Nghệ sĩ thế giới

Moving Image năm thứ ba: Vẫn chưa có Việt Nam tham gia? 13. 03. 13 - 7:01 am

Theo Art Info – Hải Hà lược dịch

“The Shortest Video Art Ever Sold” (2013) của Various Artists. Ảnh: Micah Schmidt

Bước vào năm thứ ba, các nhà sáng lập Moving Image (Hội chợ Video Art đương đại) là Edward Winkleman và Murat Orozobekov vẫn tiếp tục “tinh chỉnh” công thức tiến hành hội chợ, thoát bớt khỏi những màn hình treo dọc các bức tường của nơi vốn là vũ trường Tunnel cũ, dành chỗ cho những sắp đặt không gian của các gallery đến từ mọi nơi: từ các thành phố trên nước Mỹ, tới những vùng “ngoại vi xa xôi” như Helsinki, Estonia, và Rio de Janeiro.

Một góc hội chợ Moving Image.

Lúc nào chúng tôi cũng muốn có một hỗn hợp các gallery quốc tế cùng tham gia Moving Image,” Orozobekov nói với phóng viên. “Cho đến nay, khách tham gia là khách mời, và chúng tôi có hẳn một hội đồng giám tuyển quốc tế. Mô hình hội chợ này rất tuyệt cho các gallery nước ngoài tham dự, vì phí vận chuyển gần như là không mất gì.”

Chi phí thấp, đặc biệt thấp so với các hội chợ nghệ thuật thông thường, cũng có nghĩa là mô hình Moving Image sẽ dễ xuất khẩu hơn rất nhiều. Cho nên cặp đôi Orozobekov và Winkleman đã sinh thêm một phiên bản Moving Image Anh quốc, hồi tháng Mười 2011, diễn ra song hành với Frieze London, và hiện họ đang nghe ngóng để mở rộng Moving Image ra thêm nữa (ở các nước khác, thành phố khác).
 
Một số thành phố đã tiếp cận chúng tôi, đề nghị tổ chức các phiên bản Moving Image địa phương,” Orozobekov nói. “Chúng tôi đang xem xét các đề nghị từ Sao Paulo, Hong Kong, và Istanbul. Ed và tôi sẽ cùng ngồi xuống, khảo sát kỹ càng hơn sau khi hội chợ này ở New York bế mạc.”

Năm nay, nhiều tác phẩm trong Moving Image đã chạm tới (và vượt ra khỏi) ranh giới giữa video art và phim. Hai sắp đặt gần ngay mặt tiền hội chợ của Ted Victoria (nghệ sĩ “gà” của nhà Schroeder Romero), đã biến những điêu khắc động (kinetic sculptures) thành những “real-time projections – dịch là gì nhỉ?” vui vui: Bottoms Up (Chổng ngược, 2012), là một đài phun nước tí hon làm bằng một chai vodka loại hay có trong những minibar của khách sạn, giá 4.800USD/cái (có ba bản tất cả)…

Ted Victoria, “Bottoms Up,” 2012

 

Chi tiết chai vodka Smirnoff được dùng trong “Bottoms Up” .

… và Is Anyone Home? (Có ai ở nhà không?, 1999), là một cái lò ấp tôm khỉ biển (sea monkey) biến thành một hộp đèn cỡ một cái nhà kính, giá 48.000USD (có một bản độc nhất). Tác phẩm này khi trưng bày quá hấp dẫn, khiến cho nghệ sĩ Victoria thế là nắm được một suất triển lãm ở bảo tàng. Một giám tuyển từ bảo tàng Heckscher muốn anh làm một dự án đơn cho họ.

Ted Victoria, “Is Anyone Home,” 1999

 

Chi tiết lò ấp tôm sea monkey được dùng trong sắp đặt “Is Anyone Home”.

Trong lúc đó, El Museo del Barrio của New York mang đến hai tác phẩm tham vọng nhất về mặt kỹ thuật trong năm nay của Edin Vélez. Tác phẩm Re/Action Part 1 (2013) là một cú lia máy dài một đám đông ở Coney Island, làm bằng vài trăm hình tĩnh với kỹ xảo morphing tinh tế. Tác phẩm Mistaken Identities ReMix Box (2010) là hình ảnh cũng theo kiểu comic và tự nhiên như thế, của vô số người đi xuống một cái thang cuốn. Đây là một sự tiếp đoạt tác phẩm của Duchamp, chắc cũng là để kỷ niệm 100 năm Armory Show 1913.

Edin Vélez, “Re/Action Part 1,” 2013

 

Edin Vélez, “Mistaken Identities ReMix Box,” 2010

Tuy nhiên, tác phẩm “vui” nhất của hội chợ là của Finnish duo Tellervo Kalleinen và Oliver Kochta-Kalleinen, với dự án Complaints Choir (Dàn đồng ca than thở?) của họ là tập họp những “ca sĩ dân thường” vừa hát vừa kể lại nỗi bực tức, đau buồn của họ trong những không gian công cộng, ở các thành phố trên khắp thế giới. Lần này, trong Complaints Choir Chicago là những ca sĩ của Windy City (một cách gọi Chicago do thành phố này gần hồ lớn, rất nhiều gió) đứng dưới bóng râm bức tượng “Cloud Gate” của Anish Kapoor, rống lên những câu kiểu, “bầy sóc béo phì quái vật của thành thị tận diệt vụ cà chua ở sân sau nhà tôi”…

Tellervo Kalleinen và Oliver Kochta-Kalleinen, “Complaints Choir of Chicago”.

Một vài nghệ sĩ khác lại chơi đùa với thể loại trừu tượng, thí dụ như Anne Morgan Spalter với tác phẩm “Sky of Dubai” (Trời Dubai, 2013), có ba bản tất cả, giá 5.500 USD — là video quay từ trực thăng rừng nhà chọc trời của Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất với các thủ thuật biến dạng về địa hình và biến dạng kiểu kính vạn hoa…

Anne Morgan Spalter, “Sky of Dubai,” 2012

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả