|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngThế nào mà triển lãm “MAP Global Art” thất bại đến vậy? Hãy trách các chủ ngân hàng 12. 03. 13 - 12:58 pmBen Davis – Hoàng Lan dịch
* Triển lãm mới mở No Country: Contemporary Art for South and Southeast Asia (Không quốc gia: Nghệ thuật Đương đại cho Nam Á và Đông Nam Á) của bảo tàng Guggenheim, là một show triển lãm nhìn xa trông rộng một cách tham lam – vừa đại diện cho “một mô hình giám tuyển mới” (theo lời Nancy Spector, phó giám đốc bảo tàng) vừa “muốn chúng ta đánh giá lại vùng này (Nam Á, Đông Nam Á) cũng như những quốc gia nằm trong đó” (theo lời June Yap, giám tuyển triển lãm). Trong lúc triển lãm Gutai survey (Bản khảo sát Gutai, cũng của Guggenheim) có nhiều thứ để xem và là sự kiện có ý nghĩa hơn nhiều, thể theo bất kỳ thước đo nghệ thuật nào, thì với chưa đầy 30 tác phẩm, triển lãm No Country đây thật nghèo nàn, nằm khuất nẻo tại một trong những gallery phụ bên hông tòa nhà do Frank Lloyd Wright thiết kế. Tuy nhiên, đối với các sếp của bảo tàng, ta có thể đoán rằng dự án UBS lại là một nhiệm vụ quan trọng hơn; bởi trên hết thảy, nó giúp họ đúc nên một mô hình mới nhằm lôi kéo các đối tác kinh doanh.
No Country là triển lãm đầu tiên trong 3 triển lãm được cùng đứng tên và được tài trợ bởi Ngân hàng Thụy Sĩ (Swiss Bank) – cái ngân hàng mới phải trả 2 tỷ USD tiền phạt vì đóng vai trò chủ mưu trong xcăng-đan ‘chỉnh sửa giá lãi suất LIBOR’, và hiện đang nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ vì dám tiếp tay cho nhiều vụ trốn thuế. Triển lãm tiếp theo sẽ khảo sát vùng Mỹ Latin, sau đó là triển lãm về Trung Đông và Bắc Phi. Như đã định rõ, “Nam Á và Đông Nam Á” bao gồm nhiều quốc gia đa dạng, từ Ấn Độ khổng lồ – nước dân chủ đông dân nhất thế giới, đến Singapore – một thành phố/đất nước nhỏ bé nhưng quốc tế hóa, nơi nhiều người miêu tả là có “nền dân chủ độc đoán”; rồi đến Myanmar – nơi chỉ vừa đang khập khiễng trỗi dậy từ một trong những chế độ độc tài quân sự dai dẵng. Trưng bày kiểu này chẳng khác gì việc gộp Mỹ, Iceland, và Cuba vào chung một bản khảo sát vùng. Nói cho đúng, có khi còn tệ hơn thế: tính hết thảy, những vùng đất mà triển lãm No Country khám phá đang chứa hơn 2.5 tỷ người. Nghĩa là khoảng 40% dân số toàn thế giới. Cách duy nhất – xin nhắc lại là duy nhất – giúp chúng ta hiểu nổi show triển lãm này là nhìn nó qua lăng kính của các tập đoàn kinh doanh, dùng để tìm những “thị trường mới đang nổi lên”. “Ngày trước, chúng tôi tập trung vào việc định vị thương hiệu và tạo sự thân thiện cho thương hiệu,” Björn Wäspe – trưởng ban tài trợ của UBS – mới đây nói với tờ IEG Sponsorship Report về những chân trời mới mà họ mở ra được nhờ sáng kiến triển lãm MAP. “Những thứ đó vẫn quan trọng, nhưng ngày nay, tạo ra mối làm ăn cũng rất quan trọng.” UBS mở ví tiền để làm nhà tài trợ, và đáp lại, bảo tàng Guggenheim dâng cho UBS đúng kiểu triển lãm có ích nhất đối với nhu cầu của họ. Chậc, thôi cũng được. Nhưng những gì nhà tài trợ muốn là một chuyện, những gì các chuyên gia tài năng hành xử với “yêu cầu vắn tắt” ấy là chuyện hoàn toàn khác. Bạn có thể cảm được một sự giằng co ngay trong cái tên triển lãm (No Country) – về căn bản là thừa nhận tính ngớ ngẩn của việc thực hiện một kiểu ‘khảo sát vùng’ bao trọn cả khu vực rộng lớn đến nhường ấy của hành tinh (mà lại chỉ bỏ ra chưa tới 1 năm để nghiên cứu và xây dựng toàn bộ dự án!) Dẫn cánh báo chí đi một vòng triển lãm, giám tuyển June Yap nhấn mạnh rằng bảo tàng chọn nghệ sĩ tham gia dựa theo cách anh ấy (hay cô ấy) bất tuân những khuôn mẫu của quốc gia họ sống. Trong khi đó, “tính lai tạp” và “tính du mục” lại chính là những khuôn mẫu của công tác giám tuyển đương đại; và sự phụ thuộc quá đáng vào cách đánh tráo khái niệm này chỉ làm dấy lên câu hỏi mà triển lãm cố tránh né, đó là: đám nghệ sĩ này đang cùng nhau làm gì vậy kìa? Về cơ bản, tiền đề cho việc giám tuyển của No Country dường như là chữ “Hử?”. Trong triển lãm, họa sĩ Aung Myint bày một bức tranh lấm tấm vàng thanh nhã. Lời chú thích cho biết họa sĩ này là người tiên phong của nghệ thuật đương đại ở Myanma, và cái vòm trắng ở trung tâm bức tranh diễn tả một địa điểm lịch sử quan trọng. Nghệ sĩ Singapore Tang Da Wu bày một công trình lạ, kết hợp những chiếc bàn lẫn vật dụng có tỷ lệ khác thường lại với nhau. Tác phẩm chỉ trở nên dễ hiểu khi ta nhận thấy rằng nó liên quan đến một câu chuyện cổ tích của Trung Quốc, và hình dạng của nó nhìn giống một chú dê con đang bú sữa… Hai tác phẩm trên đều rất cuốn hút. Nhưng tác phẩm này thì liên quan gì đến tác phẩm kia? Có gì không? Không liên quan gì hết à? Đối với khách xem thông thường của bảo tàng, làm cách nào để việc quẳng các tác phẩm vào một mớ hổ lốn này lại không đưa đến kết quả là kéo tất cả về thành một khuôn mẫu “phương Đông” thường thấy? Chẳng phải triển lãm này cũng đang cổ súy cho sự “lấy phương Tây làm trung tâm” mà chúng ta đang ráng chống lại sao? Những nhược điểm đó không phải là lỗi của nghệ sĩ. Ở đây, họ chỉ là những con cờ ở. Xét về một triển lãm, No Country vừa rối rắm vừa gây cụt hứng – nhưng trong show cũng có vài tác phẩm cá nhân tốt. Ví dụ như dự án của nhóm nghệ sĩ Propeller Group ở Việt Nam, đặt hàng một công ty quảng cáo để sáng tác một video giúp họ tái xây dựng Chủ nghĩa Cộng Sản. Dự án này sẽ không mới nếu ai đã từng xem triển lãm “Những kẻ bất khả cai trị” tại New Museum, nhưng đây là một tác phẩm thông minh.
Rồi họa sĩ Navin Rawanchaikul, anh đã xuất hiện trong vài cuộc biennials quốc tế; nhưng các bức tranh to như biển quảng cáo billboard – vốn lấy cảm hứng từ những đồ họa phim Bollywood sặc sỡ để thuật lại câu chuyện nhập cư của anh – vẫn đem lại cảm giác mới mẻ. Thực ra, một triển lãm solo cho bất cứ nghệ sĩ nào trong số này hẳn cũng sẽ thỏa mãn hơn, và làm tỏ rõ văn hóa của họ hơn là cái chúng ta đang xem ở đây. Thay vì làm một cuộc tụng ca những truyền thống đặc thù này của nghệ thuật, người ta có cảm giác như thể, một lần nữa, UBS đang lũng đoạn cuộc chơi.
* Bài liên quan: – 22. 2: Trần Lương và Trương Tân tại Guggenheim, New York Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|