Nghệ sĩ Việt Nam

Đi xem TODAY (phần 2): các tác phẩm trình diễn, sắp đặt, và điêu khắc21. 09. 16 - 6:00 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo bài 1)

1.

Đầu tiên là tác phẩm tương tác của nghệ sĩ Vũ Bạch Liên với tên gọi “Hồi Sinh”

Lời giới thiệu về tác phẩm:

“Tác phẩm trình diễn này tiếp tục là một khám phá mới của nghệ sĩ Vũ Bạch Liên trong mạch sáng tác các tác phẩm đồ họa của mình từ năm 2012 cho tới nay về chủ đề Cuộc đời dưới hình thức Vân tay.

“Hồi sinh” là quá trình tìm kiếm, hàn gắn và kết nối những mảnh số phận bị ruồng bỏ và lãng quên…

“Không cuộc đời nào là bỏ đi“Không sự tồn tại nào là lãng phí

Trước khi bước vào triển lãm, bạn sẽ được các cộng tác viên phát cho một “tờ vân tay” như thế này

… và một tờ giấy nhỏ có lời nhắn nhủ:

“’Số phận’của một ai đó đang nằm trong tay bạn

“Hãy tác động lên ‘cuộc đời’ của họ theo cách nào đó mà bạn muốn.

“Xin hãy đem những chiếc vân tay bạn nhận được về không gian của ‘Hồi sinh’ – tác phẩm trình diễn của nghệ sĩ Vũ Bạch Liên tại TODAY.

“Thời gian trình diễn: liên tục trong 10 ngày, từ ngày 18. 9 tới ngày 28. 9. 2016”

Và sau đó bạn muốn làm gì với nó cũng được. Trong ảnh là một người đang xâu những que tăm lên vân tay

 

Sau khi từng người “xử lí” xong vân tay, họ sẽ đem vứt vào cái sọt ở khu vực trình diễn.

 

Sọt đầy những vân tay được vứt vào.

 

Sau buổi khai mạc, Vũ Bạch Liên bắt đầu màn trình diễn của mình. Chị lấy những miếng vân tay bị vứt bỏ với muôn hình vạn trạng, dán lên mặt sau của vân tay và sau đó dán lên tấm nền trắng sau lưng.

 

Rất nhiều người lúc này mới hiểu rõ về tác phẩm, và tham gia vào tác phẩm.

 

Bức tranh sẽ dần được hoàn thiện.

Càng ngày càng nhiều những tờ vân tay với nhiều hình dạng khác nhau.

Tác phẩm của Vũ Bạch Liên sau ngày trình diễn đầu tiên.

Còn rất nhiều vân tay chờ được xuất hiện.

Bên cạnh đó, có những dấu vân tay mang theo những lời tâm sự.

2.

Tác phẩm tổng hợp “Giấc mơ 1” và “Giấc mơ 2” của Phạm Hồng. Chất liệu: Video, trình diễn và sắp đặt “Váy cưới, trầu không”. Toàn bộ tác phẩm là trên phông đen, với váy cưới loang màu trầu không (hơi giống máu khô trong mấy bộ phim ma) và hai màn hình tivi chiếu những giấc mơ của Phạm Hồng.

 

Hai giấc mơ là hình ảnh Phạm Hồng mặc váy cưới và nhai trầu ở hai bối cảnh khác nhau.

 

Chị cố gắng nhồi nhét những miếng trầu cho đến khi bị nôn ọe ra tấm váy cưới.

 

Tấm váy cưới bị nhuộm trầu.

3.

Tác phẩm sắp đặt “Bên trong – Sắp đặt sợi” của Nguyễn Duy Mạnh.

 

Những sợi len cuộn thành những hình thù kì quái đủ màu sắc

 

Cá nhân tôi thấy tác phẩm sắp đặt này hơi giống một cái bao tử.

ĐIÊU KHẮC

Tác phẩm điêu khắc “Chuyến đi 960” của Trần Trọng Tri. Chất liệu: Thép không gỉ, gỗ, sơn – 189 x 90 x 50cm

 

“Tam Bạc” của Nguyễn Viết Thắng. Chất liệu: gốm.

 

“Phẫu thuật” của Lương Đức Hùng. Chất liệu: nhựa. Kích thước: 90 x 90cm

 

Cận cảnh tác phẩm.

 

“Tỷ phú đỏ” của Đặng Xuân Trường. Chất liệu: ảnh in kỹ thuật số, khổ 150 x 150cm

 

“Vũ điệu” của Trần An. Chất liệu: Sắt hàn – 108 x 128 x 80cm

 

“Ruột con châu chấu” của Lê Giang. 40 x 40 x 15cm

 

Từ trên nhìn xuống, con châu chấu cổ vàng.

 

“Hậu chiến” của Thái Nhật Minh. Chất liệu: Nhôm đúc. Đa kích thước.

 

Tác phẩm là những hình nhân kì quái với đủ các kích thước khác nhau, đa phần những đôi chân đứng với nhiều tư thế khác nhau. Bên trong ô chữ nhật trắng thì các hình nhân có vẻ đều đặn hơn được xếp đều nhau, bên ngoài nền đen thì rất loạn, không theo trật tự gì.

 

“Cấu trúc mầm” của Trần Thức. Chất liệu tổng hợp. 185 x 140 x 255cm

 

“Mr Nguyễn Thị” của Nguyễn Văn An. Chất liệu tổng hợp. 45 x 60cm

 

“Phố cũ” của Lương Trịnh. Chất liệu đá. 98 x 32 x 32cm

 

Mặt bên kia của tác phẩm “Phố cũ”.

 

“Chuyện cua” của Kù Kao Khải. Chất liệu tổng hợp

 

Mặt sau của tác phẩm. Tôi thấy tác phẩm này khá dễ thương.

 

“Suối nguồn” của Hoàng Mai Hiệp. Chất liệu: gỗ, nhôm đúc, dây thép. Đa kích thước. Đây là một tác phẩm mà cá nhân tôi thấy rằng “giá như không có lời giới thiệu”.

 

Lời giới thiệu: “Lấy cảm hứng từ cấu trúc cây phả hệ của các dòng họ ở nông thôn, tôi muốn thể nghiệm một hình thức khác của điêu khắc trong khả năng liên kết với các không gian kiến trúc đa dạng. Các phù điêu đúc nhôm chân dung đàn ông, đàn bà nông thôn được treo trong những hộp gỗ gắn kết dàn trải trên bức tường lớn, sắp xếp không theo trật tự. Mỗi chiếc hộp là một gương mặt, thân phận, cá thể trống rỗng, những khối hộp chồng lẫn, hỗn loạn, lẩn khuất, có là sự phản ánh của những quan hệ chồng chéo phức tạp giữa con người và con người?!”

 

Tác phẩm được trẻ con thích nhất trong triển lãm: “Om Mani Padme Hum” của Nguyễn Đức Phương. Chất liệu gỗ, đồng, màu tự nhiên. 200 x 200 x 300cm

 

Căn phòng của họa sĩ mang lại một cảm giác hồn nhiên đến kì lạ. Vài ba miếng gỗ thừa, hay khung cửa sổ bỏ đi nào đó đều được họa sĩ tái chế lại và đưa những hình minh họa rất đáng yêu.

 

Những bức vẽ vừa rất dân gian và cũng rất đương đại.

 

Mặt sàn thì được “chơi” rất tự nhiên.

 

Ở mỗi góc còn có những bức tượng đất đáng yêu.

 

Tượng đất trên hộp thư báo.

Hôm nay xin tạm dừng với các tác phẩm điêu khắc, tương tác và sắp đặt, để mai tiếp tục với tác phẩm hội họa trong TODAY nhé.

Phần tiếp theo: các tác phẩm hội họa trong Today

Ý kiến - Thảo luận

23:31 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn IQABC, chúng mình đã sửa lỗi mà bạn chỉ ra trong thư bạn gửi. Cảm ơn bạn nhiều.
...xem tiếp
23:31 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn IQABC, chúng mình đã sửa lỗi mà bạn chỉ ra trong thư bạn gửi. Cảm ơn bạn nhiều. 
22:51 Wednesday,21.9.2016 Đăng bởi:  admin
@ Nguyễn Viết Thắng: Soi đã sửa lại rồi, cảm ơn bạn.
...xem tiếp
22:51 Wednesday,21.9.2016 Đăng bởi:  admin
@ Nguyễn Viết Thắng: Soi đã sửa lại rồi, cảm ơn bạn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp