|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcTin-ảnh: Tượng để làm gì?30. 06. 15 - 6:21 amAsoca tổng hợp và dịchTượng đầu tiên là để triển lãm. Trong ảnh là một bức tượng đồng của Seward Johnson được bày trên Broadway (New York City) vào 24. 6. 2015. Triển lãm các tác phẩm của Johnson gồm 18 tượng đồng, sắp dọc theo Broadway, từ phố 36 tới phố 41. Ảnh: Andrew Burton
Tượng (to) còn để trang trí công viên. Trong ảnh: một công nhân đang cột thừng vào một bức tượng lớn sẽ dùng trong khu giải trí mới Lai Chi Kok (Lệ Chi – tức quả vải – cũng là tên một con sông ở Hong Kong). Lai Chi Kok, một thời từng là công viên giải trí lớn nhất tại đây, là nơi các gia đình cho con đến chơi vào dịp nghỉ, nay sẽ được mở lại sau 18 năm đóng cửa. Ảnh chụp hôm 23. 6 của Isaac Lawrence
Tượng để treo những thông điệp, như những bức tượng đây có treo mảnh giấy nhỏ ủng hộ người đồng tính, của một đám đông tụ tập trước Stonewall Inn. Đây là một quán rượu nổi tiếng của người đồng tính, cũng là “cái nôi” của phong trào đấu tranh cho đồng tính từ 1969, tại New York. Ảnh chụp ngày 26. 6. 2015 của Yana Paskova trong một cuộc tuần hành ăn mừng quyết định của Tòa Tối cao cho phép hôn nhân đồng giới trên khắp 50 bang nước Mỹ.
Tượng có khi để trút giận: Cáu sườn vì trong trận tứ kết Copa America 2015 vừa qua tại Santiago, cầu thủ Gonzalo Jara của đội Chile đã dùng “ngón tay Hopoate” chơi trò mất dạy với Edinson Cavani (Uruguay) khiến anh này tức quá vung tay lên lại, ăn luôn thẻ đỏ, ngày 26. 6. 2015, cổ động viên đội tuyển Uruguay đã sơn xanh lè những ngón tay của một bức tượng nổi tiếng trên bãi biển Punta del Este, 140km phía Đông Montevideo, do điêu khắc gia Chile Mario Irrazabal sáng tác năm 1981. Màu xanh chính là màu áo đội tuyển Uruguay. Ảnh: STR của AFP
Còn đây là tượng gốc. Ảnh từ trang này
Tượng là để lãnh đạo tặng nhau. Trong ảnh: Thủ hiến bang Karnataka (Ấn Độ) Karnataka Siddaramaiah (phải) tặng một bức tượng của Mahatma Gandhi cho thủ hiến bang Andhra Pradesh là N Chandrababu Naidu trong cuộc gặp các thủ hiến bang tại một phiên họp của Swachh Bharat Mission ở Bangalore vào 24. 6. 2015. Ảnh: Manjunath Kiran
Tặng nhau tượng Mahatma Gandhi vì ông có câu nói nổi tiếng: “Vệ sinh quan trọng hơn độc lập”. Có người ví, cuộc chiến với vấn đề vệ sinh ở Ấn Độ là cả một thiên anh hùng ca (mãi vẫn chưa xong). Swachh Bharat Mission là một chiến dịch do chính quyền Ấn Độ phát động, với mục đích cốt lõi là làm cho Ấn Độ tới 2019 là hết nạn ỉa bậy và ở dơ. Biện pháp: giữ cho sạch không gian công cộng, làm nhiều nhà vệ sinh ở nơi công cộng và nhà riêng. Chiến dịch đã được phát động vào 2. 10. 2014, đúng dịp kỷ niệm 145 năm ngày sinh của Mahatma Gandhi. Ảnh: Bãi ỉa đồng chung của một xóm. Ảnh từ trang này
Swachh Bharat Mission biết đây là một việc rất khó khăn, vì vấn đề không phải là thiếu toilet (đã có mà người ta có dùng đâu); vấn đề là thay đổi “sở thích” này, vì với nhiều người dân quê Ấn, ỉa bậy là một cái thú, kết hợp cả tán gẫu nữa chứ! Trong bức hình đồ họa này, thuộc một chương trình tuyên truyền do UNICEF tài trợ, ta thấy hai bãi phân to đón du khách ngay chân cầu thang, cho thấy Ấn Độ không thể là một nơi tươi đẹp nếu ở đâu cũng đầy phân. * Bạn Đặng Thái sau khi đọc bài đã viết cmt sau, Soi xin đưa luôn vào bài cho liền mạch: “… Câu chuyện này vốn rất nổi tiếng trong giới người nước ngoài làm việc tại Ấn Độ, xin dùng để minh họa cho mẩu tin cuối bài: Ngoại trưởng Hoa Kỳ sang thăm chính thức Ấn Độ. Hai người đồng cấp của hai nước cùng ngồi trên xe từ sân bay về trụ sở Bộ ngoại giao Ấn Độ. Xe chạy qua cánh đồng, ông Mỹ chợt thấy rất nhiều bóng người lấp ló trong bụi rậm hai bên đường bèn nói ông Ấn Độ: Ông Ấn Độ đáp: Ông Mỹ không tin: Ông Ấn Độ bực: Noại trưởng Mỹ thò súng qua cửa kính làm chục phát hết cả băng đạn. Kết quả: hơn chục nông dân Ấn đang… đi ngoài bị thiệt mạng. Ông Ấn Độ cay lắm, quyết tâm đợi lần sau đi Mỹ trả thù. Năm sau, trên đường từ sân bay về Bộ ngoại giao Mỹ tại Washington D.C, ông Ấn Độ thấy một bóng người thấp thoáng trong lùm cây, bèn nói: Ông Mỹ đưa ngay khẩu súng: Sáng hôm sau, tất cả các tờ báo lớn của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đồng loạt đưa tin sốc: “Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ đã bị sát hại dã man trong khi đang làm nhiệm vụ!” Ý kiến - Thảo luận
8:34
Wednesday,1.7.2015
Đăng bởi:
lc
8:34
Wednesday,1.7.2015
Đăng bởi:
lc
em xin có ý kiến với bác Thái: sửa chữ " đi ngoài" thành "đi đồng", nghe hay và đúng ngữ cảnh hơn. Nói bị đi ngoài hơi ngiêng về bị Tào tháo rượt đó !!!
22:14
Tuesday,30.6.2015
Đăng bởi:
admin
@ Đặng Thái: Cảm ơn chuyện bạn kể, Soi đã cho luôn vào đuôi bài để tiện đọc rồi.
...xem tiếp
22:14
Tuesday,30.6.2015
Đăng bởi:
admin
@ Đặng Thái: Cảm ơn chuyện bạn kể, Soi đã cho luôn vào đuôi bài để tiện đọc rồi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp