Chính trị

Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà 04. 07. 16 - 6:02 am

Sáng Ánh

Cô Tamara Chalabi trong bài trước của Soi thuộc thành phần nghệ thuật giòng “ái nữ” và danh phận thế giới, một phần là nhờ vào gia tộc, phần còn lại là nhở ở tài năng không thể chối cãi. Cô là con gái của Ahmed Chalabi, thủ tướng hụt lên hụt xuống của Iraq và người chủ chốt trong việc Hoa Kỳ xâm lăng quốc gia này và lật đổ chế độ Saddam Hussein.

Tamara Chalabi và thân phụ là Ahmed Chalabi. Hình từ trang này

Thuộc về giòng này có thể kể đến bà Isabel Allende, là nhà văn hàng đầu của tiếng Tây Ban Nha và cháu ruột của tổng thống Salvador Allende, bị quân phiệt lật đổ 1973 tại Chile và tử thủ chết trong dinh. Tại Pháp, nhà văn Mazarine Pingeot được “phát hiện” là con riêng của tổng thống Francois Mitterand khi ông qua đời và mẹ con cô xuất hiện trong tang lễ.

Từ phải qua: Tình nhân của tổng thống François Mitterrand là bà Anne Pingeot, con gái của hai người là cô Mazarine Pingeot. Vợ tổng thống là bà Danielle Mitterrand, quàng khăn trắng, tại đám tang tổng thống, năm 1996.

Tại Pakistan, có nhà thơ Fatima Bhutto là cháu của tam đại thủ tướng Benazir Bhutto nhưng lại có hiềm khích với bà dì. Hình như là ông dượng (chồng bà Benazir, sau là tổng thống Asif Ali Zardari, tục gọi là “Phu quân 10%” vào thời vợ ông trị nước), chính ông này là người ra lệnh ám sát em vợ là Murtaza Bhutto vì bất đồng chính kiến và tranh chấp quyền lực.

Quang cảnh khi Murtaza Bhutto bị bắn trước cửa nhà ông ở số 70 Clifton, năm 1996.

Gần đây (2013-2016), trong lãnh vực nhiếp ảnh và phim tài liệu, còn thấp thoáng cô Moska Najib, con gái của vị chủ tịch nước sau cùng của Afghanistan vào thời Xô-viết là Mohammad Najibullah. Ông cầm quyền thời Liên Xô chiếm đóng, khi Liên Xô rút đi, ông giải tán đảng Cộng sản và tuyên bố Afghanistan trở thành một Cộng hòa Hồi giáo nhưng cũng không khỏi chết thảm khi Taliban vào thủ đô. Từ chối mấy bận không di tản (dù là di tản sang khu vực khác tại ngay trong nước), Najibullah bị Taliban hành hạ, thiến (!) rồi kéo lê sau xe con trước khi treo cổ ngoài đường.

Cựu chủ tịch Mohammad Najibullah (quần trắng) bị hành quyết

Cha của cô Tamara Chalabi may mắn hơn, ông qua đời vì bịnh tim vào năm ngoái, trong khi chờ đợi có dịp chấp chánh trở lại (tình hình tại Iraq thế này thì biết đâu, Saddam mà còn sống dám chính Hoa Kỳ mời trở lại làm lãnh tụ). Cô Tamara Chalabi cũng may mắn hơn, không phải lưu vong và mưu sinh như cô Moka Najib (tại Ấn Độ). “Và cuộc sống lang thang xứ người” của cô là London, Beirut (nơi ông Chalabi dung thân sau khi chuyển 288 triệu USD của ngân hàng ông làm chủ tịch tại Jordan vào trong túi riêng).

Ông Ahmed Chalabi và con gái là cô Tamara Chalabi. Hình từ trang này 

“Nhiều cay đắng xót xa giữa đời”* của cô là nữ sinh nội trú tại Oxford, cử nhân đại học Brown ở Mỹ, thạc sĩ Cambridge và tốt nghiệp tiến sĩ sử học tại Harvard. “Nào ngờ đâu tương lai mờ lối”** của cô là được trở về sống nép bóng cha tại nước nhà (tại ông làm mưa làm gió, không nép bóng ông thì nó tạt ướt cả người, chết chửa). Như cha, như ông nội và ông cố nội của cô trước đó, cô trở thành lãnh đạo trong lãnh vực của cô là nghệ thuật: Chủ tịch của Ruya Foundation, một tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận.

Ai Weiwei và Tamara Chalabi cùng xem ảnh cho triển lãm « Traces of Survival » (2015. Ảnh: Ruya Foundation

“Đến bây giờ một mình đơn côi”*** của cô là đồng-quản lý của nhà Iraq tại Biennale Venice. Những lần trước tại Venice, Ruya đã lọt chân với chủ đề “Vẻ đẹp tiềm ẩn” (Hidden beauty). Sang năm, cô nhanh bước phát biểu là phải bảo vệ nghệ thuật Iraq trước sự đe dọa diệt nghệ thuật của IS (Quốc gia Hồi giáo). Cô thật là tài, IS thì mếch lòng tất cả mọi người, chẳng riêng gì giới nghệ sĩ Tây phương.

Ảnh chụp có sắp đặt của Akam Shex Hadi tại gian triển lãm của Iraq ở Venice Biennale, chụp người dân từ một cộng đồng bị IS tấn công, với dây vải đen cuộn dưới chân.

Tài viết văn của cô thì nghe đâu có thực. Chuyện thuật “Late for tea at the Deer Palace” (Muộn dùng trà tại Dinh Con nai vàng) không ngơ ngác mà đằm thắm dựng lại lịch sử cận đại của Iraq, dưới góc nhìn trìu mến của một danh gia vọng tộc và phú gia địch quốc, tức là gia đình của cô.

Bìa sách của Tamara Chalabi

Tất nhiên, đây không phải là góc nhìn của tá điền nô dịch dưới chế độ quân chủ (“Anh không đòi trà”) cũng như không phải là góc nhìn của 500.000 trẻ em chết đói và chết bệnh trong thời gian cấm vận hay 1 triệu rưỡi người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh xâm lăng bởi lý do được dựng đứng bởi thân phụ Ahmed.

*
(1), (2), (3): Ca từ “Gót hồng thôi hết phiêu du” 

 

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

11:37 Monday,11.7.2016 Đăng bởi:  SA
@ bạn DIM
chế độ tá diền trước cách mạng 58 ở Iraq rất ngặt nghèo, tá điền không được bảo vệ bởi bộ hình luật quốc gia. Thí dụ, bạn ở thành phố, cướp của luật phạt 3 đến 5 năm tù. Nhưng bạn ở nông thôn, luật nhà nước ko áp dụng mà là luật của các hội đồng bộ tộc, tức là luật của địa chủ, muốn xử sao cho đẹp thì xử.
cuốn sách của cô Tamar
...xem tiếp
11:37 Monday,11.7.2016 Đăng bởi:  SA
@ bạn DIM
chế độ tá diền trước cách mạng 58 ở Iraq rất ngặt nghèo, tá điền không được bảo vệ bởi bộ hình luật quốc gia. Thí dụ, bạn ở thành phố, cướp của luật phạt 3 đến 5 năm tù. Nhưng bạn ở nông thôn, luật nhà nước ko áp dụng mà là luật của các hội đồng bộ tộc, tức là luật của địa chủ, muốn xử sao cho đẹp thì xử.
cuốn sách của cô Tamara mang tựa " Muộn dùng trà tại Dinh con nai" thì tô vẽ lại cuộc sống vương giả của bà nội cô vào thời tiền cách mạng nhưng tá điền của họ này (và các địa địa chủ Iraq) nào có dùng trà mà chỉ biết kéo cày! 
18:23 Sunday,10.7.2016 Đăng bởi:  Dim
Sao lại gọi ông này là "Tá điền không dùng trà" bác Sáng Ánh?
...xem tiếp
18:23 Sunday,10.7.2016 Đăng bởi:  Dim
Sao lại gọi ông này là "Tá điền không dùng trà" bác Sáng Ánh? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả