|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữHọc dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3) 16. 02. 14 - 6:31 pmGene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịchĐỂ TỚI TRẠM METRO TỪ KHÁCH SẠN CỦA CHÀNG, một khoảng cách chừng ba quãng phố, Bell gọi một cái taxi. Không, chàng không tinh vi mà chàng cũng không lười: Chàng làm thế là để cho cây vĩ cầm của chàng. TO GET TO THE METRO FROM HIS HOTEL, a distance of three blocks, Bell took a taxi. He’s neither lame nor lazy: He did it for his violin. Bell luôn biểu diễn trên cùng một nhạc cụ, và anh từ chối dùng một cây đàn nào khác cho buổi biểu diễn này. Được gọi là cây đàn Gibson ex Huberman, nó được chế tác bằng tay bởi chính Antonio Stradivari trong cái “thời hoàng kim” của nghệ nhân người Italia, gần cuối đời nghề của ông, khi ông có thể kiếm được những loại gỗ vân sam, gỗ thích, gỗ liễu hảo hạng nhất, và khi mà kỹ thuật chế tác của ông đã đạt đến mức hoàn hảo. Bell always performs on the same instrument, and he ruled out using another for this gig. Called the Gibson ex Huberman, it was handcrafted in 1713 by Antonio Stradivari during the Italian master’s “golden period,” toward the end of his career, when he had access to the finest spruce, maple and willow, and when his technique had been refined to perfection. ”Kiến thức của chúng ta về âm thanh vẫn còn chưa toàn hảo,” Bell nói, “nhưng ông ấy, ông ấy thế nào đó cứ tự nhiên mà… biết.” Bell không gọi Stradivari bằng tên. Chỉ là “ông ấy”. Khi nghệ sĩ vĩ cầm cho người ta xem cây Strad của mình, anh hào hứng cầm cổ cây đàn, đặt nó lên trên một bên đầu gối. “Ông ấy đã làm nó với độ dày hoàn hảo ở mọi phần,” Bell nói, xoay xoay cây đàn. “Nếu người ta xén đi chỉ cần chừng một milimét gỗ ở bất kỳ chỗ nào, thì âm thanh sẽ bị lệch lạc đi hoàn toàn.” Đến giờ vẫn chưa có cây vĩ cầm nào có được âm thanh tuyệt hảo như một cây Strad từ thời 1710.” Mặt trước của cây vĩ cầm của Bell vẫn còn gần như hoàn hảo với thớ gỗ và nước bóng dầy, sâu. Mặt sau thì trông rất loạn, nước sơn bóng hơi đỏ đậm đã bị nhạt đi thành một mầu nhạt và nông hơn, và có chỗ đã trơ ra cả gỗ. The front of Bell’s violin is in nearly perfect condition, with a deep, rich grain and luster. The back is a mess, its dark reddish finish bleeding away into a flatter, lighter shade and finally, in one section, to bare wood. ”Cây này chưa từng được sơn lại,” Bell nói. “Nước sơn này là nước sơn nguyên thủy của ông ấy. Người ta nói nhiều rằng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào nước sơn. Mỗi người chế tác lại có một công thức bí mật của riêng.” Người ta cho rằng Stradivari đã làm ra nước sơn của ông từ một hợp chất cân bằng tuyệt vời của mật, lòng trắng trứng, và nhựa gum arabic từ các cây vùng hạ-Sahara. Cũng giống như cây đàn trong bộ phim “Cây Vĩ cầm Đỏ”, cây đàn này cũng có một quá khứ chứa đầy những bí mật và trò xấu chơi. Nó đã từng bị ăn trộm hai lần từ người chủ cũ nổi tiếng của nó, nghệ sỹ vĩ đại Ba Lan Bronislaw Huberman. Lần đầu tiên, vào năm 1919, nó biến mất khỏi phòng khách sạn của Huberman ở Viên nhưng lại được trả lại ngay sau đó. Lần thứ hai, gần 20 năm sau, nó bị thó mất từ phòng thay đồ của ông ở Cung biểu diễn Canergie Hall. Ông không bao giờ nhận nó lại được nữa. Chỉ đến năm 1985 thì tay trộm, một người chơi vĩ cầm ít tên tuổi ở New York, lúc cuối đời mới thú thật với vợ của ông ta và đưa cây đàn ra lại với đời. Like the instrument in “The Red Violin,” this one has a past filled with mystery and malice. Twice, it was stolen from its illustrious prior owner, the Polish virtuoso Bronislaw Huberman. The first time, in 1919, it disappeared from Huberman’s hotel room in Vienna but was quickly returned. The second time, nearly 20 years later, it was pinched from his dressing room in Carnegie Hall. He never got it back. It was not until 1985 that the thief — a minor New York violinist — made a deathbed confession to his wife, and produced the instrument. Bell đã mua cây đàn vài năm trước. Anh đã bán một cây Strad khác của mình và đi mượn số tiền còn lại. Người ta đồn giá cây đàn là 3.5 triệu đô. Tất cả những điều này là một lời giải thích dài để độc giả biết tại sao, trong buổi sáng giá lạnh tháng Giêng đó, Josh Bell lại đi taxi có ba quãng phố để đến tuyến Metro mầu Cam (1) và đi một chặng tầu để đến bến L’Enfant. * LẤY CHUẨN BẾN METRO MÀ XÉT THÌ BẾN L’ENFANT PLAZA TẦM THƯỜNG HƠN PHẦN LỚN CÁC BẾN KHÁC. Ngay cả trước khi bạn đến nơi, bến này cũng không được người ta tôn trọng tí nào. Mấy tay lái tầu gần như không bao giờ phát âm được tên bến cho chính xác: nào là “Leh-fahn.” “Layfont.” “El’phant.” (2) AS METRO STATIONS GO, L’ENFANT PLAZA IS MORE PLEBEIAN THAN MOST. Even before you arrive, it gets no respect. Metro conductors never seem to get it right: “Leh-fahn.” “Layfont.” “El’phant.” Ở trên đỉnh của các thang cuốn là một quầy đánh giầy và một ki-ốt bận rộn bán tạp chí, vé số và một tường đầy các tạp chí với các tên gọi như Mammazons và Girls of Barely Legal(3). Mấy tạp chí khiêu dâm bán được, nhưng chính cái máy bán vé số mới là bận rộn nhất, với khách hàng xếp hàng để mua lotto Daily 6 và Powerball cũng như miếng mồi nhử hạng nhất cho bọn dốt là những tờ giấy in các tổ hợp số ngẫu nhiên vờ như là dễ trúng nhất. Mấy tờ đó bán chạy lắm. Ở đó cũng có một cái máy kiểm tra kết quả nhanh để người ta thò vé vào sau khi quay số xem họ có trúng số không. Dưới đó là một đống những tờ vé nhàu nát trông thật bi thương. At the top of the escalators are a shoeshine stand and a busy kiosk that sells newspapers, lottery tickets and a wallfull of magazines with titles such as Mammazons and Girls of Barely Legal. The skin mags move, but it’s that lottery ticket dispenser that stays the busiest, with customers queuing up for Daily 6 lotto and Powerball and the ultimate suckers’ bait, those pamphlets that sell random number combinations purporting to be “hot.” They sell briskly. There’s also a quick-check machine to slide in your lotto ticket, post-drawing, to see if you’ve won. Beneath it is a forlorn pile of crumpled slips. Vào hôm thứ Sáu, 12 tháng Giêng, những người đứng đợi trong hàng chờ mua vé số để nhắm bắn một phát thực xa tới giải đặc biệt sẽ nhận được một món quà may mắn — một chiếc vé miễn phí, đứng sát gần một buổi biểu diễn của một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất thế giới — nhưng với một điều kiện là họ là dạng người chịu khó để tâm quan sát. Bell quyết định sẽ bắt đầu chơi với bản “Chaconne” từ giao hưởng Partita Số 2 cung D Thứ của Johann Sebastian Bach. Bell gọi bản nhạc này “không chỉ là một trong những bản nhạc vĩ đại nhất đã từng được viết ra, mà còn là một trong những thành quả vĩ đại nhất của bất kỳ người nào trong lịch sử. Nó là một bản nhạc hào hùng cả về mặt tâm linh và cảm xúc, với cấu trúc hoàn hảo. Hơn nữa, nó được viết cho độc tấu vĩ cầm nên là tôi sẽ không bị coi là lừa dối gì với một phiên bản nửa chừng xuân.” Bell không nói ra nhưng bản Chaconne của Bach còn được coi như một trong những bản nhạc cho vĩ cầm khó nhất để có thể chơi thành thục. Nhiều người đã thử nhưng ít kẻ thành công. Bản nhạc này dài chết người — 14 phút tất cả — và bao gồm chỉ một trường đoạn duy nhất, tách biệt, được chơi đi chơi lại hàng chục biến thể khác nhau để tạo ra một kiến trúc âm thanh phức tạp kinh hồn. Được sáng tác vào năm 1720, vào đêm trước của Kỷ nguyên Khai sáng Âu châu, nó được coi như một kỷ niệm chương cho tính quảng bác của khả năng con người. Bell didn’t say it, but Bach’s “Chaconne” is also considered one of the most difficult violin pieces to master. Many try; few succeed. It’s exhaustingly long — 14 minutes — and consists entirely of a single, succinct musical progression repeated in dozens of variations to create a dauntingly complex architecture of sound. Composed around 1720, on the eve of the European Enlightenment, it is said to be a celebration of the breadth of human possibility. Nếu bạn nghĩ là lời tán dương của Bell về bản Chaconne nghe có vẻ như hơi bị bốc phét quá thì hãy nghe những lời sau đây của nhà soạn nhạc thế kỷ 19 Johannes Brahms, trong một bức thư gửi tới Clara Schumann: “Trên cùng một khuông nhạc, cho một nhạc cụ nhỏ, ông ấy đã viết ra cả một thế giới những suy tưởng sâu sắc nhất và những tình cảm mạnh mẽ nhất. Nếu tôi tưởng tượng ra được rằng mình có thể tạo ra, hay có thể chỉ là vạch ra được nó ở trong đầu thôi, thì tôi nghĩ, chắc chắn là cái sự vui mừng thái quá, cái trải nghiệm sụt đất dưới chân này dễ làm tôi phát con mẹ nó điên lên mất.” If Bell’s encomium to “Chaconne” seems overly effusive, consider this from the 19th-century composer Johannes Brahms, in a letter to Clara Schumann: “On one stave, for a small instrument, the man writes a whole world of the deepest thoughts and most powerful feelings. If I imagined that I could have created, even conceived the piece, I am quite certain that the excess of excitement and earth-shattering experience would have driven me out of my mind.” Và đó chính là bản nhạc mà Bell sẽ chơi khởi đầu. Khi đã hứa là sẽ không coi rẻ cái buổi biểu diễn này, anh ấy rõ ràng là đã có thành ý: Anh đã chơi với một sự nhiệt thành của diễn viên biểu diễn thăng bằng trong rạp xiếc, toàn thân anh chìm đắm vào trong dòng nhạc và uốn cong lên trên mũi bàn chân với các nốt cao. Âm thanh gần giống như của một dàn nhạc giao hưởng, ngập tràn mọi chốn của khu chờ mái vòm giản đơn trong khi khách bộ hành vẫn diễu qua diễu lại. He’d clearly meant it when he promised not to cheap out this performance: He played with acrobatic enthusiasm, his body leaning into the music and arching on tiptoes at the high notes. The sound was nearly symphonic, carrying to all parts of the homely arcade as the pedestrian traffic filed past. Ba phút trôi qua trước khi có một điều gì đó xảy ra. Sáu mươi ba người đã đi qua khi mà, cuối cùng thì cũng có một sự đáng được coi là đột phá. Một người đàn ông trung niên xoay người trong một khoảnh khắc, ngoảnh đầu lại để để ý rằng có vẻ như có một thằng ôn nào đó đang chơi nhạc. Vầng, mặc dù ông ta lại đi tiếp nhưng đó vẫn đáng được coi như là một điều có ý nghĩa. Chừng nửa phút sau, Bell nhận được món tiền đầu tiên người ta cho. Một phụ nữ quăng xuống một đô la rồi đi biến mất. Phải đến chừng sáu phút sau khi buổi biểu diễn bắt đầu thì mới có một người đứng lại, dựa vào tường và lắng nghe. Mọi việc chẳng có lúc nào cải thiện được thêm hơn thế. Trong ba phần tư của một giờ đồng hồ mà Joshua Bell đã chơi nhạc, bẩy người đã dừng làm bất kỳ cái gì người ta đang làm để đứng quẩn quanh tham gia vào buổi biểu diễn trong ít nhất một phút. Như thế là còn 1070 người khác đã đi vội vã qua, thờ ơ, nhiều người chỉ đi cách có một mét, rất ít người thèm quay đầu lại dù chỉ để nhìn. Things never got much better. In the three-quarters of an hour that Joshua Bell played, seven people stopped what they were doing to hang around and take in the performance, at least for a minute. Twenty-seven gave money, most of them on the run — for a total of $32 and change. That leaves the 1,070 people who hurried by, oblivious, many only three feet away, few even turning to look. Khồng, thưa Thầy Slatkin, không hề có lúc nào có một đám đông cả, dù chỉ là một giây. Tất cả những việc này đều được quay phim lại bằng một camera giấu kín. Bạn có thể chơi lại đoạn băng này một lần hay 15 lần thì việc phải xem nó cũng không dễ dàng hơn chút nào. Cứ thử cho nó chạy nhanh lên và nó sẽ trở thành một trong những đoạn phim câm tông giật thời Đệ nhất Thế chiến. Người ta đi qua kiểu hài, nhảy nhảy đi đi, tay cầm cốc cà phê, điện thoại dí sát vào tai, thẻ ID va va vào bụng, một điệu nhảy danse macabre (4) nhẫn tâm của sự thờ ơn, sự trì trệ, và sự vội vàng mầu xám, cuốn chặt vào thành một khối của đời sống hiện đại. Dù thế nào đi nữa thì ngay cả ở tốc độ nhanh này, những chuyển động của nhạc công kéo đàn vẫn hài hòa và duyên dáng; anh ấy có vẻ như tách biệt với khán giả — không thấy được, không nghe được, như ở một thế giới khác — đến mức bạn sẽ tự hỏi là anh ấy có thực là đang ở đó không. Một hồn ma. Even at this accelerated pace, though, the fiddler’s movements remain fluid and graceful; he seems so apart from his audience — unseen, unheard, otherworldly — that you find yourself thinking that he’s not really there. A ghost. Chỉ khi đó bạn mới nhận thấy điều này: Anh ấy mới là người thực. Bọn kia mới là những hồn ma.
Còn tiếp * Chú thích của Gấu: (1) Các tuyến Metro ở DC được đặt tên theo các mầu: Đỏ, Vàng, Cam, Xanh dương, Xanh lục. * Pearls before Breakfast: - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7) Ý kiến - Thảo luận
19:21
Monday,17.2.2014
Đăng bởi:
Phúc Bồ
19:21
Monday,17.2.2014
Đăng bởi:
Phúc Bồ
Hay quá nhưng trớ trêu quá. Soi post nhanh những phần còn lại đi, đây không học tiếng Anh nhưng muốn đọc phần tiếng Việt xem cuối cùng thế nào.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp