Tạp hóa - Xã hội

Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6)23. 02. 14 - 11:04 pm

Gene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịch

Tiếp theo phần 1, 2, 3, 4, và 5

BELL KẾT THÚC BẢN “AVE MARIA” LẠI MỘT LẦN NỮA TRONG SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ, anh chơi tiếp bản “Estrellita” tình cảm của Manuel Ponce, sau đó là một bản nhạc của Jules Massenet, và sau đó thì bắt đầu chơi một bản gavotte của Bach, một vũ điệu trữ tình, vui nhộn. Bản nhạc này có một chút phong vị ngọt ngào của Cựu Thế Giới; người ta có thể tưởng tượng ra cảnh nó mua vui cho những người khiêu vũ đeo tóc giả tại một vũ hội trong điện Versailles, hoặc — khi được chơi với đàn lute, vĩ cầm, và sáo — là những người nông dân nhảy múa tung tăng trong một họa phẩm của Pieter Bruegel.

BELL ENDS “AVE MARIA” TO ANOTHER THUNDEROUS SILENCE, plays Manuel Ponce’s sentimental “Estrellita,” then a piece by Jules Massenet, and then begins a Bach gavotte, a joyful, frolicsome, lyrical dance. It’s got an Old World delicacy to it; you can imagine it entertaining bewigged dancers at a Versailles ball, or — in a lute, fiddle and fife version — the boot-kicking peasants of a Pieter Bruegel painting.

Pieter Brueghel the Younger, “Peasant Wedding Dance”, 1607, sơn dầu trên bảng, 38.1 cm x 57.2 cm

Khi xem lại đoạn băng video mấy tuần sau, Bell thấy có duy nhất một điều mà anh không hiểu. Anh hiểu tại sao anh không thể thu hút được một đám đông vào cái giờ cao điểm buổi sáng ngày làm việc ấy. Nhưng: “Tôi ngạc nhiên vì số lượng những người không hề chú ý gì cả, cứ như là tôi vô hình. Bởi vì, anh biết không? Tôi gây ra vô số tiếng ồn!”

Watching the video weeks later, Bell finds himself mystified by one thing only. He understands why he’s not drawing a crowd, in the rush of a morning workday. But: “I’m surprised at the number of people who don’t pay attention at all, as if I’m invisible. Because, you know what? I’m makin’ a lot of noise!”

Quả đúng như vậy. Người ta không cần phải biết âm nhạc cũng nhận thức được một việc đơn giản là có một người ở đó, đang chơi một cây vĩ cầm và tạo ra vô vàn thanh âm; có những lúc, trình kéo của Bell tài tình đến mức mà người ta có thể cảm thấy như có hai nhạc cụ đang cùng hòa tấu. Chính thế nên việc những kẻ đi qua bước nhanh đầu chúi về phía trước thực sự là một việc quá lạ lùng.

He is. You don’t need to know music at all to appreciate the simple fact that there’s a guy there, playing a violin that’s throwing out a whole bucket of sound; at times, Bell’s bowing is so intricate that you seem to be hearing two instruments playing in harmony. So those head-forward, quick-stepping passersby are a remarkable phenomenon.

Bell tự vấn không biết có phải sự lãng tâm của họ là cố ý: Nếu như người ta không để ý nhìn một người nhạc công, người ta sẽ không phải cảm thấy tội lỗi khi không bỏ tiền ra cho anh ta; người ta sẽ không phải là đồng phạm trong một vụ cướp không (công sức và thời gian của người đó).

Bell wonders whether their inattention may be deliberate: If you don’t take visible note of the musician, you don’t have to feel guilty about not forking over money; you’re not complicit in a rip-off.

Cách lý giải này có thể đúng nhưng không một ai đưa nó ra cả. Mọi người chỉ nói là họ bận rộn, trong đầu phải nghĩ đến nhiều thứ khác. Vài người đang nói chuyện điện thoại đã phải cố nói to hơn lên khi họ đi ngang qua Bell để át cái tiếng vĩ cầm rầm rộ đó.

It may be true, but no one gave that explanation. People just said they were busy, had other things on their mind. Some who were on cellphones spoke louder as they passed Bell, to compete with that infernal racket.

Rồi thì còn có người như Calvin Myint. Myint làm việc cho Sở Dịch vụ Tổng hợp. Anh ta đã đi lên tới đỉnh thang cuốn, rẽ phải và đi ra ngoài qua một trong những cái cửa dẫn ra phố. Một vài giờ sau, anh ta không còn nhớ một chút nào về việc trong tầm mắt đã từng có hay không có một nhạc công.

And then there was Calvin Myint. Myint works for the General Services Administration. He got to the top of the escalator, turned right and headed out a door to the street. A few hours later, he had no memory that there had been a musician anywhere in sight.

“Anh đấy đứng chỗ nào, so với chỗ tôi?”
“Where was he, in relation to me?”

“Cách khoảng mét hai.”
“About four feet away.”

“Thế thôi à.”
“Oh.”

Myint không có vấn đề gì về thính giác cả. Lúc đó anh ta đang đeo tai nghe. Anh ta lúc đó đang nghe nhạc trên máy iPod.
There’s nothing wrong with Myint’s hearing. He had buds in his ear. He was listening to his iPod.

Hí họa của Charlie Hankin

Đối với nhiều người trong chúng ta, sự bùng nổ công nghệ, thật ngược đời, đã hạn chế chứ không mở rộng sự trải nghiệm của chúng ta với những kinh nghiệm mới. Càng ngày chúng ta càng nhận được tin tức từ những nguồn có cách suy nghĩ giống cách chúng ta đã nghĩ. Và với máy nghe nhạc iPod, chúng ta nghe những thứ chúng ta đã biết; chúng ta tự lập trình những danh mục bài hát mà chúng ta nghe.

For many of us, the explosion in technology has perversely limited, not expanded, our exposure to new experiences. Increasingly, we get our news from sources that think as we already do. And with iPods, we hear what we already know; we program our own playlists.

Bài hát mà Calvin Myint đã nghe là bài “Just Like Heaven,” (Như chốn Thiên đường) của nhóm nhạc rock Anh quốc The Cure. Đấy thực sự là một bài hát hay. Ý nghĩa của lời bài này không được rõ ràng lắm và trên Web có đầy những nỗ lực gắng sức giải mã nó. Có nhiều cách bình giải nghe như bàn chuyện trên giời, trong khi một vài cách khác nói trúng phóc: Bài hát này nói về sự hụt hẫng cảm xúc bi kịch. Một người đàn ông đã tìm được người phụ nữ mơ ước của anh ta nhưng không thể bày tỏ những tình cảm của anh dành cho cô ta cho tới khi cô đã ra khỏi đời anh. Bài hát này viết về việc bỏ lỡ không nhìn thấy cái đẹp khi nó hiển hiện rành rành ngay trước mắt.

The song that Calvin Myint was listening to was “Just Like Heaven,” by the British rock band The Cure. It’s a terrific song, actually. The meaning is a little opaque, and the Web is filled with earnest efforts to deconstruct it. Many are far-fetched, but some are right on point: It’s about a tragic emotional disconnect. A man has found the woman of his dreams but can’t express the depth of his feeling for her until she’s gone. It’s about failing to see the beauty of what’s plainly in front of your eyes.

Hí họa của Nakedpastor

“CÓ, TÔI CÓ NHÌN THẤY NGƯỞI CHƠI VĨ CẦM,” Jackie Hessian kể lại, “nhưng chẳng có gì về người này làm tôi thấy lạ cả.”
“YES, I SAW THE VIOLINIST,” Jackie Hessian says, “but nothing about him struck me as much of anything.”

Nhưng nếu xem cô ấy trong đoạn video, bạn sẽ không biết được điều cô ấy vừa nói. Hessian là một trong những người đã nhìn Bell lâu và kỹ trước khi tiếp tục đi. Nhưng hóa ra là cô ấy chẳng để ý gì đến âm nhạc cả.

You couldn’t tell that by watching her. Hessian was one of those people who gave Bell a long, hard look before walking on. It turns out that she wasn’t noticing the music at all.

“Thú thực tôi chẳng nghe thấy gì nhiều,” cô ấy nói. “Tôi chỉ đang cố mường tượng ra xem là anh ta làm gì ở đó, làm thế có ổn với anh ta không, anh ta có kiếm được đủ tiền không, liệu bỏ sẵn ít tiền vào trong cái hộp đàn thì tốt hơn hay là cứ để hộp rỗng không tiền để hàng phố người ta cảm thấy thương tình anh ấy? Tôi chỉ phân tích tình huống từ góc độ tài chính thôi.”

“I really didn’t hear that much,” she said. “I was just trying to figure out what he was doing there, how does this work for him, can he make much money, would it be better to start with some money in the case, or for it to be empty, so people feel sorry for you? I was analyzing it financially.”

Nghề nghiệp của cô là gì, Jackie?
What do you do, Jackie?

“Tôi là luật sư về quan hệ lao động làm việc cho Sở Bưu chính Hoa Kỳ. Tôi vừa thương thảo xong một hợp đồng toàn quốc.”
“I’m a lawyer in labor relations with the United States Postal Service. I just negotiated a national contract.”

GHẾ XEM BUỔI TRÌNH DIỄN HÔM ĐÓ ĐƯỢC BỌC DA, và nói là ở trên lô riêng trên cao nhìn xuống cũng đúng (1). Vào ngày hôm đó, nếu trả 5 đô người ta có thể nhận được nhiều hơn rất nhiều là chỉ một nước xi bóng trên giầy.

THE BEST SEATS IN THE HOUSE WERE UPHOLSTERED. In the balcony, more or less. On that day, for $5, you’d get a lot more than just a nice shine on your shoes.

Hôm đó chỉ có một người lên ngồi trên một trong những cái ghế ở chỗ mà Bell đang chơi nhạc. Terence Holmes là một tư vấn viên cho Bộ Giao Thông, và dù anh ta cũng thích cái thứ âm nhạc đó, tâm trí của anh ta thực ra chỉ để vào nước xi bóng trên giầy: “Ông già tôi có lần đã dặn tôi là không được bao giờ mặc complê mà lại đi giầy không được lau sạch và đánh bóng.”

Only one person occupied one of those seats when Bell played. Terence Holmes is a consultant for the Department of Transportation, and he liked the music just fine, but it was really about a shoeshine: “My father told me never to wear a suit with your shoes not cleaned and shined.”

Hí họa khuyết danh

Holmes thường phải mặc complê nên anh ta phải trèo lên ngồi trên cái bục đó khá nhiều và anh ta có một mối quen thân với bà đánh giầy. Holmes là người vui chuyện và lại cho tiền trà nước hậu hĩnh, một dạng kỹ năng hóa ra hôm đó lại có lợi. Bà đánh giầy đang bực vụ gì đó, và tiếng nhạc làm bà ấy bực hơn. Bà ấy phàn nàn, Holmes kể, rằng tiếng nhạc ầm quá, và anh ta cố nói chuyện để bà ấy bình tâm.

Holmes wears suits often, so he is up in that perch a lot, and he’s got a good relationship with the shoeshine lady. Holmes is a good tipper and a good talker, which is a skill that came in handy that day. The shoeshine lady was upset about something, and the music got her more upset. She complained, Holmes said, that the music was too loud, and he tried to calm her down.

Edna Souza đến từ Brazil. Bà ấy đã đánh giầy ở bến L’Enfant Plaza được sáu năm và bà ấy đã chịu đựng quá đủ bọn nhạc công đường phố; khi họ chơi bà ấy không nghe được tiếng khách hàng và điều này không tốt cho việc làm hàng. Vì thế nên bà ấy chiến.

Edna Souza is from Brazil. She’s been shining shoes at L’Enfant Plaza for six years, and she’s had her fill of street musicians there; when they play, she can’t hear her customers, and that’s bad for business. So she fights.

Souza chỉ cho chúng tôi cái đường sơn phân cách ranh giới của bến Metro, ở đỉnh thang cuốn, và khu sảnh chờ nằm dưới quyền kiểm soát của công ty quản lý điều hành khu mua sắm. Bà Souza nói rằng đôi khi một tay nhạc sỹ đứng ở bên đất của ga Metro, lúc khác thì ở bên khu mua sắm. Đứng bên nào thì mày cũng chết với bà. Trong danh sách các số điện thoại gọi nhanh bà ấy lưu số của cả bảo vệ khu mua sắm và cảnh sát Metro. Bọn nhạc công thường ít có cơ hội nấn ná lại được lâu.

Souza points to the dividing line between the Metro property, at the top of the escalator, and the arcade, which is under control of the management company that runs the mall. Sometimes, Souza says, a musician will stand on the Metro side, sometimes on the mall side. Either way, she’s got him. On her speed dial, she has phone numbers for both the mall cops and the Metro cops. The musicians seldom last long.

Thế Joshua Bell thì sao?
What about Joshua Bell?

Gã đấy chơi cũng ầm, Souza nói. Rồi bà ấy cúi nhìn xuống nắm giẻ, hít một cái. Bà ghét phải nói bất kỳ điều gì tốt về cái bọn nhạc công khốn kiếp này, nhưng: “Cái tay ấy chơi hay ra phết. Lần đầu tiên tôi không gọi cảnh sát đấy.”

He was too loud, too, Souza says. Then she looks down at her rag, sniffs. She hates to say anything positive about these damned musicians, but: “He was pretty good, that guy. It was the first time I didn’t call the police.”

Souza ngạc nhiên khi nghe kể rằng gã đấy là một nhạc sỹ nổi tiếng, nhưng không ngạc nhiên với việc người ta đi qua anh ta, bỏ qua, có mắt mà cứ như mù. Bà ấy nói việc đấy có thể đoán trước được. “Nếu có việc tương tự xảy ra ở Brazil, tất cả mọi người sẽ túm tụm lại mà xem. Ở đây thì đừng có hòng.”

Souza was surprised to learn he was a famous musician, but not that people rushed blindly by him. That, she said, was predictable. “If something like this happened in Brazil, everyone would stand around to see. Not here.”

Hí họa của Charles Barsotti

Souza hất hàm về phía một chỗ ở đỉnh thang cuốn: “Một hai năm trước có một tay vô gia cư chết đúng chỗ đó. Cứ nằm đấy thế là chết thôi. Cảnh sát đến, xe cứu thương đến, thế mà chẳng có được một ai dừng lại để xem hay đi chậm lại để nhìn.

Souza nods sourly toward a spot near the top of the escalator: “Couple of years ago, a homeless guy died right there. He just lay down there and died. The police came, an ambulance came, and no one even stopped to see or slowed down to look.

“Người ta đi lên thang cuốn, nhìn thẳng trước mặt. Ai biết việc người nấy, mắt hướng tới trước. Ai cũng căng thẳng hết. Anh hiểu không?”
“People walk up the escalator, they look straight ahead. Mind your own business, eyes forward. Everyone is stressed. Do you know what I mean?”

Đời sẽ còn gì khi nhiều lo lắng quá
Không có cả thời gian chỉ để đứng và nhìn
— từ bài thơ “Rảnh rỗi,” của W.H. Davies

What is this life if, full of care,
We have no time to stand and stare.
— from “Leisure,” by W.H. Davies

Hãy cứ cho là Kant đúng. Hãy cứ chấp nhận là chúng ta không thể nhìn vào những gì đã xảy ra hôm 12 tháng Giêng và phán xét bất kỳ điều gì về sự tinh tế hay khả năng cảm nhận cái đẹp của người ta. Thế còn khả năng cảm thụ cuộc sống của họ thì sao?

Let’s say Kant is right. Let’s accept that we can’t look at what happened on January 12 and make any judgment whatever about people’s sophistication or their ability to appreciate beauty. But what about their ability to appreciate life?

Chúng ta bận rộn. Người Mỹ chúng ta, với tư cách là một dân tộc, đã luôn bận rộn, chí ít là kể từ năm 1831, khi một nhà xã hội học người Pháp tên là Alexis de Tocqueville đã đến thăm Hợp Chủng Quốc và thấy ấn tượng, buồn cười, và có phần ngạc nhiên với mức độ mà người ta bị lôi cuốn bởi công việc nặng nhọc và việc thu vén của cải, tới mức bỏ qua hết mọi thứ khác.

We’re busy. Americans have been busy, as a people, since at least 1831, when a young French sociologist named Alexis de Tocqueville visited the States and found himself impressed, bemused and slightly dismayed at the degree to which people were driven, to the exclusion of everything else, by hard work and the accumulation of wealth.

Từ đó đến nay chưa có nhiều thay đổi. Hãy thử mở một đĩa DVD của bộ phim “Koyaanisqatsi,” bộ phim năm 1982 cấp tiến, không có lời thoại, xuất sắc từ một góc nhìn đen tối (2) về tốc độ điên rồ của đời sống hiện đại. Với nhạc nền theo hướng tối giản của Philip Glass, đạo diễn Godfrey Reggio đã lấy những đoạn phim ngắn về người Mỹ làm lụng những công việc hàng ngày của họ, nhưng tăng tốc độ của những đoạn phim đó lên cho tới khi trông người ta giống những cái máy ở băng chuyền lắp ráp, những con robot sánh vai đi đều bước tới nơi vô định. Giờ hãy thử cùng xem băng video quay ở ga L’Enfant Plaza ở tốc độ nhanh. Nhạc nền của Philip Glass đồng điệu với nó một cách hoàn hảo.

Not much has changed. Pop in a DVD of “Koyaanisqatsi,” the wordless, darkly brilliant, avant-garde 1982 film about the frenetic speed of modern life. Backed by the minimalist music of Philip Glass, director Godfrey Reggio takes film clips of Americans going about their daily business, but speeds them up until they resemble assembly-line machines, robots marching lockstep to nowhere. Now look at the video from L’Enfant Plaza, in fast-forward. The Philip Glass soundtrack fits it perfectly.

“Koyaanisqatsi” là một từ tiếng Hopi(3). Nghĩa của nó là “cuộc sống bị mất thăng bằng.”
“Koyaanisqatsi” is a Hopi word. It means “life out of balance.”

Hí họa của Tom Cheney

Trong cuốn sách xuất bản năm 2003 với tên gọi, Cái đẹp Vĩnh cửu: Trong Nghệ thuật và Cuộc sống Thường nhật, tác gia Anh John Lane viết về sự mất mát khả năng cảm thụ cái đẹp trong thế giới hiện đại. Thử nghiệm ở ga L’Enfant Plaza có lẽ là biểu hiện của sự mất mát đó, ông ấy nói — không phải vì mọi người không còn năng lực để hiểu cái đẹp, mà bởi vì cái đẹp đã không còn ý nghĩa với người ta nữa.

In his 2003 book, Timeless Beauty: In the Arts and Everyday Life, British author John Lane writes about the loss of the appreciation for beauty in the modern world. The experiment at L’Enfant Plaza may be symptomatic of that, he said — not because people didn’t have the capacity to understand beauty, but because it was irrelevant to them.

“Đây là vấn đề đặt có những ưu tiên sai,” Lane nói.
“This is about having the wrong priorities,” Lane said.

Nếu như chúng ta không thể dành thời gian trong đời của chúng ta để ở lại một chút để lắng nghe một trong những nghệ sỹ giỏi nhất Trái đất chơi một trong những loại âm nhạc hay nhất đã từng được sáng tác; nếu như sự hối thúc của đời sống hiện đại đè bẹp chúng ta đến mức mà chúng ta trở nên điếc và câm trước một điều [tuyệt vời] như thế — thì chúng ta còn đã bỏ lỡ cả những thứ [quý giá, tốt đẹp] nào nữa?

If we can’t take the time out of our lives to stay a moment and listen to one of the best musicians on Earth play some of the best music ever written; if the surge of modern life so overpowers us that we are deaf and blind to something like that — then what else are we missing?

Đây chính là ý của nhà thơ xứ Wales W.H. Davies vào năm 1911 khi ông xuất bản bài thơ có hai câu ghi lại ở đầu đoạn này. Những câu thơ này khiến ông trở nên nổi tiếng. Ý tưởng đơn giản thôi, có lẽ còn hơi bị đơn giản quá, nhưng làm sao đó mà trước đấy chẳng có ai ghi nó lại được như cách ông ghi.

That’s what the Welsh poet W.H. Davies meant in 1911 when he published those two lines that begin this section. They made him famous. The thought was simple, even primitive, but somehow no one had put it quite that way before.

Dĩ nhiên là Davies đã có một lợi thế — một lợi thế về cảm nhận. Ông không phải là một thương gia hay một công nhân hay một viên chức chính phủ hay một tư vấn viên hay một nhân viên phân tích chính sách hay một luật sư về lao động hay một quản trị viên dự án. Ông ấy là một gã lang thang.

Of course, Davies had an advantage — an advantage of perception. He wasn’t a tradesman or a laborer or a bureaucrat or a consultant or a policy analyst or a labor lawyer or a program manager. He was a hobo.

(Còn tiếp)

*

Chú thích:

(1) Mấy cái ghế của quầy đánh giầy được đặt trên bục cao để người ta ngồi lên đó và người đánh giầy sẽ lúi húi ở dưới. Mấy cái ghế đó thường bọc da, đặt trên chỗ cao gợi ý đến những ghế sang trọng đắt tiền trong nhà hát, bọc da và ở trong lô riêng thường gọi là ban-công.

(2) Darkly brilliant: “dark” đen tối cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa bóng hàm ý bi quan, tiêu cực, chọn nhìn từ góc xấu, góc tối, góc buồn, bi quan.

(3) Hopi là tên một bộ lạc da đỏ Mỹ.

 

*

Pearls before Breakfast:

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7)

Ý kiến - Thảo luận

13:08 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Mai
Cảm ơn bạn Tùng.
Mình nghĩ hai câu bạn Tùng đề nghị có nghĩa là "nếu cách này mà không được thì mình dùng cách khác", trong khi câu tiếng Anh thì không hẳn là vậy, mà đơn giản là làm một việc thì có nhiều cách khác nhau để làm.
Cái kh&oacu
...xem tiếp
13:08 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Mai
Cảm ơn bạn Tùng.
Mình nghĩ hai câu bạn Tùng đề nghị có nghĩa là "nếu cách này mà không được thì mình dùng cách khác", trong khi câu tiếng Anh thì không hẳn là vậy, mà đơn giản là làm một việc thì có nhiều cách khác nhau để làm.
Cái khó nữa là mình nghĩ hoài mà không ra câu tiếng Việt nào có dùng hình ảnh con vật tương tự. Câu tiếng Anh có sắc thái khá là hài hước, kiểu giống như đang cãi nhau mà quẳng câu này vào thì ai cũng thấy buồn cười vì nó bất ngờ, còn câu tiếng Việt hơn...thẳng quá. 
 
 
 
6:19 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Vũ Tuyết Tùng
"There is more than one way to skin a cat":
- Không cách này thì cách khác
- Thua keo này ta bày keo khác
 

...xem tiếp
6:19 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Vũ Tuyết Tùng
"There is more than one way to skin a cat":
- Không cách này thì cách khác
- Thua keo này ta bày keo khác
 
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp