Gẫm & Bình

Mong sao bảo tàng và ước gì đại gia… 28. 10. 11 - 6:58 pm

Phạm Quốc Trung

(SOI: Đây là cmt cho bài “Khai mạc KHÔNG THỜI GIAN: Thật là đông và đủ cái để xem lâu“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Tên bài do Soi đặt.)

“Miền đất hứa”, Mai Duy Minh, sơn dầu, 540 x 200cm, 2011

 

Triển lãm tranh ra thì phải có người khen, người chê vì mỗi phía khen chê đều có những suy nghĩ và đòi hỏi riêng của họ. Cái đó mới tạo thành hưng phấn để các nghệ sĩ làm việc tiếp. Với những nghệ sĩ có bản lĩnh thì họ cứ lầm lũi làm việc việc khen /chê với họ chỉ là câu:Thế à! Nhưng ai mà chả thích được khen nhiều hơn chê.

Có thể có nhiều người không thích triển lãm này vì nhiều lý do khác nhau. Không sao cả, thưởng thức nghệ thuật cũng là tìm kiếm món ăn hợp khẩu vị từng người.

Việc các họa sĩ Hải Phòng mạo hiểm làm một triển lãm hiện thực với những tranh to, bố cục đông nhân vật (lâu nay nhiều nghệ sĩ “trốn” việc vẽ người), vẽ theo kỹ thuật sơn dầu cổ điển… cũng đã được nhiều người đánh giá trân trọng công sức và nghị lực, tình yêu mỹ thuật của nhóm nghệ sĩ…

Nếu khách quan nhận xét, từ thời kỳ trường Mỹ thuật Đông Dương đến nay, có lẽ sẽ rất lâu nữa, trong Mỹ thuật Việt Nam mới có thể xuất hiện một tác phẩm nghệ thuật khác đạt đến cỡ Miền đất hứa của Mai Duy Minh. Không phải vì tranh có kích thước to (mặc dù thực tế thì khá “khủng”) mà bởi vì kỹ thuật sơn dầu thể hiện khá cao thủ và hình tượng nghệ thuật đạt đến độ cô đọng, chắt lọc có tính biểu tượng, có tính triết học. Không lệ thuộc vào những chỉ dấu, mô tip có tính văn hóa địa phương, vùng miền mà đây là vấn đề nhân sinh của cả nhân loại. Khi nghệ thuật vượt qua khỏi những yếu tố địa phương, hương xa (exotic) thì lúc đó mới mang một tầm vóc khác, được chia xẻ bởi những giá trị chung mà nhân loại có thể cảm/ hiểu được. Mai Duy Minh có thể sẽ vẽ thêm nhiều tranh khác to hơn, kỹ thuật hoàn thiện hơn, đẹp hơn nhưng đạt đến sức nặng nghệ thuật và tinh thần như tranh Miền Đất Hứa thì có lẽ khó bởi vì bức tranh là thời khắc Mặc khải của nghệ sĩ mất rồi.

Các bậc thầy trong mỹ thuật Việt Nam vẽ rất đẹp, rất tài hoa nhưng mọi người đánh giá nghệ thuật của các họa sĩ bặc thầy đó thường chỉ nhớ mang máng về phong cách nghệ thuật của họ, (thậm chí có người nổi tiếng cũng bởi vì nhiều giai thoại thêm vào) nhưng ít người có được những tác phẩm “để đời”, nhắc đến tên là người ta nhớ ngay đến nghệ thuật và tác phẩm đó như Nguyễn Sáng với Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ; Nguyễn Gia Trí với Vườn xuân Trung Nam Bắc… Hay bên văn học có Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu… Mai Duy Ninh đã làm việc tận lực để mài giũa tảng quặng thành phiến ngọc của mình (không gọi là viên được vì to quá).

Cũng có các nghệ sĩ khác có thể làm nghệ thuật với nhiều hình thức , chất liệu và đạt tới nhiều vẻ đẹp, thông điệp nghệ thuật khác nhưng lối đi của Mai Duy Minh là độc đạo, chỉ có rất ít nghệ sĩ Việt Nam là có đủ nghị lực đánh cược với niềm say mê nghệ thuật theo hướng này. Do đó, sự tưởng thưởng cho việc duy nhất, không đụng hàng là tất nhiên

Chỉ mong Bảo tàng mỹ thuật hoặc các đại gia Việt Nam (vốn có thể chi rất nhiều tiền cho việc mua chân cầu thủ bóng đá, mua chân dài…) nếu ai có tâm và có tầm văn hóa thì nên sưu tập Miền đất hứa không thì để nó lọt vào tay người ngoài thì tiếc cho người xem Việt Nam lắm.

 

Ý kiến - Thảo luận

0:18 Tuesday,1.11.2011 Đăng bởi:  ảo ảnh chỉ dành cho anh
xin chào anh Phạm Quốc Trung, tôi và anh cùng Dali hay Repin thì chẳng liên quan gì cả. thật đúng! nhưng khi xem tranh của Mai Duy Minh, tôi lại thấy liên quan với Dali và repin-tôi-anh. Tôi thấy rất nực cười khi chủ nghĩa siêu thực, Dali đã làm rất thấu đáo triệt để mà Mai Duy Minh lại đang thể hiện như một người mặc quần dài, ống chân trái đỏ, ống chân phải lại xanh. Th
...xem tiếp
0:18 Tuesday,1.11.2011 Đăng bởi:  ảo ảnh chỉ dành cho anh
xin chào anh Phạm Quốc Trung, tôi và anh cùng Dali hay Repin thì chẳng liên quan gì cả. thật đúng! nhưng khi xem tranh của Mai Duy Minh, tôi lại thấy liên quan với Dali và repin-tôi-anh. Tôi thấy rất nực cười khi chủ nghĩa siêu thực, Dali đã làm rất thấu đáo triệt để mà Mai Duy Minh lại đang thể hiện như một người mặc quần dài, ống chân trái đỏ, ống chân phải lại xanh. Thật giống anh hề ở thế kỷ 19.
Về Repin theo bút pháp tả thực, lột tả về trạng thái tâm trạng con người với sự sinh tồn trong bối cảnh khó khăn thoái trào của lịch sử nước Nga..., rất trùng hợp cùng hoàn cảnh thế giới khủng hoảng như hiện nay một tư tưởng nhân sinh quan ra đời cùng hai người bạn (như ý viết của nhà phê bình PQT). CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ LỚN GIỐNG NHAU. Thiết nghĩ rất liên quan, nhưng thật tiếc nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng chứ không phải là sự quen tay quen mắt không ngừng!  
8:55 Monday,31.10.2011 Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG
Ờ đúng rồi Em có ý kiến
"nhầm nhọt chuyển sang trồng trọt" nói "rất có lý con nhà bà Bý". Hi
...xem tiếp
8:55 Monday,31.10.2011 Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG
Ờ đúng rồi Em có ý kiến
"nhầm nhọt chuyển sang trồng trọt" nói "rất có lý con nhà bà Bý". Hi 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả