ai? Họ có mối quan hệ như thế nào với cá nhân anh? Nếu những bức ảnh này là một biểu tượng cho kí ức thì hành động mua của anh có đang ngầm biến những kí ức trở thành một thứ hàng hóa? Hình hài của họ còn lại như thế nào trong kí ức của những người sống? Khi đối mặt với cái chết, liệu kí ức của con người có còn mang lại ý nghĩa gì?

Tác phẩm của Nguyễn Thủy Tiên là quá trình phục hồi lại những kí ức riêng tư của cô, nhưng kí ức này cũng được tạo lập bởi rất nhiều kí ức tập thể. Với một nỗ lực từ những mảnh ghép kí ức của nhiều người khác nhau, cô đã sử dụng thủ pháp nhập vai, tự coi mình là một nhà điều tra, và đi tìm lại dấu vết của những người đàn bà trong cuộc đời cha mình. Đâu đó một chút cay đắng, một chút mỉa mai, cô đang cố gắng hoàn thiện bức tranh lịch sử gia đình mình bằng lý trí cao độ hay với cả sự bị động của tình cảm? Phải chăng tất cả chỉ là một sự mơ hồ, ẩn dấu sau một phức cảm Oedipus đầy dai dẳng?

*

Sự kiện này nằm trong chuỗi Mở xưởng của Nhà Sàn Collective,  thực hiện với sự hợp tác của Bill Nguyễn và do Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa Đan Mạch (CDEF) tài trợ.

 

Ý kiến - Thảo luận

12:09 Friday,11.10.2013 Đăng bởi:  Đỗ Tường Linh
Chào cả nhà,
Em xin lỗi vì không vào đọc tranh luận này sớm hơn được. Em xin cảm ơn rất nhiều về tất cả những góp ý của mọi người. Em vẫn đang trên đường tự học hỏi nên không thể tránh khỏi có những lúc sai sót. Mong các anh/ chị bỏ quá cho. Thực ra khi viết xong phần này em cũn
...xem tiếp
12:09 Friday,11.10.2013 Đăng bởi:  Đỗ Tường Linh
Chào cả nhà,
Em xin lỗi vì không vào đọc tranh luận này sớm hơn được. Em xin cảm ơn rất nhiều về tất cả những góp ý của mọi người. Em vẫn đang trên đường tự học hỏi nên không thể tránh khỏi có những lúc sai sót. Mong các anh/ chị bỏ quá cho. Thực ra khi viết xong phần này em cũng rất mong muốn được chia sẻ nhờ ai đọc và góp ý trước nhưng lại chỉ nhờ được mấy bạn trẻ thì kinh nghiệm cũng ko thể nhiều bằng các anh/ chị được. Bài viết này em cũng thực hiện thông qua các phỏng vấn trước thời gian các bạn hoàn thiện tác phẩm, nên thực chất so với triển lãm chắc chắn có nhiều ý bị khập khiễnh. Em hy vọng sẽ được các bậc tiền bối thẳng thắn góp ý và phê bình ạ. 
18:23 Sunday,29.9.2013 Đăng bởi:  Sương

@ Tùng 2: Đồng ý với bạn, mình sẽ làm cho tiếng Việt của mình thật nạc, rồi hết nạc vạc đến xương, Việt Nam đến từng hạt tủy. Nhưng mình cũng khuyên bạn nên trau dồi khả năng bỏ dấu chấm, phẩy cho thuần thục đã rồi hẵng bàn đến sự trong sáng, mỡ/nạc/ba rọi của tiếng Việt. Rành cái đó rồi thì chúng ta bàn tiếp các khái niệm lớn hơn.

Tuy nh
...xem tiếp

18:23 Sunday,29.9.2013 Đăng bởi:  Sương

@ Tùng 2: Đồng ý với bạn, mình sẽ làm cho tiếng Việt của mình thật nạc, rồi hết nạc vạc đến xương, Việt Nam đến từng hạt tủy. Nhưng mình cũng khuyên bạn nên trau dồi khả năng bỏ dấu chấm, phẩy cho thuần thục đã rồi hẵng bàn đến sự trong sáng, mỡ/nạc/ba rọi của tiếng Việt. Rành cái đó rồi thì chúng ta bàn tiếp các khái niệm lớn hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi trước mình vẫn đề nghị tiếp lần nữa đây: bạn hiểu gì về những điều Đỗ Tường Linh nói thì giảng xem nào! Còn không biết thì thôi, không cần đánh lăng quảng để chuyển lạc hướng đâu (câu giờ để đọc sách chăng?)

Tóm lại, mình thấy: Viết về nghệ thuật như Đỗ Tường Linh thì chỉ làm cho người ta chán cái gọi là nghệ thuật hơn, hậu quả là những địa điểm như Nha San Collective có khả năng chỉ đón tiếp... người nhà.

Bảo trọng!

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả