Văn & Chữ

Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4) 18. 02. 14 - 7:18 pm

Gene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịch

Tiếp theo phần 1, phần 2, và phần 3

Ảnh của Caramel Christy

NẾU MỘT NHẠC SỸ VĨ ĐẠI CHƠI MỘT THỨ ÂM NHẠC TUYỆT VỜI NHƯNG KHÔNG AI NGHE THẤY… VẬY ANH TA CÓ THỰC SỰ LÀ MỘT NGHỆ SỸ GIỎI HAY KHÔNG?

IF A GREAT MUSICIAN PLAYS GREAT MUSIC BUT NO ONE HEARS . . . WAS HE REALLY ANY GOOD?

Đây là một tranh luận lâu đời về nhận thức luận, còn lâu đời hơn là câu đố về cái cây ở trong rừng(1). Plato đã suy nghĩ nhiều về nó, cũng như các triết gia của hai thiên niên kỷ sau đó: Cái đẹp là gì? Nó phải chăng là một thứ có thể đo được (Gottfried Leibniz), hay chỉ là một quan điểm (David Hume), hay là mỗi thứ một ít đồng thời được tô điểm bởi trạng thái hiện thời của tri giác người quan sát (Immanuel Kant)?

It’s an old epistemological debate, older, actually, than the koan about the tree in the forest. Plato weighed in on it, and philosophers for two millennia afterward: What is beauty? Is it a measurable fact (Gottfried Leibniz), or merely an opinion (David Hume), or is it a little of each, colored by the immediate state of mind of the observer (Immanuel Kant)?

Chúng ta sẽ tin theo Kant, bởi vì rõ ràng là ông ấy đúng, và bởi vì ông ấy đã đưa chúng ta khá trực tiếp đến với Joshua Bell, đang ngồi trong nhà hàng của một khách sạn, gẩy gẩy mấy đồ ăn sáng, và gắng gượng để hiểu xem cái quái quỷ gì đã xảy ra ở ga Metro hồi hôm.

We’ll go with Kant, because he’s obviously right, and because he brings us pretty directly to Joshua Bell, sitting there in a hotel restaurant, picking at his breakfast, wryly trying to figure out what the hell had just happened back there at the Metro.

”Lúc đầu,” Bell nói, ‘Tôi chỉ tập trung vào chơi nhạc. Tôi không thực sự quan sát xem có gì đang xảy ra ở quanh mình…””

At the beginning,” Bell says, “I was just concentrating on playing the music. I wasn’t really watching what was happening around me . . .”

Chơi vĩ cầm trông như một việc phải tập trung làm hết sức, cả về tinh thần cả về thể chất, nhưng Bell nói rằng đối với anh ấy thì những cơ chế của việc chơi nhạc đã trở thành một phần của bản năng thứ cấp, được củng cố nhờ thực hành và trí nhớ của bắp thịt: Giống như một người làm trò tung hứng, anh nói, có thể vừa tung hứng liên tục những trái bóng vừa giao tiếp với đám đông. Bell nói rằng khi chơi nhạc, anh chủ yếu nghĩ về việc nắm bắt cảm xúc trong khuôn khổ của một câu chuyện kể: “Khi chơi một bản nhạc vĩ cầm, bạn là người kể chuyện, và bạn đang kể một câu chuyện.”

Playing the violin looks all-consuming, mentally and physically, but Bell says that for him the mechanics of it are partly second nature, cemented by practice and muscle memory: It’s like a juggler, he says, who can keep those balls in play while interacting with a crowd. What he’s mostly thinking about as he plays, Bell says, is capturing emotion as a narrative: “When you play a violin piece, you are a storyteller, and you’re telling a story.”

Ảnh lấy từ trang: http://www.photographyblogger.net

Với bản “Chaconne”, đoạn mở đầu chứa đầy một cảm giác ngạc nhiên tăng dần. Điều đó  làm cho Bell bận rộn mất một lúc. Nhưng rồi cuối cùng thì anh ấy cũng bắt đầu kiếm cớ liếc ngang chút ít.

With “Chaconne,” the opening is filled with a building sense of awe. That kept him busy for a while. Eventually, though, he began to steal a sidelong glance.

“Đấy là một cảm giác lạ, khi thấy rằng người ta thực sự là, là…”
“It was a strange feeling, that people were actually, ah . . .”

Từ đó không đến dễ dàng.
The word doesn’t come easily.

“. . . đang lờ tôi đi.”
“. . . ignoring me.”

Bell đang cười. Tự cười anh ấy.
Bell is laughing. It’s at himself.

“Trong một phòng hòa nhạc, tôi sẽ thấy khó chịu nếu ai đó ho hoặc nếu điện thoại của ai đó đổ chuông. Nhưng ở đây, những kỳ vọng của tôi giảm đi nhanh chóng. Tôi bắt đầu thấy cảm kích bất kỳ một sự công nhận nào, dù chỉ là một cái liếc nhìn nhanh. Tôi cảm thấy biết ơn một cách kỳ lạ khi ai đó ném vào một đồng đô la thay vì mấy đồng xu lẻ.” Tất cả những điều này được nói bởi một người mà tài năng có thể giúp kiếm được 1000 đô mỗi phút.

“At a music hall, I’ll get upset if someone coughs or if someone’s cellphone goes off. But here, my expectations quickly diminished. I started to appreciate any acknowledgment, even a slight glance up. I was oddly grateful when someone threw in a dollar instead of change.” This is from a man whose talents can command $1,000 a minute.

Ảnh của Keith-Page

Trước khi bắt đầu, Bell không biết phải chờ đợi cái gì. Điều mà giờ đây anh ấy CÓ biết, vì một lý do nào đó, là lúc ấy anh thấy lo lắng
Before he began, Bell hadn’t known what to expect. What he does know is that, for some reason, he was nervous.

“Không chắc là nỗi lo phải lên sân khấu, nhưng tôi vẫn thấy trong bụng hơi run,” anh nói. “Tôi cảm thấy hơi căng thẳng một chút.”
“It wasn’t exactly stage fright, but there were butterflies,” he says. “I was stressing a little.”

Bell đã từng chơi, theo đúng nghĩa đen, trước những cái đầu mang vương miện của châu Âu. Vậy tại sao lại có cái sự lo lắng đó ở một bến Metro của Washington?
Bell has played, literally, before crowned heads of Europe. Why the anxiety at the Washington Metro?

“Khi chơi cho những người mua vé,” Bell giải thích, “bạn đã được khẳng định rồi. Tôi không có cảm giác gì là tôi cần phải được người ta chấp nhận. Tôi đã được chấp nhận rồi. Ở đây thì khác vì tôi có ý nghĩ kiểu như: Nếu như họ không thích mình thì sao? Nếu họ ghét cái sự hiện diện của mình thì sao…”

“When you play for ticket-holders,” Bell explains, “you are already validated. I have no sense that I need to be accepted. I’m already accepted. Here, there was this thought: What if they don’t like me? What if they resent my presence . . .”

Nói ngắn gọn lại thì anh ấy đã giống như một bức tranh không có khung. Điều này, như chúng ta sẽ thấy, có liên quan rất nhiều đến những gì đã xảy ra — hay nói cho đúng nhất là những gì đã không xảy ra — vào ngày 12 tháng Giêng đó.
He was, in short, art without a frame. Which, it turns out, may have a lot to do with what happened — or, more precisely, what didn’t happen — on January 12.

Ảnh của Pol Arellano

MARK LEITHAUSER ĐÃ TỪNG CẦM TRÊN TAY NHIỀU TUYỆT PHẨM NGHỆ THUẬT HƠN BẤT KỲ MỘT VỊ VUA HAY MỘT GIÁO HOÀNG HAY MỘT LÃNH CHÚA (2) NÀO ĐÃ TỪNG CẦM. Là quản thủ cao cấp tại Phòng tranh Quốc gia (3), ông quản lý việc đóng khung các bức tranh. Leithauser nghĩ rằng ông ấy có thể giải thích phần nào về những gì đã xảy ra ở bến Metro.

MARK LEITHAUSER HAS HELD IN HIS HANDS MORE GREAT WORKS OF ART THAN ANY KING OR POPE OR MEDICI EVER DID. A senior curator at the National Gallery, he oversees the framing of the paintings. Leithauser thinks he has some idea of what happened at that Metro station.

”Giờ cứ cho là tôi sẽ lấy một trong những tuyệt tác trừu tượng của chúng tôi, ví dụ như một bức của Ellsworth Kelly, và bỏ nó ra khỏi khung, đi xuống 52 bậc cấp mà người ta đi lên để vào Phòng tranh Quốc gia, qua mấy cây cột lớn, và mang nó vào trong một nhà hàng. Đây là một bức tranh có giá 5 triệu đô. Còn kia là một trong những cái nhà hàng nơi mà người ta treo để bán những bức tranh nguyên bản được vẽ bởi mấy cậu trẻ chăm chỉ học ở trường Corcoran, và tôi sẽ treo bức tranh Kelly đó trên tường với biển đề giá 150 đô. Sẽ không có ai để ý đến nó. Một quản thủ nghệ thuật có lẽ sẽ nhìn lên và nói: “Này, cái tranh kia trông hơi giống tranh Ellsworth Kelly. Đưa giùm tôi lọ muối.”

“Let’s say I took one of our more abstract masterpieces, say an Ellsworth Kelly, and removed it from its frame, marched it down the 52 steps that people walk up to get to the National Gallery, past the giant columns, and brought it into a restaurant. It’s a $5 million painting. And it’s one of those restaurants where there are pieces of original art for sale, by some industrious kids from the Corcoran School, and I hang that Kelly on the wall with a price tag of $150. No one is going to notice it. An art curator might look up and say: ‘Hey, that looks a little like an Ellsworth Kelly. Please pass the salt.'”

Ellsworth Kelly, “Dark Blue Curve”

Ý ông Leithauser định nói là chúng ta đừng quá vội gọi những người qua lại bến tầu hôm đó là một lũ dốt không biết thưởng thức nghệ thuật. Hoàn cảnh có ảnh hưởng của nó.

Leithauser’s point is that we shouldn’t be too ready to label the Metro passersby unsophisticated boobs. Context matters.

Kant cũng nói đúng điều đó. Ông đã nghiên cứu cái đẹp một cách nghiêm túc: Trong cuốn Phê bình Quan điểm Mỹ học(3), Kant đã lý luận rằng khả năng cảm thụ cái đẹp của một người liên quan đến khả năng của người đó trong việc đưa ra quan điểm về đạo đức. Nhưng ở đây có một điều cần lưu tâm. Paul Guyer của trường University of Pennsylvania, một trong những học giả hàng đầu về Kant của Mỹ, đã nói rằng triết gia Đức thế kỷ 18 này cảm thấy rằng để có thể cảm thụ một cách trọn vẹn cái đẹp, các điều kiện quan sát phải tối ưu.

Kant said the same thing. He took beauty seriously: In his Critique of Aesthetic Judgment, Kant argued that one’s ability to appreciate beauty is related to one’s ability to make moral judgments. But there was a caveat. Paul Guyer of the University of Pennsylvania, one of America’s most prominent Kantian scholars, says the 18th-century German philosopher felt that to properly appreciate beauty, the viewing conditions must be optimal.

“Tối ưu,” Guyer nói, “không có nghĩa là đang trên đường đi làm, chú tâm vào bản báo cáo sắp phải nộp cho ông sếp, hay có thể giầy của anh không vừa chân lắm.”
“Optimal,” Guyer said, “doesn’t mean heading to work, focusing on your report to the boss, maybe your shoes don’t fit right.”

Vậy nếu Kant đã đứng ở bến Metro xem khi Joshua Bell biểu diễn cho một ngàn người thờ ơ đi qua thì sao?
So, if Kant had been at the Metro watching as Joshua Bell play to a thousand unimpressed passersby?

“Ông ấy chắc chắn,” Guyer nói, “sẽ không kết luận một chút gì hết về bọn họ.”
“He would have inferred about them,” Guyer said, “absolutely nothing.”

Và chỉ thế thôi.
And that’s that.

Ảnh lấy từ trang: http://thestifledartist.wordpress.com

Mỗi tội không phải chỉ thế thôi. Để thực sự hiểu xem điều gì đã xảy ra, bạn cần phải tour lại đoạn băng video và cho nó chơi lại từ đầu, bắt đầu từ đúng lúc mà cây mã vĩ của Bell lần đầu chạm vào các dây đàn.

Except it isn’t. To really understand what happened, you have to rewind that video and play it back from the beginning, from the moment Bell’s bow first touched the strings.

Da trắng, quần kaki, áo da, xách cặp. Ngoài 30 tuổi. John David Mortensen đang đi chặng cuối cùng của tuyến đường đi làm bằng xe bus và Metro hàng ngày từ
Reston. Anh đang đi lên trên cái thang cuốn. Đó là một quãng đường dài — 1 phút 15 giây nếu cứ đứng yên để thang chạy. Vì vậy, giống như phần lớn những người đi qua Bell ngày hôm đó, Mortensen đã nghe thấy rất nhiều tiếng nhạc trước khi anh ấy nhìn thấy người nghệ sỹ. Như phần lớn bọn họ, anh để ý rằng tiếng nhạc nghe khá hay. Nhưng khác với rất ít người trong số họ, khi đến đỉnh của thang cuốn, anh không phi vội qua như kiểu Bell là một thứ khó chịu cần phải tránh. Mortensen là người đầu tiên dừng lại, chính là cái cậu ở mốc 6 phút (trong video) đó.

White guy, khakis, leather jacket, briefcase. Early 30s. John David Mortensen is on the final leg of his daily bus-to-Metro commute from Reston. He’s heading up the escalator. It’s a long ride — 1 minute and 15 seconds if you don’t walk. So, like most everyone who passes Bell this day, Mortensen gets a good earful of music before he has his first look at the musician. Like most of them, he notes that it sounds pretty good. But like very few of them, when he gets to the top, he doesn’t race past as though Bell were some nuisance to be avoided. Mortensen is that first person to stop, that guy at the six-minute mark.

Không phải là anh ấy không có việc gì khác cần phải làm. Anh ấy là một người quản lý dự án cho một chương trình quốc tế ở Bộ Năng Lượng; vào ngày hôm đó Mortensen phải tham gia vào một cuộc họp hàng tháng về ngân khoản, không phải là phần việc thích thú nhất trong công việc của anh: “Chúng tôi phải xem xét lại những chi tiêu của tháng trước đó,” anh kể, “dự toán những chi tiêu cho tháng tiếp sau, nếu như chúng tôi có X đô la thì số tiền đó sẽ được chi cho việc gì, đại loại thế.”

It’s not that he has nothing else to do. He’s a project manager for an international program at the Department of Energy; on this day, Mortensen has to participate in a monthly budget exercise, not the most exciting part of his job: “You review the past month’s expenditures,” he says, “forecast spending for the next month, if you have X dollars, where will it go, that sort of thing.”

Trong băng video, bạn có thể thấy Mortensen đi lên khỏi thang cuốn và nhìn xung quanh. Anh ấy nhìn thấy người chơi vĩ cầm, dừng lại, rồi lại đi nhưng rồi lại bị kéo lại. Anh nhìn điện thoại xem lúc đó mấy giờ — còn 3 phút nữa anh mới phải đến chỗ làm — sau đó đứng tựa vào một bức tường và lắng nghe.

Ảnh của carf (Children at Risk Foundation)

On the video, you can see Mortensen get off the escalator and look around. He locates the violinist, stops, walks away but then is drawn back. He checks the time on his cellphone — he’s three minutes early for work — then settles against a wall to listen.

Mortensen chẳng biết gì sất về nhạc cổ điển; rock cổ điển là thứ cổ điển nhất mà anh ấy biết chút ít. Nhưng có cái gì đó trong thứ âm nhạc mà anh đang nghe đây khiến anh thực sự thích.

Mortensen doesn’t know classical music at all; classic rock is as close as he comes. But there’s something about what he’s hearing that he really likes.

Vào cái lúc Mortensen đến thì Bell đã bắt đầu chuyển sang phần thứ nhì của bản “Chaconne” (“Là cái lúc mà,” Bell nói, “khi bản nhạc chuyển từ một cung thứ trầm rợn sang một cung trưởng. Đoạn đó có một cảm giác siêu thoát, tôn giáo.”) Cây vĩ của người nghệ sỹ bắt đầu nhảy múa, nhạc trở nên nhộn nhịp, vui tươi, biểu lộ, rộng lớn hơn.

As it happens, he’s arrived at the moment that Bell slides into the second section of “Chaconne.” (“It’s the point,” Bell says, “where it moves from a darker, minor key into a major key. There’s a religious, exalted feeling to it.”) The violinist’s bow begins to dance; the music becomes upbeat, playful, theatrical, big.

Mortensen không biết gì về các cung trưởng hay thứ cả: “Chẳng biết là cái gì,” anh ấy nói, “nhưng nó làm tôi cảm thấy thanh thản.”

Mortensen doesn’t know about major or minor keys: “Whatever it was,” he says, “it made me feel at peace.”

Thế là lần đầu tiên trong đời, Mortensen đứng lại để nghe một nhạc sỹ đường phố biểu diễn. Anh đã ở lại đúng khoảng thời gian 3 phút mà anh còn trong khi 94 người khác đi nhanh qua. Khi anh phải rời đi để giúp lập kế hoạch ngân sách dự phòng cho Bộ Năng Lượng, lại có thêm một thứ lần đầu tiên nữa. Lần đầu tiên trong đời, dù không biết có gì đã xảy ra nhưng cảm giác được đó là một điều đặc biệt, John David Mortensen đã cho tiền một nhạc công đường phố.

So, for the first time in his life, Mortensen lingers to listen to a street musician. He stays his allotted three minutes as 94 more people pass briskly by. When he leaves to help plan contingency budgets for the Department of Energy, there’s another first. For the first time in his life, not quite knowing what had just happened but sensing it was special, John David Mortensen gives a street musician money.

(Còn tiếp)

*
Chú thích:

(1) Câu đố về cái cây ở trong rừng. Ở đây từ câu đố tác giả dùng từ koan, một loại câu đố lòng vòng, vô nghĩa hay tự mâu thuẫn kiểu như câu đố: Nếu Chúa có thể làm được tất cả mọi điều thì ông ấy có thể tạo ra một hòn đá nặng đến nỗi mà ông ấy không thể nâng lên được không? Hay câu đố: Tiếng của một bàn tay vỗ thì kêu như thế nào? Câu đố về cái cây hỏi rằng: Nếu một cái cây đổ ở trong rừng mà không có ai nghe thấy thì nó có gây ra tiếng động nào không? Khúc mắc ở đây là tiếng động. Tiếng động là cái mà ta nghe thấy khi có sóng âm đến tai – nếu không ai ở đó để nghe thì cái cây đổ cũng không có ai nghe thấy và vì thế sóng âm không thể hiện thực hóa thành tiếng động được – hay là có? Câu đầu của đoạn này sử dụng mô thức này để đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp của Bell “một nhạc sỹ giỏi chơi một thứ âm nhạc tuyệt vời nhưng nếu không ai nghe thấy thì có thực là nhạc sỹ này giỏi thật hay không?” – sự giỏi sự hay này có độc lập với người quan sát không?

(2) Medici – lãnh chúa cai quản Florence

(3) National Gallery – Phòng tranh của viện bảo tàng Smithsonian ở Washington

(4) Critique of Aesthetic Judgement

*

SOI: Một số hình trong bài Soi không tìm ra tên tác giả, bạn nào biết thì bổ sung giúp nhé. Cảm ơn các bạn.

*

Pearls before Breakfast:

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7)

Ý kiến - Thảo luận

22:09 Wednesday,19.2.2014 Đăng bởi:  Mimosa
Tâm lý thực là hay. Tác giả bài báo tuyệt vời quá. Bài báo tầng tầng lớp lớp, phục thật. Phải rất hiểu về nghệ thuật mới viết được như vậy. Bạn Gấu dịch hay ghê, mình học được nhiều. Cảm ơn bạn Gấu.

...xem tiếp
22:09 Wednesday,19.2.2014 Đăng bởi:  Mimosa
Tâm lý thực là hay. Tác giả bài báo tuyệt vời quá. Bài báo tầng tầng lớp lớp, phục thật. Phải rất hiểu về nghệ thuật mới viết được như vậy. Bạn Gấu dịch hay ghê, mình học được nhiều. Cảm ơn bạn Gấu.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả