Đi & Ở

Bạn đã đứng dưới bóng mát của một cây măng cụt chưa? 12. 02. 13 - 6:57 am

Đoàn Minh Phượng

Blue Nothingness II. Ảnh: Đoàn Minh Phượng


Tôi luôn nhớ rằng chính hình ảnh là thứ giết chết huyền thoại. Mỹ nhân (diễn viên, hoa hậu, người mẫu) càng đẹp thì chụp ảnh càng nhiều, chụp đủ kiểu, treo đầy khắp nơi, chạy đâu cũng không thoát. Còn đâu những mơ màng về một người đẹp mà nếu nàng rửa lông mày thì chết cá ao nhà ai.

Rồi có khi thời đại máy ảnh kỹ thuật số cũng giết chết văn chương. Văn chương bắt đầu ở đây: con gái đi Hà Tây nhìn thấy một cái cây không biết tên; về nhà con gái cố tả lại cái cây đó cho mẹ nghe và hỏi cây đó cây gì. Nhưng con gái có điện thoại di động máy ảnh 5 megapixel nên con gái sẽ đưa máy lên chụp cái cây, về nhà không mất công nhớ lại, không mất công tìm cách nào tả lại cái cây ấy làm sao cho mẹ cũng đứng trong buổi chiều đó trên cánh đồng đó nhìn cái cây với mình.

Con gái không học cách dùng lời để tả một cái cây, thì cũng không biết cách nhớ lại tâm trạng và cảm xúc của mình lúc đứng đó trong độ nghiêng đó của ánh nắng, lúc trời có một chút gió và mây bay rất cao.

Hồi đó cô tôi lấy chồng ở Lái Thiêu. Khi cô về chơi, chúng tôi hỏi cây măng cụt như thế nào. Tôi không còn nhớ lời cô tả, nhưng lạ lùng thay tôi lại nhớ rất rõ những cây có lá dầy và to, màu xanh mướt, đứng ở dưới bóng mát rất mát, trong những khu vườn đầy lá khô phủ bên trên mặt đấp thấp và ẩm ướt. Những cây đó tôi chưa thấy bao giờ nhưng tôi đã đứng trong không gian đó, lúc đó và nhiều năm về sau, trong khu vườn của cô tả. Hôm nay có bạn ngoài Hà Nội hỏi tôi cây măng cụt như thế nào, thì tôi nói Ơ, không biết vào google mà google hay sao? A picture is worth a thousand words. Thật không? Không. Chúng tôi không cần phải tưởng tượng, nên cũng mất đi đôi chút huyền thoại làm cho thế giới mơ màng và êm ái hơn. Chúng tôi không cần phải nhớ lại gì cả, đã có google làm cho. Bây giờ gặp người quen không biết nói chuyện gì. Hôm qua gặp một cô đi học London về, đáng lẽ có bao nhiêu thứ làm tôi tò mò. Nhưng tôi không hỏi gì cả và cô không kể gì cả. Ơ, không biết vào google mà google hay sao?

*

Bài này từ blog của Đoàn Minh Phượng, với sự cho phép của tác giả. Soi xin cắt một câu đầu vì link mà câu ấy dẫn không tìm thấy.

Ý kiến - Thảo luận

16:07 Wednesday,20.2.2013 Đăng bởi:  Trần Quang Lu
Chụp ảnh cũng là hành động của sự tưởng tượng thôi. Nói hay viết cũng là thế. Con người thông qua hành động để chứng minh sự tồn tại của mình. Tại sao lại phải chứng minh? Vì bản chất con người là hư vô, mà cuộc đời thì lại là một sự phi lý.
 
Cây măng cụt thực sự c&oac
...xem tiếp
16:07 Wednesday,20.2.2013 Đăng bởi:  Trần Quang Lu
Chụp ảnh cũng là hành động của sự tưởng tượng thôi. Nói hay viết cũng là thế. Con người thông qua hành động để chứng minh sự tồn tại của mình. Tại sao lại phải chứng minh? Vì bản chất con người là hư vô, mà cuộc đời thì lại là một sự phi lý.
 
Cây măng cụt thực sự có phải là cây măng cụt đâu, nó là sản phẩm của hành động của sự tưởng tượng con người. Mọi sự vật khi đã được gọi tên không còn hoàn toàn là nó trước đây nữa, nó đã mất đi sự vô tư trong trắng của mình.
 
Gặp người quen không biết nói gì thì cần gì phải nói gì :D. Ơ, sao lại cần phải nói gì nhỉ? 
17:44 Sunday,17.2.2013 Đăng bởi:  TV

Nói như vầy thì chính xác hơn:
Thuở máy ảnh và ảnh chụp mới ra đời có người tưởng nó sẽ giết chết hội hoạ.
Thuở TV mới ra đời nhiều người tưởng nó sẽ giết chết cinéma.
Cuối cùng chẳng có "thế lực thù địch nào" giết chết hội hoạ cả. Hội hoạ chết bởi
...xem tiếp

17:44 Sunday,17.2.2013 Đăng bởi:  TV

Nói như vầy thì chính xác hơn:
Thuở máy ảnh và ảnh chụp mới ra đời có người tưởng nó sẽ giết chết hội hoạ.
Thuở TV mới ra đời nhiều người tưởng nó sẽ giết chết cinéma.
Cuối cùng chẳng có "thế lực thù địch nào" giết chết hội hoạ cả. Hội hoạ chết bởi chính các hoạ sĩ vẽ không ra gì. Phim nhựa ở đâu đó thoi thóp vì người viết kịch bản, đạo diễn chỉ đạo và diễn viên diễn xuất không ra gì, đến nỗi có người tức khí vọt trào mà thành thơ:
Ngồi buồn cúi xuống ngắm ...,
Còn hơn vào rạp xem phim nước mình.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả