Bàn luận

Bạn chọn lối nào: Không còn hình nữa là trừu tượng? Chắt được tinh chất là trừu tượng? 10. 11. 12 - 9:38 am

Nguyễn Đình Đăng - Phó Đức Tùng

 SOI: Tiếp diễn cuộc tranh luận về khái niệm trừu tượng (trong hội họa), đây là cmt trong bài Trừu tượng = trừu cái tượng? hay tượng nó trừu? Tuy nhiên, bạn nào muốn đi đến cùng cần đọc thêm bài Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? Cảm ơn hai anh Nguyễn Đình Đăng và Phó Đức Tùng đã rất kiên nhẫn và chu đáo trong cuộc thảo luận này.

 

Orange, Red, Yellow (Cam, Đỏ, Vàng) của Marth Rothko

 

Quan điểm của PHÓ ĐỨC TÙNG:

– Picasso nói, mọi hội họa đều phải có xuất phát từ vật thể, và quá trình làm hội họa là lược bớt hay rút bỏ hình tượng của vật thể đó… Nhưng việc rút bỏ hình tượng của vật thể này phải nhằm tới việc tạo ra một thứ tinh khiết hơn, chứ không phải một loại công việc vô tri vô giác hay cơ học thuần túy, kiểu như đơn giản là bỏ bớt vài bộ phận.

Không phải cứ không có hình thì đã là abstract. Không có hình mới chỉ là nonfigurative thôi. Muốn là abstract phải có essence (tinh chất), bất kể là essence của sự vật, hay là của một tình cảm, quan điểm.

– Không có hội họa trừu tượng thực sự, mà chỉ có các mức độ trừu tượng khác nhau, tương ứng với độ tinh chế của ý tưởng, đồng thời là mức độ xa với hình mẫu ban đầu. Và khi mức độ trừu tượng đạt tới mức mà không còn nhận ra hình mẫu ban đầu, hoặc dấu vết của hình mẫu đó không còn là trọng tâm của tác phẩm nữa, thì người ta gọi là hội họa trừu tượng.

– Cái tinh chất của vật thể, sự kiện là gì là điều rất mơ hồ và rộng, bởi thế có rất nhiều tranh cãi về tranh trừu tượng. Mỗi người có thể diễn đạt, cảm nhận cái tinh chất đấy một khác.

– Tuy nhiên việc nỗ lực tạo ra bất kỳ một loại tinh chất gì và tài năng làm việc đó cũng có thể gây ra một sự đồng cảm về độ đậm đặc của thông điệp, cho dù nội dung cụ thể của thông điệp đó là gì, và đó là điều khiến một bức abstract có được sự rung cảm của nhiều người, mặc dù mỗi người có thể giải thích nó một cách khác.

 

Một bức của Frank-Stella vẽ năm 1967

 

Quan điểm của NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG

Tôi lại không nghĩ như vậy.

Xuất phát điểm của tôi trong vụ này là cách hiểu nghĩa đen của 2 chữ Hán-Việt “trừu tượng”, chứ không phải hội họa trừu tượng là gì. Tuy nhiên tranh luận đã đi sâu vào nội dung thứ hai.
 
Trên phương diện đó, tôi tóm tắt tất cả các cmt trong series này lại thành 3 options như sau:
 
A. trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh. Vậy hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại” những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm.
 
B. trừu nghĩa là rút ra, loại bỏ; tượng nghĩa là hình ảnh (của vật trong thế giới khách quan). Vậy hội họa trừu tượng là cái còn lại sau khi mọi hình ảnh liên quan tới vật trong thế giới khách quan đã bị loại bỏ.
 
C. trừu nghĩa là chắt lọc; tượng có nghĩa như (B). Vậy hội họa trừu tuợng là hội họa chỉ giữ lại trong tranh hình ảnh được chắt lọc từ hình ảnh của vật trong thế giới khách quan.
 
Theo tôi,

Option (A) không đúng ở 2 chỗ:
i) hiểu sai nghĩa đen của từ “trừu” trong chữ Hán. Trừu là “rút ra” chứ không phải là “giữ lại”,
ii) cho rằng họa sĩ giữ lại hình ảnh trong mình, mà không để vào tranh. Thực ra họa sĩ giữ lại hình trong tâm hay quên hẳn nó đi là điều không đóng vai trò gì ở đây. Cái người ta quan tâm ở đây là cái gì còn lại trong tranh, chứ không phải còn trong họa sĩ.
Nhưng A) đúng ở kết quả cuối cùng: Trong tranh không còn hình nữa.
 
Option (B) là quan điểm của tôi: đúng theo cả nghĩa đen của chữ Hán trừu, lẫn nghĩa của kết quả: trong tranh không còn hình nữa.
 
Option (C) đúng trong việc hiểu 1 nghĩa đen của chữ Hán trừu, nhưng sai trong việc hiểu hội họa trừu tượng.
 
2) Hội họa trừu tượng một cách tuyệt đối có nghĩa là trong nó không còn vết tích gì của vật thể từ thế giới khách quan nữa. Không phải chắt lọc để giữ lại cái tinh túy mà là loại bỏ hoàn toàn, loại bỏ hết, kể cả cái gọi là bản chất của vật thể nếu có.
 
Vì thế, tác phẩm duy nhất của hộihọa trừu tượng gần với tuyệt đối từng tồn tại từ trước tới giờ là Các bức tranh trắng  của Robert Rauschenberg, vì trong tranh gần như không còn gì nữa: không hình, không màu (màu trắng thực ra vừa không phải là màu vừa là tổng hợp của tất cả các màu – nó là nothingness – hư vô), không đường nét. Tại sao tôi nói “gần như”? Bởi vì khi treo tranh lên, bề mặt trắng của nó vẫn còn phản quang ánh sáng và bóng đổ từ môi trường xung quanh và có thể đổi màu tùy theo ánh sáng trong phòng, tức còn cho ta liên tưởng tới hiện thực xung quanh.

Tranh Trắng của Rauschenberg

 
Nhưng như vậy cũng có nghĩa rằng hội họa trừu tượng tuyệt đối là tận cùng của hội họa, là cái chết của hội họa. Quá trình vẽ các loại tranh trừu tượng là loại bỏ hình thế nào để đạt cái tuyệt đối của trừu tượng. Một khi đạt được cái tuyệt đối đó thì cũng không còn hội họa nữa. Điều này cũng tương tự triết lý của Sigmund Freud:
“Mục đích của toàn bộ cuộc sống là cái chết.”

 

*

Bài liên quan:

– Hội họa Trừu tượng: người đẹp trăm tuổi 
– Trừu tượng = trừu cái tượng? hay tượng nó trừu ? (cập nhật 1)
 
– Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (cập nhật 2 và kết thúc)

– Bạn chọn lối nào: Không còn hình nữa là trừu tượng? Chắt được tinh chất là trừu tượng?

– Nếu không có “essence”, Pollock hơn hải cẩu Tuần Châu ở chỗ nào?

– Bài 1: Trong hang động của Platon
 
– Nguyên bản “Dụ ngôn về cái hang”, phần 1
 
– Bài 2: Khái niệm “đẹp” của Platon

– Nguyên bản “Dụ ngôn về cái hang” – phần 2

Ý kiến - Thảo luận

8:58 Sunday,11.11.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1) Tôi không hề nói "Picasso phản đối abstract art theo nghĩa là nonfigurative";
 
2) Tôi cũng chưa bao giờ nói "vật chất không có essence";
 
3) Tôi không tìm được từ "tiệm cận" trong câu: "Họ có thể không bao giờ đạt tới một sự trừu
...xem tiếp

8:58 Sunday,11.11.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1) Tôi không hề nói "Picasso phản đối abstract art theo nghĩa là nonfigurative";
 
2) Tôi cũng chưa bao giờ nói "vật chất không có essence";
 
3) Tôi không tìm được từ "tiệm cận" trong câu: "Họ có thể không bao giờ đạt tới một sự trừu tượng tuyệt đối (...) , nhưng trong quá trình tiến tới lý tưởng đó, họ có thể sáng tạo ra những tác phẩm đáng giá." Từ "tiến tới" không đồng nghĩa với từ "tiệm cận". Nhưng giả sử tôi có viết "tiệm cận" thay cho "tiến tới" đi chăng nữa thì cũng không có gì sai. Hình vuông hay hình đa giác ngoại tiếp một hình tròn có thể được coi là các tiệm cận của hình tròn, ở mức độ khác nhau, nhưng không bao giờ là hình tròn.
 
Bất chấp mọi cố gắng của tôi, vấn đề đọc-hiểu không thể nào được giải quyết bằng vài comments,  Nó cần thời gian, nỗ lực và sự cầu thị (nếu có) của mỗi cá nhân. Một bài đăng tại Soi gần đây có đầu đề đại loại là "Nếu thầy (hay Phật gì đó) không giảng nữa, mà đèn của ta tối thì làm thế nào?". Câu trả lời của tôi là: Thì ta phải tự lo làm sao cho đèn của ta sáng hơn (như thay bóng đèn, thay bấc, đổ thêm dầu, hay cùng lắm là vứt quách cái đèn dầu đáng thương và cổ lỗ sĩ đó đi mà thay bằng đèn điện 100, 200, 500 w, chẳng hạn). Còn nếu đến cả việc đó mà ta cũng không làm được thì chắc là phải ráng mà chịu chứ còn biết làm sao bây giờ?
 

 
0:18 Sunday,11.11.2012 Đăng bởi:  pho duc tung
anh Đăng
nỗ lực tranh luận cuối cùng của em về vấn đề này.
anh nói, Picasso phản đối abstract art theo nghĩa là nonfigurative, và theo trích dẫn của anh thì ông cho rằng nếu hiểu abstract art như vậy thì thứ nhất là không thể tồn tại, và thứ hai là vô nghĩa. vậy thì ta chỉ có thể rút ra 2 kết
...xem tiếp
0:18 Sunday,11.11.2012 Đăng bởi:  pho duc tung
anh Đăng
nỗ lực tranh luận cuối cùng của em về vấn đề này.
anh nói, Picasso phản đối abstract art theo nghĩa là nonfigurative, và theo trích dẫn của anh thì ông cho rằng nếu hiểu abstract art như vậy thì thứ nhất là không thể tồn tại, và thứ hai là vô nghĩa. vậy thì ta chỉ có thể rút ra 2 kết luận
1- Picasso nói linh tinh, và không hiểu vì sao anh trích lời ông ta
2- Picasso nói có lý, vậy thì không thể hiểu abstract art đơn thuần là nonfigurative, mà phải tìm cách hiểu nó khác đi, nếu có giải thích nào khác. Bằng không thì phải coi đó là một khái niệm thiếu căn cứ, một sai lầm tập thể mà sau sự phân tích đúng đắn của Picasso thì không đáng bàn nữa.
3- Đúng theo định nghĩa của anh là không thể "lược bớt" hình, mà phải "bỏ tất" thì mới là abstract, cũng như lập phương không thể là nón, vậy thì đã là abstract thì phải là tuyệt đối, không thể có thứ abstract tương đối. Việc nói các nghệ sỹ có khả năng tiệm cận abstract là sai, vì ngay cả tranh trắng cũng vẫn chưa tuyệt đối.
4- Anh nói nghệ sỹ có thể làm ra tác phẩm abstract theo tiêu chuẩn thuần túy nonfigurative có giá trị mà không hề cần essence, vì vật chất không có essence, vậy anh giải thích giá trị của một tác phẩm abstract nằm ở đâu, làm sao cảm nhận được nó. Nói cách khác, Pollock hơn hải cẩu Tuần Châu ở chỗ nào? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả