Cristina Fernandez, Tổng thống Argentina, (trái) cùng Felipe Calderon, Tổng thống Mexico, dạo bước dọc bức tranh tường có tên “Ejercicio Plastico” của David Siqueiros, họa sĩ người Mexico, sau lễ khai trương ở Buenos Aires, Argentina. Bức tranh tường này trải qua nhiều năm phục chế, sẽ được đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Chính trị tương lai, một cơ sở thuế quan xây dưới lòng đất, gần ngay nhà khách chính phủ. (Ảnh: Argentine Presidential Press Office)
Susan Philipsz (tóc vàng), nghệ sĩ người Glasgow, được mọi người dẫn đến tác phẩm của cô sau khi nghe thông báo thắng Giải thưởng Turner 2010, một giải thưởng danh giá của Tate Britain,6.12.2010. Philipsz trở thành nghệ sĩ âm thanh đầu tiên thắng giải Turner của Vương quốc Anh, giải thưởng thường niên cho nghệ sĩ được yêu thích nhất trị giá 25 ngàn bảng Anh (tương đương 40 ngàn USD). Ảnh: A. WINNING
BARCELONA – Một phụ nữ chụp ảnh với bản sao 5 mét kiệt tác David của Michelangelo, được trang trí lại bởi Eladio de Mora (Tây Ban Nha) và Luca Missoni (nhà thiết kế người Ý), tại một khu thương mại của Barcelona, 2. 12. 2010. Bức tượng “nhái” này được trưng bày ở Barcelona đến 9. 12. 2010, sau đó sẽ được mang đến những thành phố khác trên thế giới. Mục đích của tác phẩm này là để “ngưỡng vọng Văn hóa cổ điển” (có thật không đấy, nếu cho ăn vận thế này). Ảnh: ALBERTOLIVE
BEIJING – Một thanh niên cưỡi chiếc xe đạp trước ngôi nhà nhỏ hình quả trứng do kiến trúc sư Dai Haifei thiết kế, trong sân nhỏ của chủ nhà Dai thuê ở Bắc Kinh. Dai sống trong ngôi nhà này, được trang bị dàn thu năng lượng mặt trời, dùng tre làm nội thất và cỏ bện làm vỏ ngoài bao bọc. Tổng trị giá ngôi nhà chưa tới 6.400 tệ (960 USD). Chính quyền địa phương cho rằng ngôi nhà bất hợp pháp và thông báo ông chủ Dais thuê nhà phải dời nó đi. Ảnh: W. WAY
BEIJING – Bên trong ngôi nhà cỏ hình quả trứng do kiến trúc sư Dai Haifei thiết kế ở Bắc Kinh. Mô hình nhà này không được khuyến khích dù có mỹ thuật và rẻ, lại tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
ROME – Bên trong Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Rome (MACRO) do kiến trúc sư người Pháp Odile Decq thiết kế. Ảnh chụp hôm khai trương chính thức một cánh mới của bảo tàng, Rome, Ý, 3. 12. 2010. Ảnh: G. MONTANI
Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan Đặng Thái - 2019-12-08: Khi một điệp viên của Trung Quốc quyết định bỏ nghề và xin tỵ nạn tại Úc, quan trọng hơn là công khai chia sẻ chuyện "thầm kín" công việc của mình với báo chí Úc thì mới rõ thêm nhiều chi tiết về cách mà Đại lục thao túng Hồng Kông và Đài Loan.
Với một xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào internet và toàn dân nghiện mạng như Đài Loan, Đại Lục đã xâm nhập để điều khiển truyền thông, internet và dư luận trên mạng một cách dễ dàng bằng các công ty IT và đội ngũ dư luận viên đông đảo. Đọc chia sẻ của anh cựu điệp viên này thì mới hiểu ra, hóa ra ông Hàn Quốc Du may hơn khôn, được Thiên triều ủng hộ cả hai tay, lèo lái dư luận thành ra được phiếu chứ so về tài sắc rõ là phần thua. Bà Thái Anh Văn (không phải Vấn) cũng lại may hơn khôn ở chỗ: Hồng Kông tự nhiên vỡ trận, đến mức đội ngũ dư luận viên trung thành của Đại Lục bỗng dưng dao động, và chạy sang Úc chẳng hạn....