Ở Đâu - Làm Gì

Không gian/giới hạn của Phan Quang: Chắc phải đến xem tận nơi mới hiểu 27. 02. 13 - 8:05 am

Thông tin từ Sàn Art

 

 

Sàn Art trân trọng mời bạn đến dự buổi khai mạc Không gian / Giới hạn, một triển lãm cá nhân của Phan Quang

Thời gian: 18 giờ, thứ Năm, ngày 28. 2. 2013
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 25. 4. 2013
Địa điểm: Sàn Art, 3 Mê Linh, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

 
Không gian / Giới hạn là một triển lãm nghệ thuật về những tập quán, kì vọng và khát khao trong xã hội đương thời. Truyền thông đại chúng, suy tưởng truyền thuyết và lề thói văn hóa, hay cách nghĩ về phân bậc tầng lớp đang ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta thế nào? Từ nhạc K-Pop chiếu trên ti vi trong phòng khách mỗi nhà, định hướng hôn nhân trong gia đình, cách phân bố đô thị theo luồng di chuyển trong thành phố đang sống, cho tới khao khát hưởng thụ tiêu dùng xa xỉ hay chuyến nghỉ mát cuối tuần ở những thiên đường du lịch – những nghi thức sống này không xa lạ gì đới với các cộng đồng xã hội đương thời trên thế giới; nhưng những hành vi đó được điều chỉnh, tiếp thị để rồi biến thành khuôn mẫu trong thế giới chúng ta như thế nào? Việc sống như một phần của tập thể hay cộng đồng có ảnh hưởng như thế nào? Làm sao một cá nhân có thể duy trì căn nguyên của mình giữa một cộng đồng, trong khi vừa tìm kiếm sự đổi mới khỏi những gì người ta đã làm hay đã tin tưởng? Đối với Phan Quang, người nghệ sĩ say mê với sức mạnh dẻo dai, hiểu biết và kỹ năng của tầng lớp lao động, cụ thể là cộng đồng nông nghiệp canh tác đông đảo ở Bảo Lộc, mà anh cùng sống và làm việc chung; chính chất liệu ‘mum’ – một loại tre nứa và cách sử dụng nó của cộng đồng này, trở thành nguồn tham khảo ẩn dụ và mang tính lịch sử cho nghệ thuật của Phan Quang.

Rộng khắp khu vực châu Á, mum là vật liệu có sức bền, chịu lực cao, sử dụng trong công trình xây dựng, bàn ghế và đồ mỹ nghệ. Chúng còn xuất hiện dưới dạng đan lát, như các cái chuồng hình vòm chụp xuống, dùng làm lồng nhốt gà hay thấy ở góc đường, thành thị lẫn nhà quê. Cấu trúc đó được Phan Quang xem như ‘nhà di động’, đóng vai trò quan trọng trong cuộc triển lãm này. Bằng điêu khắc và sắp đặt cỡ lớn với nhiếp ảnh – những quần thể đó biến đổi đáng kể lối vào Sàn Art, Phan Quang mô phỏng lại biểu tượng một căn nhà và giới hạn trong nó. Bất kể dù những căn nhà di động này đặt ở đâu, liệu hành vi của chúng ta có thích nghi với những điều kiện địa phương hay chúng ta lại đem những giới hạn của tập quán cũ tới nơi chốn mới? Những tập quán này quyết định giá trị và nguyên tắc của chúng ta như thế nào; và chúng ta có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn sự khác biệt văn hóa – xã hội?

Phan Quang phát biểu, “Ý tưởng của tôi về ‘giới hạn’ là câu chuyện cá nhân, tìm hiểu những giới hạn mà tôi đã định ra cho bản thân từ thói quen và hành vi hàng ngày của mình. Làm sao tôi có thể cải biến giới hạn đó để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn? Với triển lãm này, tôi làm những cái chuồng tre trông giống như chuồng chim hay chuồng gia cầm. Những vật thể đấy ẩn dụ những thử thách thị giác đối với cách hiểu của tôi về không gian cá nhân, mái nhà, nơi tôi thuộc về và cảm thấy tự tin nhất. Kiểu cấu trúc này gợi đến cá thể xã hội của tôi, cá thể bị ảnh hưởng và tác động bởi truyền thông đại chúng, lòng tham vật chất, bởi truyền thuyết, hình ảnh mơ mộng và giấc mơ trong đầu tôi, kháng cự lại cộng đồng tôi đang sống và làm việc trong đó, nơi chốn tôi tới và những tập quán xã hội tôi lặp đi lặp lại. Nơi khát khao và thực tế giao nhau có thể tác động tới nhân sinh quan và ý thức của bất kì ai; nó có thể hữu dụng nhưng cũng có thể khiến cho người ta cảm thấy bị tách biệt chủ quan. Tôi muốn khơi dậy ý thức của bản thân và cách tôi giao tiếp với thế giới, có khi những chiếc lồng chung quanh tôi sẽ bị dỡ bỏ và trở thành đám vật chất rỗng xốp có thể vượt qua dễ dàng.”

*

Phan Quang sinh năm 1976 tại Bình Định, hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh học Kinh tế học, tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP.HCM năm 1999, sau đó làm việc cho nhiều nhiếp ảnh gia có tiếng, trước khi khởi sự studio nhiếp ảnh thương mại ‘Stop & Go’ vào năm 2004. Bị lôi cuốn bởi sức mạnh của nhiếp ảnh như một phương tiện có khả năng vừa gây nhiễu loạn vừa phản ánh sự thật, Phan Quang thực hành nghệ thuật cũng bao gồm cả điêu khắc, sắp đặt và video, thường được kiến tạo với sự hợp tác mật thiết với những nghệ nhân và nông dân địa phương ở Bảo Lộc.

Tác phẩm của anh từng được triển lãm cá nhân tại Phòng tranh Quỳnh, TP.HCM năm 2010, và gần đây nhất trong triển lãm nhóm tổ chức bởi Quỹ nghệ thuật Kadist, San Francisco, Hoa Kỳ và Bảo tàng mỹ thuật TP.HCM, Việt Nam năm 2012; Institute Francais ở Campuchia và Bảo tàng Kumho, Hàn Quốc năm 2011.

 

*

Bài về Phan Quang:

– Ảnh của Phan Quang: Một cách ghi nhật ký 
– 28. 2: KHÔNG GIAN – GIỚI HẠN

 

Ý kiến - Thảo luận

19:03 Wednesday,27.2.2013 Đăng bởi:  Cook Noon
Đặc điểm của các phòng triển lãm Việt Kìu là luôn luôn có một statement đuổi khách. Đọc xong khỏi muốn đến coi luôn. Hàn lâm không ra hàn lâm, lù mà lù mù toàn khái niệm. Nghệ thuật gì mới đọc đã thấy mỏi mệt. Đường Sài Gòn thì xa, đọc lời
...xem tiếp
19:03 Wednesday,27.2.2013 Đăng bởi:  Cook Noon
Đặc điểm của các phòng triển lãm Việt Kìu là luôn luôn có một statement đuổi khách. Đọc xong khỏi muốn đến coi luôn. Hàn lâm không ra hàn lâm, lù mà lù mù toàn khái niệm. Nghệ thuật gì mới đọc đã thấy mỏi mệt. Đường Sài Gòn thì xa, đọc lời giới thiệu là thấy oải. Tôi đọc statement nào của Sàn Art và Quỳnh Gallery cũng thấy chán ngăn ngắt, mà tác phẩm có khi lại rất là hay. Thật là uổng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả