Nghệ sĩ thế giới

Boltanski – Khi say tôi sẽ nói sự thật 09. 06. 10 - 8:11 am

 

“Đất Không Người”, một triển lãm sắp đặt kết hợp quần áo và ghi âm nhịp tim, thể hiện nỗi ám ảnh của nghệ sĩ người Pháp với cái chết. Anthony Haden-Guest trò chuyện với Boltanski về … nghệ thuật.

Đất Không Người, tác phẩm sắp đặt mới của nghệ sĩ Pháp Christian Boltanski, chiếm toàn bộ diện tích 55,000 feet vuông của Sảnh Wade Thompson Drill thuộc Park Avenue Armory, xoay quanh một quả núi 30 tấn quần áo bỏ đi liên tục thay đổi. Một chiếc hàm màu đỏ khổng lồ quặp lấy đám quần áo rồi thả chúng xuống trở lại trong một guồng quay buồn tẻ.

Các nhiếp ảnh gia có thể minh họa vẻ ngoài của tác phẩm, nhưng âm thanh của nó, một âm thanh sâu trầm như đáy đại dương của rất nhiều nhịp tim người được khuếch âm thành khổng lồ. Tôi nói chuyện với người nghệ sĩ 65 tuổi về quan điểm của tôi về nghệ thuật và những câu hỏi đã đúc thành cuộc đời ông.

 

Anthony Haden-Guest: Ông từng nói nếu ta kể chuyện thường xuyên quá thì những câu chuyện sẽ trở thành tiểu thuyết.

Christian Boltanski: Đúng. Chính xác. Chính vì thế mà các chính trị gia là rất tệ. Họ lúc nào cũng nói cùng một câu chuyện. Và họ cũng không tin những câu chuyện đó. Anh biết đấy, ở Mỹ người ta rất là lạ, vì họ lúc nào cũng muốn biết sự thật. Tôi là người nói dối. Và tôi nghĩ một người nói dối là rất quan trọng. Hồi lâu rồi, tôi có làm một tác phẩm mà tôi nói là 220 bức ảnh của những người Thụy Sĩ đã chết. Nhưng trong số đó có một bức là của một người Thụy Sĩ chưa chết. Nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian. Vậy lúc đầu đấy là một lời nói dối. Nhưng sau một vài năm thì lời nói dối đó sẽ thành sự thật.

 

Sảnh Wade Thompson Drill, nơi sẽ diễn ra No Man’s Land

 

Haden-Guest: Có những vết tẩy xóa rõ ràng trong quyển sách tập hợp những bài phỏng vấn ông. Ông xóa cả một đoạn nói về Marcel Duchamp.

Boltanski: Tôi nghĩ tôi có nói tôi không thích Duchamp. Nhưng điều đấy thật là ngu xuẩn vì tôi biết Duchamp là một người rất quan trọng. Trong giao tiếp tôi có thể nói, “Ồ! Duchamp là con trai một luật sư, ông ấy rất thông minh, quá hoàn hảo, hết sức Pháp”. Và tôi chả thích điều đó! Ta có thể nói thế trên đài vì ta có giọng nói và ngữ âm, nhưng mà in ra thì lại hoàn toàn khác. Vì thế tôi từ chối đọc cuốn sách làm từ những cuộc phỏng vấn tôi trước khi nó được in ra. Nếu tôi đọc nó thể nào tôi cũng nhúng bút vào sửa. Vì khi đọc bài phỏng vấn mình, lúc nào mình cũng muốn phát biểu một cái gì đó không nguy hiểm, một cái gì đó hơi thông minh một chút – thật là kinh khủng. Có rất nhiều cuộc phỏng vấn tôi trả lời khi vừa nốc rượu. Ở Scotland tôi có một cuộc phỏng vấn hết sảy khi cùng gã phê bình nốc hết một chai whiskey.

Haden-Guest: Và đã phê phê?
Boltanski: Phê quắc cần câu! Cuối buổi phỏng vấn đó thật là hay. Khi say tôi sẽ nói sự thật, hoặc một cái gì đó rất khác. Sau đó, tôi thử phỏng vấn với vodka. Nhưng buổi đó không tốt tí nào, vì gã phê bình say bí tỉ. Say quá!

Haden-Guest: Và đã phê phê?Boltanski: Phê quắc cần câu! Cuối buổi phỏng vấn đó thật là hay. Khi say tôi sẽ nói sự thật, hoặc một cái gì đó rất khác. Sau đó, tôi thử phỏng vấn với vodka. Nhưng buổi đó không tốt tí nào, vì gã phê bình say bí tỉ. Say quá!

Haden-Guest: Thật không đó?

Boltanski: Thật một trăm phần trăm! (bật cười to)

 

No Man’s Land

No Man's Land

 

Haden-Guest: Ông cũng từng nói nghệ thuật lúc nào cũng đứng yên.Boltanski: Đúng thế. Trong đời tôi chỉ có rất ít ý tưởng. Và tôi nghĩ một nghệ sĩ phải không được có quá nhiều ý tưởng. Nếu anh làm thiết kế thời trang thì có thể. Nếu anh là một nghệ sĩ anh phải lặp đi rồi lặp lại. Khi anh già đi thì anh lại sẽ lặp lại theo một cách khác. Tôi nghĩ hầu hết các nghệ sĩ đề gặp một vài rắc rối khi khởi đầu. Và chúng tôi thử trình bày về những rắc rối đó. Chúng tôi có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng rắc rối thì vẫn y thế. Hồi còn rất trẻ tôi có một câu hỏi. Đến khi tôi mất bố mẹ tôi có một dạng câu hỏi khác. Rồi tôi lại có một dạng câu hỏi khác nữa khi tôi già đi. Nhưng nếu tôi chỉ có ba loại câu hỏi trong đời thì thế là đủ rồi. Quá nhiều rồi. Tác phẩm No Man’s Land làm từ quần áo cũ

Haden-Guest: Các câu hỏi của ông vẫn thế. Nhưng thế giới nghệ thuật thì thay đổi chứ?

Boltanski: Hồi tôi mới vào nghề thì điều quan trọng là các nhà phê bình và các ông chủ gallery. Giờ thì các bạn có các nhà đấu giá và đám nhà giàu. Tôi nghĩ đấy là một điều khá buồn. Trước kia điều quan trọng là có một bài viết thật đẹp trên tờ Times. Giờ thì điều quan trọng là có một ông nhà giàu nói rằng ông ấy yêu bạn. Tôi đã rất mừng khi xảy ra màn khủng hoảng kinh tế. Tôi cứ tưởng mọi thứ từ đó sẽ sạch sẽ hơn. Tôi đã hy vọng rất nhiều gallery sẽ đóng cửa. Nhưng sự thật là họ không đóng cửa. Chẳng có gì thay đổi cả.

… Tôi yêu đời và thêm nữa tôi biết tôi cũng không muốn chết. Tác phẩm mới của tôi là một hòn đảo với một thư viện nhịp tim. Tôi sẽ làm dự án này ở Nhật. Tôi sưu tầm nhịp tim. Nhưng hòn đảo này sẽ là một hòn đảo của người chết trong vài năm. Và nếu có ai đến đó anh ta sẽ không nhìn thấy sự hiện diện của con người. Anh ta sẽ thấy sự vắng mặt của con người. Mỗi lần ta cố bảo tồn một cái gì đó, ta sẽ thất bại. Nhưng tôi nghĩ cái đẹp chính là ở chỗ đó đó – là thất bại.

 

*

Bài liên quan:

Boltansky – Khi say tôi sẽ nói sự thật 
Chúng ta đều chứa trong mình một người chết

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả