|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữHọc dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5) 21. 02. 14 - 6:12 amGene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịch(Tiếp theo phần 1, 2, 3, và 4) TRONG BĂNG VIDEO CÓ SÁU THỜI ĐIỂM MÀ BELL CẢM THẤY ĐẶC BIỆT ĐAU ĐỚN KHI NHỚ LẠI: “Mấy lúc trớ trêu,” anh gọi những thời điểm đấy như vậy. Đó là những gì xảy ra ngay sau khi mỗi bản nhạc kết thúc: chẳng có gì xảy ra cả. Nhạc ngưng. Cũng những người đã không để ý anh đang chơi nhạc giờ cũng không để ý là anh đã ngừng chơi. Không ai hoan hô, không một sự công nhận nào cả. Thế nên Bell mới gãi ra một hợp âm ngắn, lởm — đối với một nghệ sỹ đang ngượng thì tương đương với kiểu nói, “À, vâng, thôi tôi đành chơi tiếp vậy nhá…” và anh bắt đầu chơi bản tiếp theo. THERE ARE SIX MOMENTS IN THE VIDEO THAT BELL FINDS PARTICULARLY PAINFUL TO RELIVE: “The awkward times,” he calls them. It’s what happens right after each piece ends: nothing. The music stops. The same people who hadn’t noticed him playing don’t notice that he has finished. No applause, no acknowledgment. So Bell just saws out a small, nervous chord — the embarrassed musician’s equivalent of, “Er, okay, moving right along . . .” — and begins the next piece. Sau bản “Chaconne” là bản “Ave Maria” của Franz Schubert, một bản nhạc đã làm cho những nhà phê bình ngạc nhiên khi nó được trình tấu lần đầu vào năm 1825: Schubert gần như không bao giờ bày tỏ những tình cảm tôn giáo trong các nhạc phẩm của ông, thế nhưng “Ave Maria” lại là một tuyệt phẩm chứa đầy lòng sùng kính đối với Đức Mẹ Đồng Trinh. Ở đâu ra cái sự sùng đạo bất ngờ đó thế? Schubert trả lời giản dị: “Tôi nghĩ đó là do việc tôi không bao giờ bắt ép mình phải có cảm giác tôn sùng và không bao giờ sáng tác ra những bản thánh ca hay nhạc cầu nguyện trừ phi sự sùng kính đó tràn vào lòng khi tôi không để ý; nhưng chính lúc đó thì nó mới là một sự sùng kính chân thành và đúng đắn.” Bản nhạc nguyện cầu này trở thành một trong những bản nhạc tôn giáo quen thuộc và trường tồn nhất trong lịch sử. Sau khi Bell đã bắt đầu chơi bản này được chừng vài phút, có một điều khai mở đã xảy ra. Một phụ nữ đi cùng đứa con tuổi tiền học đường của bà đi lên từ thang cuốn. Người phụ nữ rảo bước đi và vì thế đứa trẻ cũng phải bước nhanh cho kịp mẹ. Bà ấy dắt tay đứa trẻ. “Lúc đấy tôi đang vội,” Sheron Parker, giám đốc về IT của một cơ quan chính phủ, nhớ lại. “Tôi có một lớp đào tạo lúc 8.30, nhưng đầu tiên tôi phải đưa Evvie đến chỗ cô giáo của nó, rồi lại phải chạy vội về cơ quan, sau đó phải đi xuống chỗ khu đào tạo ở dưới tầng hầm.” “I had a time crunch,” recalls Sheron Parker, an IT director for a federal agency. “I had an 8:30 training class, and first I had to rush Evvie off to his teacher, then rush back to work, then to the training facility in the basement.” Evvie là con trai bà, tên đủ là Evan. Evan 3 tuổi Bạn có thể nhìn thấy Evan rất rõ trong đoạn băng video. Đấy là cái cậu nhỏ da đen xinh xắn mặc áo gió cứ gắng xoay sang để nhìn Joshua Bell trong khi mẹ cậu lôi cậu đi ra phía cửa. You can see Evan clearly on the video. He’s the cute black kid in the parka who keeps twisting around to look at Joshua Bell, as he is being propelled toward the door. “Có một nhạc công ở đó,” bà Parker kể, “và con tôi chắc thấy thích. Nó muốn kéo tôi lại để nghe, nhưng mà lúc đấy tôi làm gì có thời gian.” Vì thế Parker làm đúng cái việc mà bà ấy phải làm. Bà khéo léo chèn người vào giữa Evan và Bell, chặn luôn tầm nhìn của cậu con trai. Khi họ ra khỏi khu sảnh chờ, ta có thể thấy Evan cố nghển cổ lên nhìn. Lúc chúng tôi nói cho bà Parker biết bà đã bỏ qua việc gì, bà ấy cười. So Parker does what she has to do. She deftly moves her body between Evan’s and Bell’s, cutting off her son’s line of sight. As they exit the arcade, Evan can still be seen craning to look. When Parker is told what she walked out on, she laughs. “Evan thông minh lắm cơ!” Nhà thơ Billy Collins có lần nhận xét nửa đùa nửa thật là tất cả trẻ con đều được sinh ra với những hiểu biết về thơ, bởi vì những tiếng lụp bụp của tim mẹ trùng với vần nhịp của thể thơ iambơ(1). Sau đó, Collins nói, đời cứ từ từ bóp cổ nàng thơ trong mỗi chúng ta. Điều này có lẽ đúng với cả âm nhạc nữa. Không có một mẫu mực nào về chủng tộc hay nhân khẩu nào để phân biệt những người đã đứng lại để xem Bell, hay những người đã cho tiền, từ số đông những người đã vội vã đi qua hoàn toàn không để ý. Người trắng, người đen, hay người Á, trẻ hay già, nam hay nữ, đều được đại diện trong cả ba nhóm. Nhưng có một nhóm người mà hành vi luôn tuyệt đối nhất quán. Tất cả những lần nào mà một đứa trẻ đi ngang qua, cô hay cậu bé đó đều cố dừng lại để nhìn. Và tất cả những lần đó thì phụ huynh đều lôi đứa trẻ đi mất. There was no ethnic or demographic pattern to distinguish the people who stayed to watch Bell, or the ones who gave money, from that vast majority who hurried on past, unheeding. Whites, blacks and Asians, young and old, men and women, were represented in all three groups. But the behavior of one demographic remained absolutely consistent. Every single time a child walked past, he or she tried to stop and watch. And every single time, a parent scooted the kid away. NẾU NHƯ HÔM ĐÓ CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI ĐÁNG ĐƯỢC COI LÀ QUÁ BẬN ĐỂ CHÚ Ý ĐẾN NHẠC CÔNG VĨ CẦM, thì người đó chính là George Tindley. Tindley không vội vàng đi đến chỗ làm. Ông ấy đang ở chỗ làm. IF THERE WAS ONE PERSON ON THAT DAY WHO WAS TOO BUSY TO PAY ATTENTION TO THE VIOLINIST, it was George Tindley. Tindley wasn’t hurrying to get to work. He was at work. Cái cửa kính mà phần đông người ta phải đi qua để ra khỏi ga L’Enfant dẫn đến một khu mua sắm trong nhà, từ đó có các lối dẫn ra phố và các thang máy đi lên các tòa nhà văn phòng. Cửa hàng đầu tiên trong khu mua sắm này là một hiệu Au Bon Pain, cửa hiệu bán cà phê và bánh sừng bò, nơi mà Tindley, độ tuổi 40, mặc đồng phục trắng làm việc dọn bàn, mang thêm ra các túi muối tiêu, đi đổ rác. Tindley làm việc dưới con mắt cú vọ của mấy người quản lý, và ông ấy có nhiệm vụ phải năng động đi đi lại lại, và ông ấy làm đúng như thế. Nhưng cứ khoảng một phút hay hơn, cứ như bị lôi cuốn bởi một thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ông ấy, Tindley lại đi ra phía rìa của cửa hiệu Au Bon Pain, chân vẫn đứng trong cái lằn ranh giới, tức là vẫn như đang làm việc. Và ông ấy dướn ra ngoài, xa hết mức có thể, để nhìn tay vĩ cầm ở bên kia cửa kính. Lượng người đi bộ qua khá đều đặn nên những cánh cửa thường là mở. Âm thanh vì thế truyền qua khá rõ. But every minute or so, as though drawn by something not entirely within his control, Tindley would walk to the very edge of the Au Bon Pain property, keeping his toes inside the line, still on the job. Then he’d lean forward, as far out into the hallway as he could, watching the fiddler on the other side of the glass doors. The foot traffic was steady, so the doors were usually open. The sound came through pretty well. “Chỉ cần một giây là người ta có thể biết chú đó giỏi, rõ ràng là loại chuyên nghiệp,” Tindley nói. Ông ấy chơi đàn guitar, rất yêu âm thanh của nhạc dây, và không có một sự trân trọng nào cho một loại nhạc công nhất định nào. “You could tell in one second that this guy was good, that he was clearly a professional,” Tindley says. He plays the guitar, loves the sound of strings, and has no respect for a certain kind of musician. “Đa số người ta, chơi nhạc nhưng không cảm gì về nhạc,” Tindley nói. “Ấy mà, cái cậu đó cảm thấy âm nhạc. Cậu ấy chuyển động chuyển động. Chuyển động luôn vào trong những âm thanh.” “Most people, they play music; they don’t feel it,” Tindley says. “Well, that man was feeling it. That man was moving. Moving into the sound.” Cách đó chừng 30 mét, ở phía bên kia khu sảnh chờ, là hàng người chờ mua vé số, đôi lúc có đến 5-6 người xếp hàng. Những người này có thể nhìn Bell rõ hơn nhiều so với Tindley, nếu như họ chịu ngoảnh lại nhìn. Nhưng không có người nào làm được việc đấy. Không hề có ai trong suốt 43 phút. Họ cứ xếp hàng đi về phía cái máy đang nôn ra những con số. Mắt đắm đuối nhìn vào giải thưởng. J.T. Tillman cũng đứng trong hàng đó. Là một kỹ sư máy tính làm việc cho Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị, anh ta nhớ từng số một mà anh ta đã chơi ngày hôm đó — 10 số tất cả, mỗi số hai đồng, tổng cộng là 20 đô. Vậy mà anh ta không nhớ được gì về người nghệ sỹ vĩ cầm đã chơi ở đó. Anh ta nói lại rằng nhạc đấy nghe như nhạc cổ điển nói chung, kiểu như cái loại nhạc mà dàn nhạc trên tầu đã chơi trong phim “Titanic,” trước khi tầu đâm vào khối băng trôi. J.T. Tillman was in that line. A computer specialist for the Department of Housing and Urban Development, he remembers every single number he played that day — 10 of them, $2 apiece, for a total of $20. He doesn’t recall what the violinist was playing, though. He says it sounded like generic classical music, the kind the ship’s band was playing in “Titanic,” before the iceberg. “Tôi chẳng nghĩ chút gì về nhạc đấy cả,” Tillman nói lại, “chắc chỉ là một chú nào đó đang cố kiếm vài đồng.” Tillman đáng ra có thể cho người nhạc công một hai đồng, anh ta nói, nhưng anh ta đã tiêu hết tiền mặt vào vé số rồi. “I didn’t think nothing of it,” Tillman says, “just a guy trying to make a couple of bucks.” Tillman would have given him one or two, he said, but he spent all his cash on lotto. Khi được nói cho biết rằng anh ta đã keo kiệt với một trong những nhạc sỹ xuất sắc nhất thế giới, anh ta cười lớn. “Có bao giờ ông ấy đến chơi lại ở quanh đây không?” “Có, nhưng cậu sẽ phải trả khối tiền để nghe anh ta biểu diễn đấy.” “Mịa.” Tillman cũng chẳng trúng xổ số nốt. * * * Pearls before Breakfast: - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6) - Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7) Ý kiến - Thảo luận
19:46
Saturday,22.2.2014
Đăng bởi:
Mai
19:46
Saturday,22.2.2014
Đăng bởi:
Mai
Cảm ơn bạn Vũ, nói như bạn đề nghị nghe nó "trôi" hơn nhiều.
18:24
Saturday,22.2.2014
Đăng bởi:
Vũ
Theo ý của bạn Mai, nếu "Iambic meter là nhịp điệu thơ trong tiếng Anh kiểu một vần trầm đi trước một vần nhấn" thì sao không dịch có vẻ "chuyên ngành" rằng ""...bởi vì những tiếng lụp bụp của tim mẹ trùng với nhịp bằng trắc của thơ"?
...xem tiếp
18:24
Saturday,22.2.2014
Đăng bởi:
Vũ
Theo ý của bạn Mai, nếu "Iambic meter là nhịp điệu thơ trong tiếng Anh kiểu một vần trầm đi trước một vần nhấn" thì sao không dịch có vẻ "chuyên ngành" rằng ""...bởi vì những tiếng lụp bụp của tim mẹ trùng với nhịp bằng trắc của thơ"?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp